Thượng đỉnh Nga – Mỹ: Một cuộc gặp, bốn vấn đề "nóng"

Thượng đỉnh Nga – Mỹ vào đầu tuần tới tại Helsinki, Phần Lan sẽ là cuộc gặp thu hút sự chú ý toàn cầu sau Thượng đỉnh Mỹ - Triều hồi đầu tháng 6 tại Singapore, bởi ông Trump và ông Putin có rất ít dịp gặp gỡ để thể hiện mối quan hệ vốn đã nhiều “lời ong tiếng ve” của họ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
mot cuoc gap bon van de Cam go quan hệ Nga - Mỹ
mot cuoc gap bon van de Quan hệ Nga – Mỹ: Giọt nước tràn ly

Nhưng cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật quyền lực nhất thế giới lần này sẽ chỉ được coi là thành công nếu Tổng thống Donald Trump và người đồng cấp Nga V. Putin tìm ra được cách tiếp cận mới cho 4 vấn đề đang bao trùm quan hệ hai nước, đó là: Vụ “Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ” năm 2016; Việc kiểm soát vũ khí hạt nhân; vấn đề Ukraine và cuộc chiến ở Syria.

Đây là các hồ sơ nổi cộm trong quan hệ Nga - Mỹ, đặc biệt từ khi ông Donald Trump bước chân vào Nhà trắng. Tuy nhiên, cho đến nay, mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực từ cả hai phía nhưng hầu như không đạt được thỏa thuận nào đáng kể để giải quyết các điểm nóng này. Bởi thế, tại Thượng đỉnh Helsinki ngày 16/7 tới, giới phân tích đang rất hy vọng, “cặp bài trùng” Trump – Putin sẽ tìm được cách tiếp cận mới, để giải quyết cả bốn vấn đề này, hay chí ít là một trong số đó.

Vụ can thiệp bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ 2016

Trước cáo buộc về hồ sơ này, thì trong tất cả các dịp ông Trump và ông Putin gặp nhau, cũng như trong rất nhiều các tuyên bố công khai, thì cả hai nhà lãnh đạo hàng đầu này đều bác bỏ các cáo buộc về vấn đề này. Mặc dù vậy, các tuyên bố không dính líu gì đến vụ việc của cả hai vị Tổng thống có thể đã có những ảnh hưởng nhất định đến hình ảnh của chính họ, đưa  họ vào thế lấp lửng, không thể phản đối, mà cũng không thể công nhận.

Bởi thế, có thể hiểu được lý do tại sao Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, hôm 13/7 đã hứa hẹn với Quốc hội nước này rằng, Tổng thống Donald Trump sẽ có quan điểm rõ ràng về vấn đề này khi gặp ông Putintại Thượng đỉnh Helsinki.

mot cuoc gap bon van de
Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Vladimir Putin gặp nhau lần 1 tại Đức hồi tháng 7 năm ngoái. (Nguồn: Reuters)

Nhưng cũng trong ngày hôm đó, chỉ trước ngày Thượng đỉnh diễn ra ba hôm, một Ủy ban điều tra của Quốc hội Mỹ đã tung ra bằng chứng cáo buộc 12 nhân viên tình báo Nga đã xâm nhập vào hệ thống email của Ủy an bầu cử đảng Dân chủ và ứng viên Hiraly Clinton.

Trong khi đó, phía bên kia, Tổng thống Putin cũng luôn lấp lửng bằng cách cho rằng, những người tham gia can thiệp vào cuộc bầu cử, có thể đã hành động độc lập với nhà nước Nga.

Do đó, hy vọng có được một thỏa thuận thực sự về hồ sơ này tại Thượng đỉnh Helsinki là rất mong manh, vì nó sẽ dẫn đến các rủi ro về mặt chính trị đối với Tổng thống Trump. Mà cả hai ông Putin và Trump đều không muốn điều đó xảy ra. Nhưng với tính cách mạnh mẽ, khó đoán cũng như vị thế của Tổng thống Trump và Tổng thống Putin, thì dư luận vẫn có thể  hy vọng vào một cách tiếp cận mới để có thể đạt được một tiến triển nào đó cho vấn đề này.

Vấn đề Ukraine: Cấm vận và cứu trợ

Hồ sơ Ukraine cũng là một trong các vấn đề nóng, thường được Nhà trắng và Điện Kremlin đưa lên bàn nghị sự. Đặc biệt, kể từ năm 2015 sau khi có thỏa thuận Minsk II với điều khoản yêu cầu quân đội nước ngoài rút khỏi miền đông Ukraine và quân đội Ukraina được phép kiểm soát biên giới vùng ly khai cùng với Nga.

