4 lý do khiến các Tổng thống Mỹ né tránh các buổi họp báo

Duyên Thảo Nhi
TGVN. Các cuộc họp báo chính thức được coi là trách nhiệm truyền thống và quan trọng của Tổng thống Mỹ đối với người dân. Tuy nhiên, không phải tổng thống nào cũng cảm thấy thoải mái khi tham dự họp báo.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Kể từ khi chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ, Joe Biden chưa tổ chức cuộc họp báo chính thức nào. Đây là khoảng thời gian lâu nhất mà một tân tổng thống không tổ chức họp báo trong 1 thế kỉ trở lại đây.

Đến ngày 25/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden mới tổ chức cuộc họp báo chính thức đầu tiên của nhiệm kỳ này. (Nguồn: Getty)
Đến ngày 25/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden mới tổ chức cuộc họp báo chính thức đầu tiên của nhiệm kỳ này. (Nguồn: Getty)

Theo thống kê của Associated PressThe Washington Post, vào thời điểm này trong nhiệm kỳ đầu của mình, cựu Tổng thống Donald Trump và Bill Clinton đã tổ chức được 5 cuộc họp báo. Tổng thống Barack Obama đã tổ chức 2 và Tổng thống George W. Bush đã tổ chức 3 cuộc họp báo. Vào ngày 16/3, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki đã thông báo Tổng thống Biden sẽ tổ chức một cuộc họp báo vào ngày 25/3.

Trong khi các nhà phê bình chỉ ra rằng động thái né tránh của ông Biden ẩn chứa nhiều động cơ phía sau, tuy nhiên bằng chứng thực nghiệm và nghiên cứu của Trợ lý Giáo sư David E. Clementson, đến từ Đại học Georgia lại cho thấy trên thực tế có rất nhiều lý do khiến cho các tổng thống ngại ngần và không muốn tổ chức họp báo.

Trốn tránh trả lời

Ông Clementson cho rằng các quan chức sẽ bị công chúng bỏ quên nếu họ từ chối đối mặt với báo chí. Hiệp hội Phóng viên Nhà Trắng (WHCA) chỉ trích ông Biden thiếu “trách nhiệm giải trình trước công chúng”. Việc ông Biden trì hoãn buổi họp báo chính thức đầu tiên cũng khiến cho ABC News đặt câu hỏi về tính minh bạch và trách nhiệm của ông trước người dân.

Tuy nhiên, dù các tổng thống đều phải chịu trách nhiệm giải trình trước công chúng, nhưng các cuộc họp báo chắc chắn đem đến nhiều rủi ro cho họ.

Lý do đầu tiên mà các tổng thống hạn chế tổ chức họp báo là các phóng viên có chiều hướng chỉ trích tổng thống cố tình né tránh việc trả lời các câu hỏi. Người dân cũng dễ dàng tin vào những gì báo chí viết, bất kể tổng thống thực sự đã nói gì.

Xu hướng các nhà báo chính trị làm chệch hướng câu hỏi nhằm buộc tội tổng thống đã gia tăng trong những thập kỷ gần đây và trở nên khá phổ biến. Một ví dụ phổ biến là trong thời kỳ đầu đại dịch Covid-19 tấn công Mỹ, Tổng thống Donald Trump luôn bị giới báo chí tấn công bằng những cáo buộc né tránh trả lời các câu hỏi, mặc cho việc liên tục tổ chức các cuộc họp báo thường kỳ và thu hút lượng người xem khổng lồ.

Trong chiến dịch tranh cử năm 2020, ông Biden đã bị cáo buộc né tránh các câu hỏi của nhiều hãng truyền thông về các vấn đề quan trọng như đối nội và đối ngoại. Thậm chí, một người phát ngôn của chiến dịch thậm chí còn bị chỉ trích vì né tránh câu hỏi về việc ông Biden không trả lời vừa ý các phóng viên.

Ông Clementson đã thực hiện một bài khảo sát để kiểm tra tác động của việc một nhà báo chỉ trích các chính trị gia né tránh trả lời câu hỏi.

Những người tham gia khảo sát đều được xem một đoạn video giống nhau với nội dung về việc chính trị gia trả lời câu hỏi của nhà báo. Tuy nhiên, ông Clementson đã chỉnh sửa nội dung bằng cách chèn thêm một đoạn video nhà báo cáo buộc chính trị gia né tránh trả lời đối với một nửa số người tham gia khảo sát.

Những người xem video đã có chỉnh sửa tin rằng chính trị gia thực sự đã né tránh các câu hỏi. Ngược lại, những người xem cuộc phỏng vấn tương tự nhưng không có sự chỉnh sửa nghĩ rằng chính trị gia đã đưa ra các câu trả lời thỏa đáng.

