5 lần Triều Tiên thử hạt nhân và phản ứng của Mỹ

Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đều không mong đợi việc phải dùng đến biện pháp quân sự nếu Triều Tiên lại thử hạt nhân trong thời gian tới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
5 lan trieu tien thu hat nhan va phan ung cua my Triều Tiên đe dọa sẽ có chiến tranh hạt nhân với Mỹ
5 lan trieu tien thu hat nhan va phan ung cua my Triều Tiên đặt quân đội trong "tình trạng báo động cao nhất"

Trong mỗi vụ thử, Triều Tiên dường như đều nhằm vào dịp có chủ ý và phía Mỹ có phản ứng gay gắt. Điều gì sẽ xảy ra nếu Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ 6?

Tháng 10/2006

Giới phân tích xác định Triều Tiên thử hạt nhân lần đầu tiên, gây ra vụ nổ chưa đầy một kiloton hoặc tương đương khoảng 1.000 tấn thuốc nổ TNT, tức là chỉ bằng một phần nhỏ sức mạnh quả bom mà Mỹ thả xuống Nhật Bản vào cuối Thế chiến II.

Theo Washington Post, Mỹ coi thử nghiệm này là thất bại, nhưng đã triển khai những biện pháp trừng phạt nặng nề, kêu gọi không cho tất cả các thiết bị quân sự nhập khẩu vào Triều Tiên. Cuối cùng, Liên hợp quốc thông qua biện pháp đỡ gay gắt hơn, đặc biệt nhằm ngăn Triều Tiên mua thiết bị giúp mở rộng chương trình hạt nhân hoặc quân đội.

5 lan trieu tien thu hat nhan va phan ung cua my
Chấn động đo được tại Seoul khi Triều Tiên thử hạt nhân năm 2009.

Tháng 5/2009

Triều Tiên thử hạt nhân lần hai trong lòng đất. Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) ghi nhận chấn động 4,7 độ richter. Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ James R. Clapper Jr. sau đó công bố kết luận thử nghiệm này tạo ra vụ nổ sức mạnh 2 kiloton.

Tổng thống Barack Obama gọi vụ thử là "mối đe dọa nghiêm trọng", nhưng các quan chức quân sự nói đây là vấn đề ngoại giao, chứ không phải quân sự. Liên hợp quốc gia tăng trừng phạt Triều Tiên bằng cách cấm nước này nhập khẩu nhiều loại vũ khí.

Tháng 2/2013

Ông Kim Jong-un, khi đó mới lên nắm quyền, tiến hành vụ thử hạt nhân lần đầu tiên với tư cách nhà lãnh đạo Triều Tiên. Vụ này lớn hơn rất nhiều so với các vụ trước, với đánh giá sức mạnh của quả bom đã ở mức từ 6-7 kiloton.

Vụ thử trùng khớp với cuộc bầu cử quốc gia của Hàn Quốc và vào thời điểm Tổng thống Obama đọc thông điệp liên bang.

Đáp lại động thái trên, Mỹ triển khai thiết bị phòng thủ tên lửa và máy bay ném bom tàng hình có khả năng mang đầu đạn hạt nhân sang Hàn Quốc. Liên hợp quốc thắt chặt các biện pháp trừng phạt, đóng băng tài sản trợ giúp lãnh đạo Triều Tiên. Hàng hoá xa xỉ cũng nằm trong danh sách bị trừng phạt.

Tuy nhiên, ông Obama đã không tăng cường các bước tiếp theo, trong khi Trung Quốc vẫn tiếp tục cung cấp dầu và viện trợ cho Triều Tiên.

5 lan trieu tien thu hat nhan va phan ung cua my
Sơ đồ vị trí tiến hành và độ lớn của trận động đất do các vụ thử hạt nhân của Triều Tiên gây ra. (Nguồn: NY Times)

Tháng 1/2016

Triều Tiên tuyên bố tiến hành thử hạt nhân lần thứ tư, với quả bom nằm sâu trong lòng đất. Trên đài truyền hình quốc gia, ông Kim Jong-un nói vụ nổ xảy ra từ một quả bom hydro thu nhỏ và gọi đó là "thành công ngoạn mục". Tuy nhiên, các nhà quan sát độc lập không thể xác nhận vụ thử đã xảy ra.

