Giải pháp chính trị nào cho Mosul?

Không phải là các bên không có chiến lược tái thiết Mosul, vấn đề là họ có quá nhiều lựa chọn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
giai phap chinh tri nao cho mosul Iraq: Chiến dịch tái chiếm Mosul gặp trở ngại
giai phap chinh tri nao cho mosul Quân đội Iraq tiêu diệt hàng trăm tay súng IS

Khó đạt đồng thuận

Trong bối cảnh chiến dịch tấn công Mosul đang được các lực lượng Iraq triển khai cấp tập, dư luận chủ yếu tập trung nói về số phận của phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) sau khi bị đánh bật khỏi “thành trì” này. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất của chiến dịch quân sự này lại chưa được làm rõ: điều gì sẽ xảy ra nếu các lực lượng Iraq giành chiến thắng, song sau đó lại không thể đạt đồng thuận chính trị? Tình hình thực tế hiện nay cho thấy kịch bản này thực sự đáng lo ngại.

giai phap chinh tri nao cho mosul
Các binh sĩ Iraq ở ngoại ô Mosul, ngày 17/10. (Nguồn: UPI)

Cuộc chiến ở Mosul được nhìn nhận khác nhau tùy theo góc độ quân sự hay chính trị. Đối với những người chỉ quan tâm đến việc giành thắng lợi quân sự trước IS, họ tập trung vào việc xây dựng lực lượng, trong đó chủ lực là quân đội chính phủ Iraq - dưới sự điều hành của Thủ tướng Haider al-Abadi. Tuy nhiên, tham gia chiến dịch giải phóng Mosul lần này còn có các dân quân bán vũ trang người Shiite, lực lượng binh sĩ người Kurd (Peshmerga), những tay súng thuộc các bộ lạc người Sunni… tạo thành một “liên minh” phức tạp về quan điểm và lợi ích. Bên cạnh đó, quân đội Iran, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng hỗ trợ chiến dịch Mosul ở trên không và trên bộ.

Mặc dù cuộc tấn công vào Mosul là chiến dịch triển khai quân đội lớn nhất của chính phủ Iraq từ năm 2003 đến nay, song đây được dự báo sẽ là cuộc chiến lâu dài và khó khăn. Cho đến nay, các lực lượng Iraq mới chỉ tái chiếm các làng mạc không người sinh sống ở ngoại vi Mosul, bởi lẽ việc tiếp cận thành phố đặt ra rất nhiều khó khăn. Các chiến binh IS, vốn đã chuẩn bị cho trận chiến này trong suốt 2 năm qua, đang muốn dùng dân thường làm lá chắn bởi chúng biết rằng, quân đội Iraq không muốn gây thương vong cho những người vô tội cũng như không muốn khoét sâu mâu thuẫn giáo phái (quân đội Iraq chủ yếu là người Shiite, trong khi người dân Mosul lại là người Sunni).

Ước tính các lực lượng Iraq tham gia giải phóng Mosul lên tới 60.000 binh sĩ. Trong khi đó, các tay súng IS ở bên trong thành phố chỉ có khoảng 6.000 người.

Có thể nói, trong trường hợp quân đội Iraq giành chiến thắng trước IS, họ có thể tái kiểm soát và điều hành thành phố này. Tuy nhiên, các tay súng khủng bố chưa hẳn sẽ bị loại bỏ hoàn toàn khỏi Mosul. Chúng có thể sẽ chuyển sang hình thức hoạt động ngầm và trở thành một phong trào nổi dậy, giống như al-Qaeda từng làm ở Iraq sau khi tổ chức này bị liên quân Iraq - Mỹ đánh bại hồi năm 2008. Vì vậy, một chiến thắng quân sự ở Mosul có thể loại bỏ vai trò lãnh đạo của IS ở thành phố này, khôi phục hoạt động của các cơ quan nhà nước và các dịch vụ công, song có thể sẽ không chấm dứt hoàn toàn được bạo lực.

giai phap chinh tri nao cho mosul
Binh sĩ người Kurd trấn giữ một vị trí chiến đấu ở làng Khazir, ngoại ô Mosul. (Nguồn: AP)

Đặc biệt, những lực lượng đang cùng nhau chống IS lại đang mơ hồ về hệ quả chính trị của chiến thắng. Liệu lực lượng nào sẽ cầm trịch trong tiến trình chuyển tiếp của Mosul? Hệ thống chính quyền mới nên được triển khai ra sao? Làm thế nào để người dân Mosul, vốn ít chịu ảnh hưởng của chính quyền trung ương, chấp nhận các chính sách mới của Baghdad? Điều này rất dễ dẫn đến một kịch bản là các lực lượng đồng minh quay ra chĩa súng vào nhau, chỉ vì không thể đạt đồng thuận về chiến lược “hậu chiến thắng”.

Quá nhiều lựa chọn

Không phải là các bên không có chiến lược tái thiết Mosul, vấn đề là họ có quá nhiều lựa chọn. Mỗi bên đều muốn đạt được những lợi ích chính trị về cho phe mình, và không muốn nhượng bộ các phe phái khác.

