Thành công bước đầu sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Hàn

Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in từ khi nhậm chức và cuộc hội đàm của ông với người đồng cấp Mỹ Donald Trump vào ngày 29/6 vừa qua đã đặt ra nhiều câu hỏi về tiến triển của mối quan hệ Mỹ-Hàn khi hai nước đã là đồng minh toàn diện từ thời Chiến tranh Triều Tiên. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
thanh cong buoc dau sau hoi nghi thuong dinh my han Tổng thống Hàn Quốc kịch liệt lên án Triều Tiên phóng tên lửa
thanh cong buoc dau sau hoi nghi thuong dinh my han Hàn Quốc tuyên bố sẽ tiếp tục tiến hành tập trận chung với Mỹ

Tuần qua, hai nhà lãnh đạo vô cùng khác biệt đã có cuộc gặp tại hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa hai bên: Tổng thống Mỹ Donald Trump - người hứa hẹn chấm dứt những quy tắc chính trị truyền thống - đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in - một cựu luật sư nhân quyền giản dị, người thắng cử với lời hứa tạo dựng một xã hội bao dung hơn và loại trừ các tàn dư của chủ nghĩa độc tài.

Hợp tác chung tiếp tục giữ vững

thanh cong buoc dau sau hoi nghi thuong dinh my han
Trong chuyến thăm lần này, Tổng thống Moon đã được Nhà Trắng tiếp đón với nghi thức cao nhất. Điều này thể hiện tầm quan trọng chiến lược của đồng minh Hàn Quốc đối với Mỹ.

Sau cuộc gặp đầu tiên tại Washington trong tuần qua, hai nhà lãnh đạo đều đã nói về những điều tích cực và cam kết một mặt trận thống nhất với các kế hoạch nhằm vạch ra giải pháp chống lại các tham vọng hạt nhân của Triều Tiên.

Theo tuyên bố chung được đưa ra sau hội nghị thượng đỉnh ngày 30/6, ông Trump và ông Moon Jae-in “cam kết tiếp tục phối hợp chặt chẽ để đạt được mục tiêu chung đó là hoàn tất phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên qua phương thức hòa bình”. Hai nhà lãnh đạo cũng thể hiện cam kết “thực thi đầy đủ các biện pháp trừng phạt hiện hành và áp đặt các biện pháp mới để gây sức ép lớn nhất với Triều Tiên”.

Việc ký vào bản tuyên bố cứng rắn như vậy dường như trái ngược với lý lịch chính trị của Tổng thống Hàn Quốc. Ông Moon Jae-in bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình từ đầu những năm 2000 dưới thời Tổng thống Roh Moo-hyun. Dưới chính quyền Tổng thống Roh, Seoul đã thực thi chính sách Ánh Dương, theo đó cung cấp cho Triều Tiên viện trợ kinh tế vô điều kiện và tổ chức các cuộc họp và trao đổi văn hóa thường xuyên. Ý tưởng ở đây là việc xây dựng quan hệ giữa các chính phủ và lĩnh vực tư nhân, cùng trợ giúp tài chính sẽ thuyết phục Triều Tiên từ bỏ hạt nhân và gia nhập vào cộng đồng quốc tế.

Mối đe doạ ngày càng tăng từ Triều Tiên

Rõ ràng, chính sách Ánh Dương đã không mang lại hiệu quả, bởi Triều Tiên vẫn theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân. Khi ông Moon Jae-in lên nắm quyền hồi đầu năm 2017, ông đã thực thi di sản của chính sách Ánh Dương và những người ủng hộ ông mạnh mẽ nhất - dù không phải đa số người dân - đã hy vọng ông áp dụng cách tiếp cận hòa giải hơn trong chính sách với Triều Tiên.

Tuy nhiên, thực tế ở đây là việc áp dụng quan điểm mềm mỏng hơn với Triều Tiên ngày càng mang lại ít lợi ích chính trị ở Hàn Quốc. Trước đây, một bộ phận lớn người dân mong muốn hòa giải hai miền Triều Tiên, nhưng trước một loạt hành động khiêu khích không ngừng của Bình Nhưỡng trong những năm gần đây, và nhiều thách thức chính trị và kinh tế trong nước, người dân Hàn Quốc đã mất kiên nhẫn với nước láng giềng phương Bắc.

Trong lúc dư luận trong nước đã quá mệt mỏi với Triều Tiên, ông Moon Jae-in đã dễ dàng tìm kiếm quan điểm chung với ông Trump về cách thức đối phó với Bình Nhưỡng. Ông Trump đã rất kiên định trong quyết tâm ngăn chặn Triều Tiên đe dọa an ninh quốc gia Mỹ. Tháng 1/2017, sau khi Triều Tiên tuyên bố về tiến triển trong mục tiêu lâu dài của nước này là chế tạo tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có thể bắn tới Mỹ, ông Trump đã viết trên Twitter rằng “Điều đó sẽ không xảy ra!”.

“Người yêu chuộng hoà bình”

thanh cong buoc dau sau hoi nghi thuong dinh my han
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cùng phu nhân Kim Jung-sook tham dự sự kiện tại Bảo tàng Quốc gia Thủy quân Lục chiến ở Triangle bang Virginia ngày 28/6. (Nguồn: AP)

Mặc dù đối mặt với cuộc hội đàm đầy gai góc, nhưng ông Moon Jae-in đã thể hiện sự cân bằng khéo léo trong hội nghị thượng đỉnh tuần qua, với việc đạt được đồng thuận với ông Trump về việc áp dụng quan điểm cứng rắn trong khi vẫn thể hiện bản chất “người yêu chuộng hòa bình” với Triều Tiên.