Sau đó, Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật cho phép chính quyền phạt các cá nhân nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hoá và tiền sang Triều Tiên. Liên hợp quốc cũng thông qua nghị quyết cấm Triều Tiên thực hiện "các vụ phóng thử có sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo".

Obama và các đồng minh của Mỹ ở Thái Bình Dương tiếp tục thảo luận về hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD). Ông đã bác bỏ đề xuất của Triều Tiên là xóa bỏ hệ thống này để đổi lấy việc nước này sẽ không tiến hành thử hạt nhân.

Tháng 9/2016

Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ năm, gây chấn động 5,3 độ richter, đi kèm vụ nổ khoảng 10 kiloton. Washington Post dẫn lời giới chức nói sức mạnh của vụ nổ tương đương với 2 quả bom hạt nhân rơi xuống Hiroshima và Nagasaki và mạnh gấp 10 lần so với những gì mà nước này có thể làm được một thập kỷ trước đó. Trong khi đó, BBC dẫn phân tích của giới chuyên gia cho rằng vụ nổ mạnh tương đương từ 10-30 kiloton và là vụ thử hạt nhân mạnh nhất của Triều Tiên.

"Mỹ không và sẽ không bao giờ, chấp nhận Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân", ông Obama phát biểu tại Hàn Quốc sau đó. Trung Quốc, nước có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an, lần này đã tham gia nghị quyết lên án mạnh mẽ vụ thử. Bắc Kinh cũng đồng ý cấm nhập khẩu than của Triều Tiên, gây tác động nặng nề đến kinh tế Triều Tiên.

Triều Tiên sẽ thử hạt nhân lần thứ 6?

"Nếu ông Kim Jong-un tiến hành vụ thử hạt nhân lần 6, thì rất có thể là các nước nòng cốt - Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản - sẽ gia tăng trừng phạt và Liên hợp quốc ra nghị quyết nữa lên án Triều Tiên", John Park, chuyên gia phân tích an ninh châu Á của Trường Harvard Kennedy, nói với CNBC.

Tuy nhiên, tình hình có thể nghiêm trọng hơn nếu ông Kim phóng tên lửa đạn đạo tầm xa mà được xác định sẽ đi theo quỹ đạo hướng tới Nhật Bản hoặc lãnh thổ Mỹ.

"Khả năng là khi đó, nhóm tàu sân bay Carl Vinson USS sẽ xung trận", ông Park nói, đề cập đến hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis được lắp đặt trên hai tàu khu trục và một tàu tuần dương hộ tống Vinson vừa được Mỹ triển khai đến khu vực.

Theo ông Park, "Nhật Bản đã phái các tàu hải quân được trang bị hệ thống này gia nhập nhóm tàu sân bay. Theo kịch bản này, khả năng như vậy là cao nhất đối với một hành động gây hấn. Các tàu chiến Mỹ và hải quân Nhật có thể sẽ đánh chặn các tên lửa đạn đạo của Triều Tiên".

Dường như kịch bản này là điều Mỹ - Trung - Nhật - Hàn không mong muốn.

5 lan trieu tien thu hat nhan va phan ung cua my Triều Tiên có nhận được thông điệp từ Mỹ?

Thái độ quyết đoán của Tổng thống Mỹ Donald Trump và sự khó lường của chính quyền Bình Nhưỡng đang khiến tình hình bán đảo Triều Tiên diễn biến phức tạp. 

5 lan trieu tien thu hat nhan va phan ung cua my Mỹ không cân nhắc hành động quân sự với Triều Tiên

Ngày 16/4, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ, Tướng H.R. McMaster cho biết, Washington cùng với các đồng minh và Trung Quốc đang xem ...