Bên cạnh đó, Hiệp ước Minsk II cũng tăng quyền tự chủ cho các khu vực ly khai. Ngoài ra, các đề xuất gần đây của Nga để lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc (LHQ) tham gia vào giữ gìn hòa bình ở Ukraine đã thu hút sự chú ý, mặc dù các nhà đàm phán phương Tây cho rằng, đến nay, nhiệm vụ này ở Ukraine là không đáng lo ngại.

Vì thế, việc đạt được một thỏa thuận tạm thời tại Thượng đỉnh Helsinki về lực lượng giữ gìn hòa bình LQH tại Ukraine sẽ là bước đột phá và dẫn tới một cuộc tranh luận mới về những biện pháp trừng phạt hạn chế.

Chiến trường Syria và sự can dự của Iran

Sự phối hợp quân sự giữa Mỹ và Nga để tránh đụng độ trên chiến trường Syria cũng như quyết định của mỗi bên về cách thức giải quyết cuộc nội chiến của Syria được cho là đã thành công. Nhưng hiện tại, một lý do khác lại buộc phía Mỹ phải đưa vấn đề Syria lên bàn nghị sự tại Thượng đỉnh lần này là yếu tố Iran. Nhà trắng lo ngại, về nguy cơ xung đột mới sẽ leo thang ở Syria giữa Israel và Iran hoặc các lực được Iran hậu thuẫn.

Bên cạnh đó, Nhà Trắng cũng đang tìm cách thuyết phục Nga tăng sản lượng dầu mỏ - một động thái mà Nga và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã đồng ý - để hạn chế thu nhập từ nguồn dầu xuất khẩu của Iran. Do đó, tại Thượng đỉnh lần này, việc Nhà trắng sẽ đưa ra những biện pháp cấm vận mới đối với Iran có thể sẽ là ưu tiên hàng đầu của ông Trump và các cố vấn của ông.

Kiểm soát vũ khí: Một hồ sơ dễ dàng?

Cả Nga và Mỹ gần đây đều gián tiếp công nhận rằng, cuộc chạy đua vũ trang giữa hai nước là có thật và vấn đề này đang nhận được sự quan tâm của cả hai bên. Do đó, một giải pháp tương đối dễ dàng để các bên thực hiện việc kiểm soát vũ khí là mở rộng hiệp ước START Mới sẽ hết hạn vào năm 2021, kéo dài thêm 5 năm nữa.

Tuy nhiên, thực hiện việc mở rộng Hiệp ước này lại có thể vấp phải một loạt các trở ngại. Thứ nhất là bởi Hiệp ước đã được đàm phán và ký kết theo cách thức dưới thời Tổng thống Barack Obama (có thể lại không được Tổng thống Trump ưng ý); Thứ hai, Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton hiện tại lại không mấy mặn mà với các loại thỏa thuận vũ khí hạt nhân kiểu này. 

Thứ ba, việc mở rộng Hiệp ước Start Mới sẽ làm dấy lên các câu hỏi trong Quốc hội Hoa Kỳ về các vi phạm của Nga về thực thi các thỏa thuận vũ khí khác như Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) được hai bên ký kết tháng 12/1987. Và cuối cùng, nếu đưa hồ sơ này ra, Nga cũng sẽ có lý do để đưa việc Mỹ đặt các hệ thống phòng thủ tên lửa đã được Lầu năm góc triển khai ở Đông Âu lên bàn nghị sự.

Do đó, một mô hình đàm phán kiểu thời Chiến tranh Lạnh, gồm nhiều vấn đề giải quyết trong nhiều giai đoạn cho hồ sơ kiểm soát vũ khí hạt nhân có thể sẽ được áp dụng tại Thượng đỉnh lần này.

Bước khởi động mới

Tóm lại, nếu không đạt được kết quả nào, về một hoặc trong cả 4 vấn đề nêu trên tại Thượng đỉnh Nga – Mỹ đầu tuần tới tại Helsinki, thì bầu không khí thân thiện và những cái ghé tai thì thầm của hai người quyền lực nhất Thế giới sẽ chỉ được xem như là một cuộc gặp “có tiếng nhưng không có miếng”. Nó cũng sẽ là chủ đề để giới bình luận có dịp mổ xẻ thêm về mối quan hệ vốn đã “điều ong tiếng ve” giữa ông Putin và ông Trump.