Ngày 7/10, trong buổi thông báo nội bộ tại Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Brett McGurk - cố vấn đặc biệt của Tổng thống Mỹ phụ trách liên minh quốc tế chống IS, nhận định dù các bên có quan điểm chính trị khác nhau về tương lai Mosul, ưu tiên hàng đầu của họ hiện nay vẫn là đánh bại IS, giải phóng Mosul. Dù vậy, theo ông McGurk, những mâu thuẫn chính trị giữa các lực lượng tham gia chiến dịch tấn công IS sẽ ảnh hưởng đến chiến thuật và hiệu quả tác chiến của liên quân.

giai phap chinh tri nao cho mosul
Một binh sĩ người Kurd kiểm tra lối vào một đường hầm IS xây dựng ở thị trấn Badana, phía Đông Mosul, nơi vừa được giải phóng. (Nguồn: AP)

Cư dân của Mosul nhìn chung là đa sắc tộc và đa giáo phái, không đồng nhất như các thành phố khác của Iraq như Fallujah, Ramadi hay Tikrit. Thực tế này có thể khiến cho việc hòa giải giữa các cộng đồng dân cư sau xung đột thêm phần khó khăn, thậm chí có thể phá hỏng các giải pháp chính trị.

Trước hàng loạt vấn đề chính trị chưa được giải quyết ở Mosul nói riêng và khu vực miền Bắc Iraq nói chung, các lực lượng đang đứng chung một chiến tuyến chống IS khó có thể đạt được đồng thuận trong một sớm một chiều. Nếu các bên không có một thỏa thuận chính trị toàn diện thì chiến thắng quân sự ở Mosul chỉ là một giải pháp trong ngắn hạn, không thể giải quyết tận gốc những mâu thuẫn chính trị tồn tại từ năm 2003 đến nay. Điều này cũng có thể tạo điều kiện cho “bóng ma” IS sớm quay trở lại. Trong bối cảnh đó, lãnh đạo các phe phái tại Iraq cần dành ưu tiên cho tương lai của Mosul và người dân của thành phố này lên trên những tham vọng chính trị của phe nhóm mình.

Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định: "Cuộc chiến ở Mosul sẽ rất khó khăn nhưng tôi chắc rằng, IS sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn trong thành phố và đây sẽ là cơ sở để tiêu diệt hoàn toàn khủng bố ở khu vực". 

Trong khi đó, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova cảnh báo chiến dịch giải phóng Mosul có thể trở thành một thảm họa nhân đạo, bởi một phần dân thường bị trúng đạn và nhiều người không có chỗ để di tản.

giai phap chinh tri nao cho mosul Iraq từ chối để Thổ Nhĩ Kỳ tham gia chiến dịch giải phóng Mosul

Ngày 22/10, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi đã từ chối lời đề nghị từ phía Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ về việc để nước này ...

giai phap chinh tri nao cho mosul IS giữ 550 gia đình làm lá chắn sống ở Mosul

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã bắt giữ 550 gia đình xung quanh thành phố Mosul của Iraq để làm lá ...

giai phap chinh tri nao cho mosul Mosul - trận chiến then chốt để tiêu diệt IS

Chiến dịch giải phóng Mosul được nhận định là “chìa khóa” để đánh bại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và được ...

Quang Chinh (theo Chatham House)

Bài viết cùng chủ đề

Tổng tấn công IS ở Mosul

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/4/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/4/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 27/4. Lịch âm hôm nay 27/4/2024? Âm lịch hôm nay 27/4. Lịch vạn niên 27/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
ASEAN và Anh ra mắt chương trình kinh tế hội nhập

ASEAN và Anh ra mắt chương trình kinh tế hội nhập

Ngày 25/4, Phái đoàn Anh tại ASEAN và Ban Thư ký ASEAN đã khởi động Chương trình Hội nhập Kinh tế ASEAN - Anh (EIP) tại Jakarta, Indonesia.
Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Hamas sẽ chấp nhận một nhà nước Palestine có chủ quyền hoàn toàn ở Bờ Tây và Dải Gaza dọc theo đường biên giới trước năm 1967.
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 27/4/2024: Tuổi Tỵ lao động chăm chỉ

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 27/4/2024: Tuổi Tỵ lao động chăm chỉ

Xem tử vi 27/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 27/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Apple gỡ bỏ loạt ứng dụng nhắn tin hàng đầu tại Trung Quốc

Apple gỡ bỏ loạt ứng dụng nhắn tin hàng đầu tại Trung Quốc

Apple vừa gỡ bỏ các ứng dụng nhắn tin nước ngoài như Telegram, Signal, WhatsApp và mạng xã hội Threads của Meta Platforms khỏi App Store theo yêu cầu của ...
Việt Nam-Ai Cập trao đổi về mô hình tổ chức bộ máy

Việt Nam-Ai Cập trao đổi về mô hình tổ chức bộ máy

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa thăm Ai Cập và hội kiến Bộ trưởng Bộ Phát triển địa phương Ai Cập Hisham Abdel Ghani Abdulaziz Amna.
Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Hamas sẽ chấp nhận một nhà nước Palestine có chủ quyền hoàn toàn ở Bờ Tây và Dải Gaza dọc theo đường biên giới trước năm 1967.
Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn nữa kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022.
Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Hội đồng chuyển tiếp Haiti tuyên thệ nhậm chức tại Cung điện quốc gia ở thủ đô Port-au-Prince, đánh dấu bước khởi đầu của quá trình chuyển đổi.
Tình hình Ukraine: Mỹ nói về việc cử 'cố vấn quân sự', một nước NATO khẳng định liên minh sắp thành 'bên tham gia tích cực trong xung đột'

Tình hình Ukraine: Mỹ nói về việc cử 'cố vấn quân sự', một nước NATO khẳng định liên minh sắp thành 'bên tham gia tích cực trong xung đột'

Mỹ không có ý định tiến hành các hoạt động chiến đấu bên trong Ukraine và các lực lượng này sẽ không có mặt ở bất kỳ đâu gần tiền tuyến.
Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Houthi lại tấn công tàu Mỹ và Israel, Meta bị kiện tại Nhật Bản, cháy khách sạn ở Ấn Độ, Mỹ cam kết hạt nhân với Nhật Bản và Hàn Quốc…
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động