5 lan trieu tien thu hat nhan va phan ung cua my Hàn Quốc họp khẩn sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên

Ngày 16/4, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết Ủy ban thường trực Hội đồng An ninh Quốc gia nước này sẽ tổ chức ...

(theo Zing.vn)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên

Đọc thêm

Bài tarot hôm nay 27/4/2024: Điều gì đang cản trở con đường đi tới thành công của bạn?

Bài tarot hôm nay 27/4/2024: Điều gì đang cản trở con đường đi tới thành công của bạn?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá điều gì đang cản trở con đường đi tới thành công của bạn nhé!
Nhận định bóng đá, soi kèo U23 Iraq vs U23 Việt Nam, 00h30 ngày 27/4 - Tứ kết U23 châu Á 2024

Nhận định bóng đá, soi kèo U23 Iraq vs U23 Việt Nam, 00h30 ngày 27/4 - Tứ kết U23 châu Á 2024

Nhận định trận đấu, soi kèo U23 Iraq vs U23 Việt Nam tại vòng tứ kết U23 châu Á 2024 được diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4.
Phim Lật mặt 7 là phim loại K: Bao nhiêu tuổi được xem phim Lật mặt 7?

Phim Lật mặt 7 là phim loại K: Bao nhiêu tuổi được xem phim Lật mặt 7?

Tôi được biết phim Lật mặt 7 là phim loại K, vậy thì phim loại K là phim gì và bao nhiêu tuổi mới được xem phim Lật mặt 7? ...
Nhận định, soi kèo MU vs Burnley, 21h00 ngày 27/4 - Vòng 35 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo MU vs Burnley, 21h00 ngày 27/4 - Vòng 35 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo MU vs Burnley tại vòng 35 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4.
Bạn gái người mẫu Laura Celia Valk tâm sự về Jude Bellingham của Real Madrid

Bạn gái người mẫu Laura Celia Valk tâm sự về Jude Bellingham của Real Madrid

Truyền thông Anh cho biết, tiền vệ trẻ của Real Madrid đang nổi Jude Bellingham yêu người mẫu Hà Lan hơn 5 tuổi Laura Celia Valk.
Xe điện Mazda EZ-6 chính thức ra mắt, thay thế Mazda 6 tại Trung Quốc

Xe điện Mazda EZ-6 chính thức ra mắt, thay thế Mazda 6 tại Trung Quốc

Hãng xe Nhật Bản chính thức ra mắt Mazda EZ-6 tại Triển lãm Ô tô Bắc Kinh 2024, mẫu xe điện này sẽ thay thế Mazda 6 tại thị trường ...
Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên đã thị sát buổi thử nghiệm bệ phóng tên lửa phóng loạt cỡ nòng 240 mm do Xí nghiệp công nghiệp quốc phòng sản xuất.
Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Hamas sẽ chấp nhận một nhà nước Palestine có chủ quyền hoàn toàn ở Bờ Tây và Dải Gaza dọc theo đường biên giới trước năm 1967.
Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn nữa kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022.
Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Hội đồng chuyển tiếp Haiti tuyên thệ nhậm chức tại Cung điện quốc gia ở thủ đô Port-au-Prince, đánh dấu bước khởi đầu của quá trình chuyển đổi.
Tình hình Ukraine: Mỹ nói về việc cử 'cố vấn quân sự', một nước NATO khẳng định liên minh sắp thành 'bên tham gia tích cực trong xung đột'

Tình hình Ukraine: Mỹ nói về việc cử 'cố vấn quân sự', một nước NATO khẳng định liên minh sắp thành 'bên tham gia tích cực trong xung đột'

Mỹ không có ý định tiến hành các hoạt động chiến đấu bên trong Ukraine và các lực lượng này sẽ không có mặt ở bất kỳ đâu gần tiền tuyến.
Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Houthi lại tấn công tàu Mỹ và Israel, Meta bị kiện tại Nhật Bản, cháy khách sạn ở Ấn Độ, Mỹ cam kết hạt nhân với Nhật Bản và Hàn Quốc…
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động