Nhưng để đạt được một trong bất cứ thỏa thuận nào cho 4 vấn đề trên, thực sự sẽ là một nhiệm vụ rất khó khăn cho cả ông Putin và ông Trunp, một phần là bởi những vấn đề này luôn có ảnh hưởng và tác động lớn đến lợi ích của nhiều bên khác nhau.

Do đó, Thượng đỉnh Helsinki lần này có nhiều khả năng sẽ chỉ là một bước khởi động mới, mang tính biểu tượng hơn là thực chất của cả hai vị Tổng thống. Nhưng nó sẽ là tiền đề để giải quyết các hồ sơ hóc búa này trong các cuộc thảo luận cấp Bộ trưởng tiếp theo giữa hai bên.

mot cuoc gap bon van de Nga – Mỹ: Những cuộc gặp lịch sử

Các cuộc họp thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo của hai siêu cường này thường có tính chất lịch sử và định hình tương ...

mot cuoc gap bon van de Quan hệ Nga – Mỹ sẽ ra sao dưới thời Tổng thống Mỹ kế nhiệm?

Trước những động thái gây căng thẳng quan hệ Nga – Mỹ gần đây, giới quan sát đang có nhiều dự đoán về hai ứng ...

mot cuoc gap bon van de Cuộc gặp Thượng đỉnh Nga – Mỹ : Khởi đầu một hành trình dài

Cái bắt tay tại Mátxcơva giữa hai vị nguyên thủ Nga và Mỹ được kỳ vọng sẽ mang đến sự khởi đầu mới cho quan ...

 

 

 

Đức Trí

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 35 mùa giải 2023/24: West Ham vs Liverpool, MU vs Burnley, Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 35 mùa giải 2023/24: West Ham vs Liverpool, MU vs Burnley, Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh mùa giải 2023/2024: Lịch thi đấu vòng 35 Ngoại hạng Anh mùa giải 2023/2024, đầy đủ, nhanh và chính xác.
Còn bao nhiêu ngày nữa thi tốt nghiệp THPT năm 2024?

Còn bao nhiêu ngày nữa thi tốt nghiệp THPT năm 2024?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra vào ngày nào? Còn bao nhiêu ngày nữa thi tốt nghiệp THPT năm 2024? Mời độc giả tham khảo bài viết ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/4/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/4/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 27/4. Lịch âm hôm nay 27/4/2024? Âm lịch hôm nay 27/4. Lịch vạn niên 27/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
ASEAN và Anh ra mắt chương trình kinh tế hội nhập

ASEAN và Anh ra mắt chương trình kinh tế hội nhập

Ngày 25/4, Phái đoàn Anh tại ASEAN và Ban Thư ký ASEAN đã khởi động Chương trình Hội nhập Kinh tế ASEAN - Anh (EIP) tại Jakarta, Indonesia.
Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Hamas sẽ chấp nhận một nhà nước Palestine có chủ quyền hoàn toàn ở Bờ Tây và Dải Gaza dọc theo đường biên giới trước năm 1967.
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 27/4/2024: Tuổi Tỵ lao động chăm chỉ

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 27/4/2024: Tuổi Tỵ lao động chăm chỉ

Xem tử vi 27/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 27/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Hamas sẽ chấp nhận một nhà nước Palestine có chủ quyền hoàn toàn ở Bờ Tây và Dải Gaza dọc theo đường biên giới trước năm 1967.
Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn nữa kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022.
Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Hội đồng chuyển tiếp Haiti tuyên thệ nhậm chức tại Cung điện quốc gia ở thủ đô Port-au-Prince, đánh dấu bước khởi đầu của quá trình chuyển đổi.
Tình hình Ukraine: Mỹ nói về việc cử 'cố vấn quân sự', một nước NATO khẳng định liên minh sắp thành 'bên tham gia tích cực trong xung đột'

Tình hình Ukraine: Mỹ nói về việc cử 'cố vấn quân sự', một nước NATO khẳng định liên minh sắp thành 'bên tham gia tích cực trong xung đột'

Mỹ không có ý định tiến hành các hoạt động chiến đấu bên trong Ukraine và các lực lượng này sẽ không có mặt ở bất kỳ đâu gần tiền tuyến.
Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Houthi lại tấn công tàu Mỹ và Israel, Meta bị kiện tại Nhật Bản, cháy khách sạn ở Ấn Độ, Mỹ cam kết hạt nhân với Nhật Bản và Hàn Quốc…
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động