Thăm tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Mỹ

Ngay từ những năm 50 của thế kỷ trước, khi cuộc chạy đua vũ trang trong chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Mỹ được đẩy lên cao độ, thì Mỹ đã nghiên cứu thành công và cho ra đời chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên mang tên USS NAUTILUS (SSN 571). Sau 25 năm ngang dọc để thực hiện “chiến tranh lạnh dưới lòng biển”, tàu ngầm hạt nhân SSN 571 đã được cho“nghỉ hưu” vào năm 1986 và hiện được neo giữ trong Bảo tàng Tàu ngầm Mỹ (Submarine Force Museum) bên bờ sông Thame ở bang Connecticut.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tác giả bên Tàu SSN 571

Sự ra đời của con tàu NAUTILUS – chiếc tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên của loài người do Mỹ chế tạo dựa trên kết quả nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học và kỹ sư của Trung tâm nghiên cứu nguyên tử thuộc Trung tâm nghiên cứu hạt nhân hải quân của Ủy ban năng lượng nguyên tử Mỹ. Tháng 7 năm 1951, dưới sự cạnh tranh và chạy đua ngày càng khốc liệt giữa Liên Xô và Mỹ trong việc phát triển các loại vũ khí mới để giành ưu thế vượt trội trong chiến tranh Lạnh, Quốc hội Mỹ đã phê chuẩn kế hoạch nghiên cứu, thiết kế loại tàu ngầm thế hệ mới chạy bằng năng lượng hạt nhân và có thể mang nhiều tên lửa đầu tiên trên thế giới. Sự ra đời của tàu ngầm hạt nhân SSN 571 lúc đó đã làm “cán cân dưới lòng biển” nghiêng về phía Mỹ.

Năng lượng hạt nhân cộng với việc ứng dụng kỹ thuật thuỷ động lực học và thiết kế thân tàu kiểu điếu xì gà, tàu ngầm NAUTILUS đã làm nên cuộc cách mạng trong công nghệ đóng tàu ngầm của Mỹ. Tàu ngầm NAUTILUS của Mỹ lúc đó có thể di chuyển liên tục hàng tháng, dưới độ sâu hàng nghìn mét với tốc độ nhiều khi còn nhanh hơn những chiến hạm lướt trên mặt nước. Để hiện thực hóa kế hoạch bước ngoặt này, ngay trong tháng 12 năm đó (1951), Lực lượng Hải quân Mỹ đã lên một kế hoạch chi tiết và ra thông báo rằng chiếc tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của nước Mỹ sẽ bắt đầu được thực hiện vào ngày 14 tháng 6 năm 1952 và sẽ mang tên là NAUTILUS.

Lễ khởi công đóng con tàu lịch sử này sẽ được đích danh Tổng thống Harry S. Truman phát động tại căn cứ Electric Boat Shipyard trên sông Thame ở hạt Groton bang Connecticut. Sau 18 tháng thực hiện một cách tuyệt mật, NAUTILUS đã được Đệ nhất phu nhân nước Mỹ lúc đó là Mamie Eisenhower bật sâm banh hạ thủy ngày 21/1/1954. Tám tháng sau, ngày 30/9/1954, NAUTILUS trở thành tàu ngầm sử dụng năng lượng hạt nhân của lực lượng Hải quân Mỹ và cũng là chiếc tàu ngầm sử dụng năng lượng hạt nhân đầu tiên trên thế giới.

Vào ngày 23/7/1958, NAUTILUS được lệnh bí mật rời căn cứ Pearl Harbor ở Hawaii để tiến hành Chiến dịch "Operation Sunshine". Đây là chuyến đi xuyên Bắc cực đầu tiên được thực hiện bởi một chiếc tàu ngầm với 116 thủy thủ trên tàu mà trước đây, là một chuyến đi “bất khả thi” của lực lượng hải quân tất cả các nước. Âm thầm dưới lòng biển liên tục trong 6 năm liền, NAUTILUS tham gia nhiều phi vụ và đã đi qua khoảng 200,000 dặm (321.860 Km).

Đến tháng 1/1966, chiếc tàu lịch sử này đã đạt kỷ lục chưa từng có với 300,000 dặm lặn dưới lòng biển (khoảng 482.700 Km). Đến đầu năm 1979, NAUTILUS rời khỏi căn cứ Groton, Connecticut cho chuyến đi cuối cùng của mình đến căn cứ tàu ngầm khác của Mỹ là Mare Island ở Vallejo, California. Tàu NAUTILUS cập căn cứ này vào tháng 5/1979 – đây cũng là ngày lặn dưới đáy biển sâu cuối cùng của con tàu. Sau chuyến đi này, NAUTILUS được kéo quay trở lại nơi nó đã được hạ thủy ở Connecticut để “nghỉ hưu” vào ngày 3/3/1980 sau 25 năm âm thầm hoạt động trong lòng Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và cả Biển Bắc cực.

Với vai trò tiên phong trong thực nghiệm sử dụng năng lượng hạt nhân và việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dưới lòng biển trong suốt 25 năm, NAUTILUS đã được nước Mỹ vinh danh là biểu tượng sức mạnh của nước Mỹ (National Historic Landmark) vào năm 1982. Sau đó, tháng 6/1985, NAUTILUS đã được lai dắt trở về Groton, Connecticut – nơi nó được sinh ra. Đến ngày 11/4/1986, nhân kỷ niệm 86 năm ngày lực lượng tàu ngầm Mỹ ra đời, chiếc tàu ngầm lịch sử của nước Mỹ - NAUTILUS đã được trưng bày tại Bảo tàng của Lực lượng tàu ngầm Mỹ ở Connecticut cho khách du lịch mục sở thị báu vật và là niềm tự hào của lực lượng Hải quân Mỹ trong rất nhiều năm. Bảo tàng tàu ngầm Submarine Force Museum của Mỹ cũng là bảo tàng đầu tiên trên thế giới trưng bày về tàu ngầm.

