Yemen trượt sâu vào bất ổn

Khủng hoảng chính trị đang biến Yemen trở thành "đất hứa" cho các tổ chức khủng bố trong khu vực, đồng thời đặt ra nhiều khó khăn cho cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ tại đây.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
yemen truot sau vao bat on Yemen quyết bảo vệ tuyến hàng hải quan trọng ở phía Nam Biển Đỏ
yemen truot sau vao bat on Đặc phái viên LHQ gặp Tổng thống Yemen

Liên tiếp các vụ đánh bom liều chết

Ngày 18/12, tại thành phố cảng Aden, miền Nam Yemen, đã xảy ra một vụ đánh bom liều chết nhằm vào đám đông binh sĩ khiến 49 binh sĩ thiệt mạng và hơn 39 binh sĩ khác bị thương. Tất cả các binh sĩ thiệt mạng là tân binh thuộc lực lượng an ninh đặc nhiệm tại tỉnh Aden.

Theo giới chức quân sự Yemen, kẻ đánh bom liều chết đã kích hoạt thiết bị nổ giữa đám đông binh sĩ đang tập trung để chờ lĩnh lương bên ngoài một căn cứ ở phía Đông Bắc Aden. Lực lượng an ninh Yemen đã phong tỏa khu vực hiện trường, trong khi xe cứu thương và xe cảnh sát đưa các binh sĩ thiệt mạng và bị thương đến các bệnh viện trong thành phố.

yemen truot sau vao bat on
Hiện trường vụ đánh bom ở căn cứ ở Aden, Yemen ngày 18/12. (Nguồn: Reuters)

Ngày 19/12, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã thừa nhận thực hiện vụ đánh bom liều chết này. Vụ tấn công trên xảy ra chưa đầy hai tuần sau khi một vụ đánh bom liều chết tương tự, do phiến quân IS ở Yemen tiến hành tại một căn cứ quân sự gần sân bay quốc tế Aden, khiến 50 binh sĩ thiệt mạng và hơn 40 người khác bị thương.

Thành phố cảng Aden là nơi đặt trụ sở của chính phủ Yemen. Tại đây đã xảy ra nhiều vụ đánh bom khủng bố và tấn công vũ trang nhằm vào các quan chức và lực lượng an ninh.

Bất ổn triền miên

Yemen là một quốc gia nhỏ với diện tích 527.970 km2 và có khoảng hơn 26 triệu dân. Cộng đồng dân cư Yemen bao người hồi giáo dòng Sunni (chiếm 55%) và dòng Shiite (chiếm 42%) cùng một số cộng đồng tôn giáo khác như Thiên chúa, Hindu và Do Thái.

Yemen là quốc gia duy nhất có tỉ lệ người Shiite và Sunni gần ngang nhau. Điều này cũng phần nào lý giải về tình trạng bất ổn của Yemen kéo dài suốt thập kỉ qua giữa Chính phủ Trung ương Yemen và người dân dòng Shiite ở miền Bắc, tiêu biểu là cuộc chiến giữa hai miền Bắc - Nam giữa thập niên 1990 và từ năm 2004 là cuộc xung đột giữa quân chính phủ và phe vũ trang Houthi.

yemen truot sau vao bat on
Các tay súng phiến quân Houthi ở Yemen. (Nguồn: Reuters)

Trong khi đó, xét về vị trí địa lý, Yemen là một trong những vùng đất chiến lược nối liền các bờ biển liền kề của vịnh Persic và bán đảo Ả rập. Khu vực này nằm dọc bên sườn phía Nam của Saudi Arabia và Oman, vốn là những khu vực bảo hộ sống còn của Mỹ. Nơi đây có tầm nhìn trực tiếp ra biển Bab el-Mandab, chia cắt giữa châu Á với châu Phi.