Sự thật là chính trị gia xuất hiện trong video khảo sát đã không hề né tránh các câu hỏi của phóng viên. Tuy nhiên, những người tham gia khảo sát dường như tin lời của các nhà báo hơn là chính trị gia. Họ mặc định rằng các phóng viên nói sự thật mà không có bất kỳ nghi ngờ nào.

Donald Trump là tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ phải đối mặt với việc bị luận tội tới 2 lần. (Nguồn: CNN)
Donald Trump là một trong những tổng thống thường xuyên bị báo giới chỉ trích. (Nguồn: CNN)

Câu trả lời không thỏa đáng

Lý do thứ hai khiến các vị tổng thống muốn tránh họp báo là do các câu hỏi thường có xu hướng không thể trả lời được. Theo những dữ liệu đã được lưu lại hàng thập kỷ, các nhà báo thường hỏi về các chủ đề gây tranh cãi và họ cố tình diễn đạt câu hỏi của mình một cách lắt léo.

Các phóng viên thường đưa ra các câu hỏi tập trung vào các vấn đề nhạy cảm. Dựa trên nghiên cứu của ông Clementson, các nhà báo đưa tin về Nhà Trắng có xu hướng hỏi về các chủ đề gây chia rẽ đất nước, như phá thai hoặc kiểm soát súng đạn. Đây đều là những vấn đề mà bất kỳ câu trả lời trực tiếp nào cũng đều xúc phạm một số nhóm cử tri và vô cùng bất cập đối với bản thân người trả lời.

Vấn đề thời gian bị hạn chế của một cuộc họp báo, cùng với việc khán giả mong đợi những câu trả lời ngắn gọn cho những vấn đề lớn, cũng dẫn đến việc tổng thống khó có thể đưa ra câu trả lời thỏa đáng cho tất cả cử tri.

“Ông đang nói dối”

Lý do thứ ba là ngay cả khi Tổng thống trả lời một câu hỏi không hóc búa hay nhạy cảm, nhiều cử tri vẫn sẽ nghĩ rằng Tổng thống đang nói dối.

Ông Clementson đã thực hiện một thí nghiệm nhỏ bằng cách quay lại cuộc phỏng vấn của một chính trị gia đang trả lời hoặc né tránh trả lời câu hỏi của nhà báo và xem vị chính trị gia đó là người của đảng nào thông qua ký hiệu R (đảng Cộng hòa) và D (đảng Dân chủ) ở bên cạnh tên người đó.

Ông nhận thấy rằng nếu vị chính trị gia đó là người đảng Dân chủ thì các cử tri của đảng Cộng hòa sẽ nghĩ rằng ông này đang nói dối và nhưng những cử tri của đảng Dân chủ thì lại nghĩ ngược lại.

Như vậy, đơn giản chỉ bằng việc có thêm một ký hiệu đảng phái, cuộc họp báo của Tổng thống sẽ bị nhìn nhận khác đi dù bất kể họ nói gì đi chăng nữa.

Quá nhiều thông tin

Lý do cuối cùng, theo ông Clementson, tần suất xuất hiện trên truyền thông của các tổng thống càng nhiều, công chúng cũng sẽ cảm thấy gần gũi hơn, nhưng chính vì vậy, hình ảnh của tổng thống cũng sẽ phai nhạt dần đi trong mắt người dân.

Nói về vấn đề này, ông Clementson nhận định rằng, một tổng thống được coi là hoàn thành nghĩa vụ tổng thống phải phụ thuộc vào nhận thức của từng cử tri về điều kiện quốc gia. Vì vậy, các chính trị gia phải lựa chọn từ ngữ phù hợp với tình hình cá nhân của cử tri. Lời nói của một chính trị gia càng tách biệt với cảm xúc và kinh nghiệm của cử tri, thì công chúng càng ít tín nhiệm ông hơn.

Dần dần, các tổng thống có thể sẽ mất đi tầm vóc vốn có của mình. Các nhà báo nắm thế thượng phong, đặt ra những câu hỏi hóc búa và chỉ trích các chính trị gia nếu họ không trả lời. Cứ như vậy, cử tri sẽ có xu hướng tin vào những lời chỉ trích của báo chí đối với tổng thống ngay cả khi tổng thống trả lời thành thật những câu hỏi của họ.

Ngay cả khi không có sự can thiệp của các nhà báo, một nửa dân số đất nước vẫn không tin tưởng Tổng thống và họ càng nói nhiều thì càng dễ mất hình ảnh mà thôi. Trừ khi mục tiêu mở họp báo chỉ đơn giản là thực hiện nghĩa vụ của một Tổng thống, thì ông sẽ là người chiến thắng.

