TIN LIÊN QUAN | |
Hủy NAFTA – Mexico thiệt, Mỹ cũng gặp nguy | |
Ngoại trưởng Mỹ mong ông Trump nhận thức rõ về biến đổi khí hậu |
The Conversation cho rằng, tình hình quốc tế đang trở nên phức tạp hơn rất nhiều và bất cứ tổng thống mới nào của Mỹ cũng đều phải đối mặt với những thách thức đáng kể từ những nhân tố mới, đe dọa mới và những hình thức chiến tranh mới. Một tổng thống không có kinh nghiệm trong chính sách đối ngoại như ông Trump hẳn sẽ không dễ dàng để đối phó tốt với những vấn đề phức tạp đó.
Thách thức thứ nhất ở Trung Đông
Dù vị thế của Nhà nước Hồi giáo (IS) ở cả Iraq và Syria đang suy yếu, nhưng người Mỹ vẫn xem tổ chức này là mối đe dọa bên ngoài lớn nhất.
Ông Trump và Tổng thống Nga Putin được dự báo có thể sẽ xích lại gần nhau. (Nguồn: NBC News) |
Thách thức thứ hai đến từ Nga
Tỷ phú Trump từng rất ngưỡng mộ Tổng thống Nga Putin, vì vậy, có thể ông Trump và Putin có thể sẽ xích lại gần nhau. Quan điểm này càng được củng cố bởi ông Trump thừa nhận có sở thích xử lý mọi đàm phán như “một giao dịch”. Đây là cách xử lý chính sách đối ngoại một cách thực dụng giống như một thỏa thuận thương mại.
Thách thức thứ ba ở châu Âu
Ông Trump bị cho là không được lòng người châu Âu, ở mức độ chưa từng có tiền lệ. Chỉ có 15% người dân ở lục địa già tin tưởng vào khả năng lãnh đạo của tổng thống đắc cử Mỹ, trái với 85% dành cho ông Obama.
Thách thức thứ tư từ Trung Quốc
Mọi đời tổng thống Mỹ từ thời Richard Nixon đều cố gắng kết hợp ba chiến lược về Trung Quốc. Thứ nhất, can dự về mặt ngoại giao - chủ yếu để lôi kéo Trung Quốc khỏi Nga. Thứ hai, làm mọi thứ có thể để khuyến khích phát triển tầng lớp trung lưu đông đảo ở Trung Quốc với hy vọng họ sẽ đòi các cải cách dân chủ. Thứ ba, kiềm chế Trung Quốc trở thành cường quốc quân sự khu vực bằng cách bố trí các lực lượng ở châu Á và củng cố liên minh với các cường quốc châu Á khác.
Ông Obama đã làm cả ba điều này, nhưng ông Trump có thể sẽ đi ngược lại. Chính sách đối với châu Á dưới thời chính quyền Trump nhiều khả năng sẽ nghiêng từ sự hiện diện quân sự kết hợp với hợp tác kinh tế đa phương, sang tập trung song phương về thương mại và tài chính giữa Mỹ và Trung Quốc.
Thách thức thứ năm về các thỏa thuận thương mại tự do
Từ năm 2008, nhiều người Mỹ đã từ bỏ quan điểm rằng toàn cầu hóa đem lại lợi ích cho Mỹ. Họ cho rằng, toàn cầu hóa là nguồn gốc của sự bất an, chứ không phải giải pháp đem lại lợi ích. Nhiều nghị sỹ của đảng Dân chủ cũng đã ủng hộ ý kiến này, nên bà Hillary Clinton đã buộc phải lồng ghép những chỉ trích tự do thương mại vào chiến dịch tranh cử của mình.
Nhìn lại chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama Tất cả yếu tố về chính sách đối ngoại cho thấy cường quốc Mỹ trong năm 2016 ở trong trạng thái tốt hơn nhiều so ... |
5 nhà lãnh đạo có thể hưởng lợi từ Tổng thống đắc cử Donald Trump Việc ông trùm bất động sản Donald Trump trở thành chủ nhân Nhà Trắng không hẳn là thảm họa cho quan hệ quốc tế của ... |