Eo biển Bab el-Mandab là nút thắt cổ chai giữa vùng sừng châu Phi và Trung Đông, nối liền Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương. Đây là tuyến thương mại quốc tế huyết mạch và cũng là vùng biển luôn chịu nạn hành hoành của hải tặc. Việc kiểm soát eo biển này từ lâu là một phần trong chiến lược của Mỹ nhằm kiểm soát nguồn cung cấp dầu mỏ từ Saudi Arabia đến các nước nhập khẩu lớn trên thế giới. Ngoài vị thế địa chính trị quan trọng, Yemen còn là một trong những nước có nguồn tài nguyên dầu mỏ phong phú. Vì vậy, Yemen cũng luôn là một miếng đất bị các thế lực nước ngoài liên tục nhòm ngó.

Tổng thống Ali Abdullah Saleh nắm quyền từ năm 1978 khi Yemen vẫn còn bị chia đôi. Năm 1990, khi hai miền Nam - Bắc thống nhất, ông Saleh tiếp tục được bầu làm Tổng thống qua các đợt tổng tuyển cử.

Tuy nhiên, dù là một quốc gia thống nhất, Yemen vẫn phải giải quyết những phong trào đòi ly khai. Ở miền Nam có Phong trào Nam Yemen của những người muốn đòi quay trở lại tình trạng Bắc - Nam như trước năm 1990. Ở Tây Bắc là lực lượng Houthi (thuộc bộ tộc Shiite) phát triển mạnh mẽ từ năm 2004 với mục tiêu chống lại chính quyền Trung ương.

Trong hơn 30 năm cầm quyền của Tổng thống Saleh, với nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ, Yemen là một quốc gia có thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình và là nước nghèo nhất trong 7 quốc gia nằm ở bán đảo Ả rập. Tình trạng phân hóa giàu nghèo ở mức cao với hơn một nửa dân số có thu nhập dưới 2 USD/ngày. Tỷ lệ thất nghiệp nhiều năm ở mức trên 30%. Không tự chủ được lương thực, Yemen nằm trong số 20 quốc gia hàng đầu thế giới phải nhập khẩu lúa mì. Đặc biệt là vấn nạn tham nhũng kéo dài nhiều năm nhưng không được khắc phục.

Những tồn tại này cùng với những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, giá cả lương thực không ngừng tăng lên và biểu tình lan rộng trước khả năng hiến pháp sửa đổi nhằm cho phép Tổng thống được nắm quyền trọn đời, đã góp phần tạo ra phong trào biểu tình chống chính phủ, yêu cầu Tổng thống Saleh từ chức. Xung đột đã nổ ra.

Điểm nóng an ninh tại Trung Đông

Trong một nỗ lực làm dịu tình hình, cách đây 5 năm, ngày 8/11/2011, các quan chức đảng Đại hội nhân dân toàn quốc (GPC) cầm quyền tại Yemen cho biết Sáng kiến giải quyết khủng hoảng do Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đề xuất sẽ được ký trong vài ngày sau đó.

Nhưng phải đến 3 tháng sau, ngày 27/2/2012, Tổng thống Saleh chấp nhận từ chức, chuyển giao quyền lực cho Phó Tổng thống Abedrabbo Mansour Hadi và thành lập một chính phủ do phe đối lập lãnh đạo, theo sáng kiến của GCC. Song sự ra đi của Tổng thống Saleh cũng không vãn hồi được hòa bình cho quốc gia nghèo nhất thế giới Ả rập này.

An ninh càng trở nên bất ổn sau khi lực lượng Houthi được sự hậu thuẫn của lực lượng trung thành với cựu Tổng thống Saleh chiếm giữ thủ đô Sanaa, sau đó tiến xuống miền Nam và kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ Yemen, buộc Tổng thống Hadi đương nhiệm phải sang lưu vong tại nước láng giềng Saudi Arabia.

Thậm chí, ngày 14/8 năm nay, Quốc hội Yemen cho phép một hội đồng điều hành đất nước do lực lượng Houthi lãnh đạo tuyên thệ nhậm chức. Hội đồng này đóng vai trò như một chính phủ đối đầu với chính quyền được cộng đồng quốc tế công nhận của Tổng thống Hadi.

