“Hành động Hướng Đông” – cách tiếp cận của Ấn Độ với cục diện mới

Mỗi quốc gia khác nhau thì có cách tiếp cận riêng của mình đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng như sự thay đổi trong cục diện khu vực. “Hành động Hướng Đông” chính là cách tiếp cận của Ấn Độ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hanh dong huong dong cach tiep can cua an do voi cuc dien moi Thủ tướng Modi quyết đưa Ấn Độ thành đất nước không tham nhũng
hanh dong huong dong cach tiep can cua an do voi cuc dien moi Thủ tướng Modi trở thành biểu tượng du lịch Ấn Độ

Đó là khẳng định của ông Shivshankar Menon, nguyên Cố vấn an ninh Quốc gia, nguyên Bí thư đối ngoại Ấn Độ khi trả lời phỏng vấn với DNA ngày 23/12. 

Nhà ngoại giao hàng đầu Ấn Độ này nghỉ hưu năm 2014 và từng xuất bản cuốn sách "Choices-Inside the Making of India’s Foreign Policy" (tạm dịch: Lựa chọn - Bên trong việc xây dựng chính sách đối ngoại Ấn Độ). Cuốn sách đúc kết từ những trải nghiệm ngoại giao của ông trong nhiều năm và cho thấy một cái nhìn độc đáo về chính sách đối ngoại của Ấn Độ.

hanh dong huong dong cach tiep can cua an do voi cuc dien moi
Ông Shivshankar Menon. (Nguồn: DNA)

Cuốn sách của ông nói về những “sự lựa chọn” và sự tiếp nối ấn tượng trong chính sách đối ngoại dưới ba thời Thủ tướng bao gồm Thủ tướng Narasimha Rao, Atal Bihari Vajpayee và Manmohan Singh. Theo ông, những chính sách đối ngoại đó liệu còn đang được tiếp tục, cũng như sự cần thiết của nó?

Tôi nghĩ rằng cả ba Thủ tướng trên đều có điểm đồng trong cách tiếp cận đối ngoại. Mục tiêu của các vị lãnh đạo này là đổi mới đất nước để Ấn Độ trở thành một quốc gia hiện đại.

Do vậy, cả ba Thủ tướng đều nỗ lực nắm bắt xu hướng toàn cầu hóa, mở cửa thị trường, thương mại và đẩy mạnh hoạt động kinh tế quốc tế. Hiện nay, bối cảnh quốc tế có phần thay đổi nhưng trên thực tế những nguyên tắc cơ bản của chính sách đối ngoại Ấn Độ vẫn không thay đổi. Ấn Độ vẫn có những chính sách nhất quán với các nước như Trung Quốc, Mỹ, Nga hay Pakistan.

Mặc dù vậy, bởi bối cảnh quốc tế thay đổi nên kết quả trong các cặp quan hệ giữa Ấn Độ và các nước có phần khác nhau. Cụ thể, quan hệ Ấn – Trung cũng có đôi chút căng thẳng, quan hệ Ấn – Pakistan còn những vấn đề phức tạp. Có thể nói, cách hành xử của một số nước với Ấn Độ đã thay đổi, vì vậy, tôi không nghĩ rằng chúng ta có thể tiếp tục duy trì trọn vẹn những chính sách trước đây.

Gần đây, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã tuyên bố rằng chính quyền của ông sẽ không chấp nhận Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Điều này cũng có thể hiểu là Mỹ sẽ từ bỏ chính sách Xoay trục về châu Á – chính sách coi Ấn Độ là một trọng tâm. Kịch bản này sẽ tác động như thế nào tới lợi ích của Ấn Độ, thưa ông?

Tỷ phú Donald Trump sắp trở thành ông chủ Nhà Trắng với cam kết sẽ “thu mình” với phần còn lại của thế giới. Có thể nói, ông ấy theo xu hướng chống lại toàn cầu hóa.

Ông ấy luôn nói rằng sẽ không ủng hộ TPP nhưng còn quá sớm để kết luận bất cứ một điều gì. Các nhà chính trị gia thường ít khi hiện thực hóa những gì họ hứa hẹn trong tranh cử, vì vậy, chúng ta hãy cứ chờ đợi câu trả lời ở phía trước.

Như bao quốc gia Đông Á khác, Ấn Độ cần một môi trường hòa bình và quan hệ đối tác kinh tế tốt với Trung Quốc, vậy tại sao Ấn Độ lại quan tâm tới vấn đề Biển Đông?

Tôi không nghĩ rằng chúng tôi đang trong thế đối đầu ở vấn đề này. Vài năm trước, Ấn Độ đã đề xuất Trung Quốc tham gia một cuộc đối thoại về an ninh biển và đã chia sẻ những lợi ích của Ấn Độ tại Biển Đông cũng như quan điểm về sự hiện diện của của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương. Trung Quốc cũng quan tâm tới vấn đề tự do hàng hải tại Ấn Độ Dương.

Mỗi quốc gia khác nhau thì có cách tiếp cận riêng của mình đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng như sự thay đổi trong cục diện khu vực. Đối với Ấn Độ, chính sách “Hướng Đông”, nay đã chuyển thành chính sách “Hành động Hướng Đông” chính là cách tiếp cận của chúng tôi.

Ấn Độ đã phát triển từ nền kinh tế thứ 10 thế giới trở thành nền kinh tế thứ 3 thế giới. Chúng tôi có lợi ích từ những xu hướng vận động chung của thế giới. Chúng tôi nắm bắt tốt toàn cầu hóa và chúng tôi là những nhà cải cách tài ba. Tôi không khẳng định thế giới hiện tại mà chúng ta đang sống là hoàn hảo và lý tưởng nhưng Ấn Độ đã có thể phát triển tốt trong thế giới đó.

hanh dong huong dong cach tiep can cua an do voi cuc dien moi
Ấn Độ được coi là ngôi sao sáng của kinh tế thế giới. (Nguồn: narendramodi.in)

Càng ngày càng có xu hướng chính sách đối ngoại được hoạch định dựa trên cơ sở các vấn đề chính trị nội bộ trong nước. Phải chăng đây là một hướng đi có thể lâu dài và đạt được một chính sách đối ngoại hiệu quả?