Tại Bảo tàng, ngoài những chứng tích nói riêng của con tàu lịch sử NAUTILUS, chúng ta còn có thể tận mắt chứng kiến những bước phát triển rất nhanh chóng của lực lượng tàu ngầm của Hải quân Mỹ. Chúng ta có thể bước lên tàu như những thủy thủ oai hùng của con tàu lịch sử đã “vang bóng” một thời. Cũng tại Bảo tàng Submarine Force Museum này, chúng ta còn có thể cảm nhận được sức mạnh hiện tại và sức mạnh trong tương lai của lực lượng tàu ngầm nước Mỹ.

Đức Khải

Đoàn cán bộ trẻ Việt Nam đang theo học tại Connecticut College thăm Bảo tàng tàu ngầm ngày 12/7/2010
Người thăm quan được phát 1 thiết bị để khi đến phòng nào, nhấn vào nút tương xứng sẽ được giới thiệu về phòng đó như kiểu hướng dẫn viên du lịch.
Phòng ăn chung trên tàu
Tác giả với một cựu sỹ quan của Tàu SSN 571
Các thủy thủ trong phòng dưỡng áp
Các sỹ quan (mô hình) đang làm việc trên tàu SSN 571
Khu gường tầng của các thủy thủ tàu SSN 571

Lực lượng tàu ngầm của Mỹ hiện nay:

Số lượng tàu ngầm tấn công của Mỹ đã giảm từ 102 chiếc năm 1987 xuống chỉ còn 53 trong năm 2009. Theo nghiên cứu cơ cấu lực lượng tàu ngầm của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân (JCS) năm 1999 kết luận rằng số lượng tối ưu các tàu ngầm tấn công nhằm đáp ứng tất cả các yêu cầu thu thập tin tức và tác chiến của Mỹ sẽ là 68 chiếc SSN vào năm 2015 và 76 chiếc SSN vào năm 2025. Một lực lượng bao gồm 55 chiếc SSN vào năm 2015 và 62 chiếc vào năm 2025 sẽ tạo ra nguy cơ tương đối về an ninh. Hiện nay, hạm đội tàu ngầm của Mỹ đang bị dàn trải. Trong khi đó, theo kế hoạch mua sắm dài hạn của Hải quân Mỹ, số lượng SSN sẽ giảm xuống chỉ còn 48 chiếc trong giai đoạn 2022 và 2033 và xuống mức thấp nhất chỉ còn 41 chiếc vào những năm 2028-2029.

Đọc thêm

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 35 mùa giải 2023/24: West Ham vs Liverpool, MU vs Burnley, Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 35 mùa giải 2023/24: West Ham vs Liverpool, MU vs Burnley, Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh mùa giải 2023/2024: Lịch thi đấu vòng 35 Ngoại hạng Anh mùa giải 2023/2024, đầy đủ, nhanh và chính xác.
Còn bao nhiêu ngày nữa thi tốt nghiệp THPT năm 2024?

Còn bao nhiêu ngày nữa thi tốt nghiệp THPT năm 2024?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra vào ngày nào? Còn bao nhiêu ngày nữa thi tốt nghiệp THPT năm 2024? Mời độc giả tham khảo bài viết ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/4/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/4/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 27/4. Lịch âm hôm nay 27/4/2024? Âm lịch hôm nay 27/4. Lịch vạn niên 27/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
ASEAN và Anh ra mắt chương trình kinh tế hội nhập

ASEAN và Anh ra mắt chương trình kinh tế hội nhập

Ngày 25/4, Phái đoàn Anh tại ASEAN và Ban Thư ký ASEAN đã khởi động Chương trình Hội nhập Kinh tế ASEAN - Anh (EIP) tại Jakarta, Indonesia.
Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Hamas sẽ chấp nhận một nhà nước Palestine có chủ quyền hoàn toàn ở Bờ Tây và Dải Gaza dọc theo đường biên giới trước năm 1967.
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 27/4/2024: Tuổi Tỵ lao động chăm chỉ

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 27/4/2024: Tuổi Tỵ lao động chăm chỉ

Xem tử vi 27/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 27/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Hamas sẽ chấp nhận một nhà nước Palestine có chủ quyền hoàn toàn ở Bờ Tây và Dải Gaza dọc theo đường biên giới trước năm 1967.
Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn nữa kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022.
Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Hội đồng chuyển tiếp Haiti tuyên thệ nhậm chức tại Cung điện quốc gia ở thủ đô Port-au-Prince, đánh dấu bước khởi đầu của quá trình chuyển đổi.
Tình hình Ukraine: Mỹ nói về việc cử 'cố vấn quân sự', một nước NATO khẳng định liên minh sắp thành 'bên tham gia tích cực trong xung đột'

Tình hình Ukraine: Mỹ nói về việc cử 'cố vấn quân sự', một nước NATO khẳng định liên minh sắp thành 'bên tham gia tích cực trong xung đột'

Mỹ không có ý định tiến hành các hoạt động chiến đấu bên trong Ukraine và các lực lượng này sẽ không có mặt ở bất kỳ đâu gần tiền tuyến.
Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Houthi lại tấn công tàu Mỹ và Israel, Meta bị kiện tại Nhật Bản, cháy khách sạn ở Ấn Độ, Mỹ cam kết hạt nhân với Nhật Bản và Hàn Quốc…
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động