Là một học giả về Truyền thông Chính trị và Quan hệ Công chúng, ông David E. Clementson – Trợ lí giáo sư về Báo chí và Truyền thông đại chúng tại trường Đại học Georgia - đã xuất bản các nghiên cứu về các cuộc họp báo của tổng thống, xem xét tác động của việc các nhà báo đặt những câu hỏi hóc búa, đưa ra lý thuyết về các chiến lược khác nhau của các chính trị gia và quan sát tác động đối với cử tri.
(theo The Conversation)

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường

Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường

Giá vàng hôm nay 20/11/2024 ghi nhận thị trường trong nước và thế giới đang 'nóng' trở lại.
Giá tiêu hôm nay 20/11/2024: Hơn 82% hồ tiêu nhập vào Việt Nam tới từ quốc gia Đông Nam Á này, nhận định thị trường vụ 2025

Giá tiêu hôm nay 20/11/2024: Hơn 82% hồ tiêu nhập vào Việt Nam tới từ quốc gia Đông Nam Á này, nhận định thị trường vụ 2025

Giá tiêu hôm nay 20/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.500 – 140.000 đồng/kg.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/11/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/11/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 20/11. Lịch âm 20/11/2024? Âm lịch hôm nay 20/11. Lịch vạn niên 20/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 20/11/2024: Cự Giải công danh rộng thênh thang

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 20/11/2024: Cự Giải công danh rộng thênh thang

Tử vi hôm nay 20/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/11/2024: Tuổi Hợi làm việc chu đáo

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/11/2024: Tuổi Hợi làm việc chu đáo

Xem tử vi 20/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 20/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 đề xuất về phát triển bền vững tại G20

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 đề xuất về phát triển bền vững tại G20

Ngày 19/11, Thủ tướng tham dự và có bài phát biểu tại Phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng và bế mạc Hội nghị ...
Tin thế giới 19/11: Kiev dự báo kết thúc xung đột, Nghị sĩ Mỹ đòi luận tội Tổng thống Biden, Israel khẳng định đã tấn công chương trình hạt nhân Iran

Tin thế giới 19/11: Kiev dự báo kết thúc xung đột, Nghị sĩ Mỹ đòi luận tội Tổng thống Biden, Israel khẳng định đã tấn công chương trình hạt nhân Iran

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Liên minh Mỹ-Philippines củng cố hợp tác quân sự, Washington trấn an Manila trước thời điểm thay đổi chính quyền

Liên minh Mỹ-Philippines củng cố hợp tác quân sự, Washington trấn an Manila trước thời điểm thay đổi chính quyền

Mỹ và Philippines đã ký thỏa thuận chia sẻ công nghệ và thông tin quân sự mật vào ngày 18/11, trong bối cảnh hai nước tăng cường hợp tác.
CHÍNH THỨC! Tổng thống Nga phê duyệt học thuyết hạt nhân cập nhật, hai ngày sau khi Mỹ mở khóa tấn công cho Ukraine

CHÍNH THỨC! Tổng thống Nga phê duyệt học thuyết hạt nhân cập nhật, hai ngày sau khi Mỹ mở khóa tấn công cho Ukraine

Nguyên tắc cơ bản của học thuyết này là việc sử dụng vũ khí hạt nhân được xem như biện pháp cuối cùng để bảo vệ chủ quyền của đất nước.
Siết chặt an ninh trước thềm bầu cử, cảnh sát Belarus diễn tập tại nhiều thành phố

Siết chặt an ninh trước thềm bầu cử, cảnh sát Belarus diễn tập tại nhiều thành phố

Bộ Nội vụ Belarus ngày 19/11 thông báo, cảnh sát sẽ tiến hành diễn tập trước cuộc bầu cử tổng thống để nâng cao hàng rào an ninh.
Triều Tiên: Chủ tịch Kim Jong Un cảnh báo chiến tranh cận kề, yêu cầu hoàn tất công tác chuẩn bị, kêu gọi Nga sát cánh

Triều Tiên: Chủ tịch Kim Jong Un cảnh báo chiến tranh cận kề, yêu cầu hoàn tất công tác chuẩn bị, kêu gọi Nga sát cánh

Nguy cơ xung đột quân sự trên bán đảo Triều Tiên là điều không thể tránh khỏi và Bình Nhưỡng cần tăng cường chuẩn bị cho chiến tranh.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào Nga chẳng phải là 'chìa khóa vạn năng', Moscow còn vũ khí nóng, vẫn sẵn lòng cùng nhảy điệu tango

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào Nga chẳng phải là 'chìa khóa vạn năng', Moscow còn vũ khí nóng, vẫn sẵn lòng cùng nhảy điệu tango

Bước đi của Mỹ sẽ không có tác động lâu dài đến diễn biến xung đột tại Ukraine nhưng có thể giúp quân đội quốc gia Đông Âu trong ngắn hạn.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil Pedro Oliveira đánh giá vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế...
Phiên bản di động