Có thể nói rằng chính sách đối ngoại luôn luôn là một phần của chính trị nội bộ ở Ấn Độ. Chính sách của Ấn Độ với Pakistan là một điểm nhấn cho quan điểm trên. Tuy nhiên hiện nay, việc đưa ra chính sách đối ngoại dựa trên những vấn đề chính trị nội bộ là một xu hướng đáng lo ngại.

Tôi cho rằng, chúng ta cần phải gắn chính sách đối ngoại với những lợi ích của Ấn Độ mà không phải là lợi ích của bất cứ đảng phái chính trị hay quan tâm của cá nhân một nhà lãnh đạo nào. Đó là lý do tôi đề cập tới một ví dụ khi Ấn Độ thỏa thuận vấn đề biên giới với Trung Quốc. Thời nguyên Thủ tướng Narasimha Rao, ông đã khăng khăng nói chuyện với tất cả các lãnh đạo đảng đối lập và phải thông qua các cuộc đối thoại về vấn đề biên giới với Trung Quốc. Tôi cho rằng, chúng ta đang bảo vệ lợi ích cho đất nước Ấn Độ chứ không phải lợi ích của Thủ tướng hay Đảng Quốc đại. Thảo luận và đối thoại nội bộ là cần thiết nhưng tôi không nghĩ rằng chúng ta nên thực hiện chính sách đối ngoại dựa trên cơ sở các vấn đề chính trị trong nước.

Xin cảm ơn ông!

hanh dong huong dong cach tiep can cua an do voi cuc dien moi Thủ tướng Modi thăm Việt Nam: trang mới trong hợp tác Việt - Ấn

Nhân dịp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sắp thăm Việt Nam và hướng tới kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại ...

hanh dong huong dong cach tiep can cua an do voi cuc dien moi Thủ tướng Modi sẽ thăm chính thức Việt Nam

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng nước Cộng hòa Ấn Độ Narendra Modi sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ...

hanh dong huong dong cach tiep can cua an do voi cuc dien moi Thủ tướng Modi lại… selfie

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tiếp tục thực hiện phong cách “ngoại giao selfie” của mình khi đến thăm Thánh đường Hồi giáo Sheikh ...

Thu Hiền (theo DNA)

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam kêu gọi chấm dứt leo thang căng thẳng Trung Đông

Việt Nam kêu gọi chấm dứt leo thang căng thẳng Trung Đông

Việt Nam ủng hộ mọi nỗ lực hòa giải hướng tới một giải pháp bền vững, lâu dài cho cuộc xung đột đang diễn ra và tiến trình hòa bình ...
Việt Nam đề cao việc huy động, sử dụng và quản lý tài chính cho phát triển bền vững tại diễn đàn Liên hợp quốc

Việt Nam đề cao việc huy động, sử dụng và quản lý tài chính cho phát triển bền vững tại diễn đàn Liên hợp quốc

Đại diện Việt Nam khẳng định nguồn vốn nhà nước và nguồn lực tư nhân cùng đóng vai trò trong việc đáp ứng nhu cầu tài chính cho thực hiện ...
Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Lễ hội Hoa phượng đỏ với chủ đề: “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” sẽ diễn ra vào ngày 11/5, hứa hẹn mang đến chuỗi sự kiện hấp ...
Con gái 13 tuổi được khen là bản sao nhan sắc của diễn viên Nicole Kidman

Con gái 13 tuổi được khen là bản sao nhan sắc của diễn viên Nicole Kidman

Faith gây ấn tượng ở sân bay với gương mặt thanh tú, làn da trắng sứ, gợi nhớ hình ảnh thời trẻ của minh tinh Nicole Kidman.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía ...
Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên đã thị sát buổi thử nghiệm bệ phóng tên lửa phóng loạt cỡ nòng 240 mm do Xí nghiệp công nghiệp quốc phòng sản xuất.
Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên đã thị sát buổi thử nghiệm bệ phóng tên lửa phóng loạt cỡ nòng 240 mm do Xí nghiệp công nghiệp quốc phòng sản xuất.
Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Hamas sẽ chấp nhận một nhà nước Palestine có chủ quyền hoàn toàn ở Bờ Tây và Dải Gaza dọc theo đường biên giới trước năm 1967.
Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn nữa kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022.
Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Hội đồng chuyển tiếp Haiti tuyên thệ nhậm chức tại Cung điện quốc gia ở thủ đô Port-au-Prince, đánh dấu bước khởi đầu của quá trình chuyển đổi.
Tình hình Ukraine: Mỹ nói về việc cử 'cố vấn quân sự', một nước NATO khẳng định liên minh sắp thành 'bên tham gia tích cực trong xung đột'

Tình hình Ukraine: Mỹ nói về việc cử 'cố vấn quân sự', một nước NATO khẳng định liên minh sắp thành 'bên tham gia tích cực trong xung đột'

Mỹ không có ý định tiến hành các hoạt động chiến đấu bên trong Ukraine và các lực lượng này sẽ không có mặt ở bất kỳ đâu gần tiền tuyến.
Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Houthi lại tấn công tàu Mỹ và Israel, Meta bị kiện tại Nhật Bản, cháy khách sạn ở Ấn Độ, Mỹ cam kết hạt nhân với Nhật Bản và Hàn Quốc…
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động