Ông Moon Jae-in đã thành công trong việc đưa ra một bản tuyên bố chung cuối cùng có đề cập đến cách “Tổng thống Trump ủng hộ mong muốn của Tổng thống Moon Jae-in về việc tái khởi động đối thoại liên Triều” - điều quá đủ để ngăn chặn sự bất bình từ những người ủng hộ ông Moon Jae-in trong nước.

Ông Moon Jae-in cũng không muốn gây căng thẳng trong cuộc họp trực tiếp đầu tiên với ông Trump qua việc hối thúc Mỹ ủng hộ dứt khoát hơn việc can dự ngoại giao với Triều Tiên, bởi quan hệ Mỹ-Hàn vốn đang đối mặt với nhiều thách thức khác. Ví dụ như thương mại đang là một vấn đề đối với Mỹ. Ông Trump đã phá vỡ bầu không khí thân mật ở Washington với lời phàn nàn công khai về thỏa thuận thương mại tự do Mỹ-Hàn mà ông gọi là “không hẳn là một thỏa thuận tốt”.

Tuy nhiên, câu hỏi lớn hơn ở đây là Mỹ hay Hàn Quốc có ảnh hưởng đến đâu trong việc làm thay đổi hành vi của Triều Tiên. Trong lịch sử, Bình Nhưỡng đã phản kháng trước cả các biện pháp “cây gậy và củ cà rốt”. Hiện không có bằng chứng nào cho thấy họ có khuynh hướng từ bỏ chương trình hạt nhân.

Có khả năng các lệnh trừng phạt thắt chặt hơn sẽ cắt đứt mối liên hệ còn lại của Triều Tiên với hệ thống tài chính quốc tế. Cùng ngày diễn ra hội nghị thượng đỉnh Trump-Moon tại Washington, Bộ Tài chính Mỹ đã đưa ngân hàng Đan Đông (Trung Quốc) vào danh sách đen với cáo buộc làm ăn với Triều Tiên, đồng thời áp đặt lệnh trừng phạt với hai công dân Trung Quốc và một công ty vận chuyển nước này vì có liên hệ với chương trình vũ khí và hạt nhân của Triều Tiên.

Tóm lại, ông Moon Jae-in và ông Trump có thể được cho là đã thể hiện thành công trong hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của họ, với việc duy trì liên minh Mỹ-Hàn trong khi tránh được nguy cơ những người ủng hộ trở nên xa lánh họ. Một nhiệm vụ khó khăn hơn sẽ là làm thế nào để đạt được tiến triển trong việc giảm bớt những căng thẳng gây ra do chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

thanh cong buoc dau sau hoi nghi thuong dinh my han Mỹ, Hàn Quốc cam kết tiếp tục thúc đẩy quan hệ đồng minh

Ngày 30/6, Mỹ và Hàn Quốc đã ra một tuyên bố chung tổng kết những kết quả đạt được sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa ...

thanh cong buoc dau sau hoi nghi thuong dinh my han Lãnh đạo Mỹ-Hàn thảo luận về Triều Tiên

Thư ký báo chí Yoon Young-chan của Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết, tối 29/6 Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và người ...

thanh cong buoc dau sau hoi nghi thuong dinh my han Chuyến thăm hàn gắn quan hệ Mỹ - Hàn

Chuyến công du đầu tiên tới Mỹ trên cương vị tổng thống của nhà lãnh đạo Hàn Quốc Moon Jae-in trong hai ngày 29 - ...

Bảo Ngọc (theo Channel News Asia)

Xem nhiều

Đọc thêm

XSMT 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024. SXMT 27/4/2024

XSMT 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024. SXMT 27/4/2024

XSMT 27/4 - xổ số hôm nay 27/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 27/4/2024. Kết quả xổ số ngày 6 tháng 4. xổ số miền Trung thứ ...
XSMB 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. dự đoán XSMB 27/4/2024

XSMB 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. dự đoán XSMB 27/4/2024

XSMB 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 27/4/2024. xổ số hôm nay 27/4. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 7. SXMB 27/4. dự ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 27/4/2024: Bảo Bình hạnh phúc êm ấm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 27/4/2024: Bảo Bình hạnh phúc êm ấm

Tử vi hôm nay 27/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
XSBP 27/4, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 27/4/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 27/4, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 27/4/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay - XSBP 27/4/2024. Ket qua xo so Binh Phuoc. KQXSBP thứ 7. xổ số Bình Phước ngày ...
XSHCM 27/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 27/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 27/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 27/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 27/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/4/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/4/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 27/4. Lịch âm hôm nay 27/4/2024? Âm lịch hôm nay 27/4. Lịch vạn niên 27/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Nga cảnh báo hậu quả nếu Ukraine tấn công nhà máy điện hạt nhân, Mỹ siết chặt xuất khẩu súng đạn, Nga gia tăng hợp tác quân sự với Trung Quốc…
Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Mỹ không mong đợi Ukraine sẽ tiến hành các hoạt động tấn công quy mô lớn ứng phó lực lượng Nga trong thời gian tới.
Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Có 158,8 triệu cử tri, trong đó có 80,8 triệu nam giới và 78 triệu nữ giới đủ điều kiện tham gia giai đoạn hai của cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ.
Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Trong vài năm qua, quan hệ Mỹ-Trung Quốc đã trải qua những thăng trầm, nhưng đang 'bắt đầu ổn định'.
Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên đã thị sát buổi thử nghiệm bệ phóng tên lửa phóng loạt cỡ nòng 240 mm do Xí nghiệp công nghiệp quốc phòng sản xuất.
Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Hamas sẽ chấp nhận một nhà nước Palestine có chủ quyền hoàn toàn ở Bờ Tây và Dải Gaza dọc theo đường biên giới trước năm 1967.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động