Trong khi đó, để bảo vệ chính phủ của Tổng thống Hadi, liên quân do Saudi Arabia dẫn đầu đã tiến hành những cuộc không kích nhằm vào lực lượng Houthi do Iran hậu thuẫn.

yemen truot sau vao bat on
Cảnh đổ nát ở thủ đô Sanaa sau một trận không kích của liên quân Ả rập do Saudi Arabia dẫn đầu. (Nguồn: The Guardian)

Cuộc xung đột kéo dài gần hai năm qua ở Yemen đã khiến 6.900 người thiệt mạng và hơn 3 triệu người phải dời bỏ nhà cửa đi lánh nạn, trong khi hàng triệu người khác đang cần viện trợ khẩn cấp. Cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng trầm trọng.

Không chỉ có vậy, một số tổ chức khủng bố đã lợi dụng tình trạng bất ổn ở Yemen nói riêng và nhiều khu vực khác ở Trung Đông và Bắc Phi nói chung để tìm kiếm vũ khí, phát triển lực lượng, tiến hành các hoạt động khủng bố, tạo dựng hành lang an toàn cho mạng lưới của chúng.

Trong chuyến thăm Saudi Arabia tháng 8 vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã thảo luận với lãnh đạo các nước vùng Vịnh nhằm tìm giải pháp cho cuộc xung đột Yemen. Ông Kerry cảnh báo, cuộc xung đột kéo dài gần hai năm qua, trong đó Saudi Arabia đã thực hiện hàng nghìn cuộc không kích để hỗ trợ chính phủ lưu vong của Yemen, đã đi quá xa và cần phải chấm dứt. Trong chuyến công du này, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ đã tuyên bố sáng kiến hòa bình mới cho Yemen, theo đó, sẽ nhanh chóng thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc, rút các lực lượng khỏi thủ đô Sanaa và các khu vực khác, đồng thời chuyển tất cả vũ khí hạng nặng từ nhóm Houthi cùng các lực lượng đồng minh cho một bên thứ ba.

Với con số thương vong lên tới hàng nghìn người trong cuộc xung đột kéo dài gần hai năm qua, Yemen đang trở thành một điểm nóng đáng chú ý trên bản đồ an ninh khu vực. Tuy nhiên, việc tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng này tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường khi thực tế cuộc xung đột ở Yemen được cho là có sự can thiệp từ bên ngoài. Sự ủng hộ công khai của Saudi Arabia đối với chính phủ đương nhiệm Yemen và những cáo buộc về việc Iran hậu thuẫn lực lượng nổi dậy Houthi khiến tình hình trở nên phức tạp.

Các nhà phân tích cho rằng, chìa khóa an ninh ở Yemen thực sự nằm trong tay lực lượng nào vẫn là câu hỏi chưa có lời đáp. Nếu không thể tìm ra được giải pháp hòa bình, cuộc xung đột có thể khiến quốc gia này chìm sâu vào bất ổn.

yemen truot sau vao bat on Iran muốn thiết lập căn cứ hải quân ở Yemen và Syria

Ngày 26/11, Tham mưu trưởng Các Lực lượng Vũ trang Iran, Thiếu tướng Mohammad Hussain Baqari tuyên bố nước này cần có các căn cứ ...

yemen truot sau vao bat on Yemen: Giao tranh vẫn tiếp diễn bất chấp lệnh ngừng bắn

Ngày 22/10, liên minh quân sự Ả rập do Saudi Arabia đứng đầu và lực lượng Houthi do Iran hậu thuận tại Yemen đã cáo buộc ...

yemen truot sau vao bat on Yemen: Leo thang quân sự thổi bay nỗ lực hòa bình

“Bạo lực lại sinh ra bạo lực. Các cuộc xung đột đẫm máu vẫn đang tiếp tục, còn cộng đồng quốc tế không thể hành ...

Hàn Giang (theo Al-Monitor)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động