Anh: Tương lai mơ hồ hậu Brexit

Đế chế “Mặt trời không bao giờ lặn” ngày nào giờ chỉ còn là cái bóng của chính mình, đặc biệt là trong bối cảnh nó đang cố gắng tách mình ra khỏi châu Âu. Đó là quan điểm của hai ông Michael O'Sullivan và David Skilling* trong một bài viết đăng trên Project Syndicate mới đây.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
anh tuong lai mo ho hau brexit Đóng góp tài chính: Thách thức đầu tiên cho tiến trình Brexit
anh tuong lai mo ho hau brexit Bảy điểm nhấn trong dự thảo về đàm phán Brexit

Thủ tướng Anh Theresa May dường như đã tự dối mình khi đặt bút ký vào bức thư kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon và bắt đầu tiến trình Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Bất chấp quan điểm của bà về việc rời khỏi EU sẽ giúp quốc gia này trở thành “Nước Anh toàn cầu”, tương lai của "xứ sở sương mù" đang trở nên mơ hồ hơn bao giờ hết.

Kiêu hãnh và định kiến

anh tuong lai mo ho hau brexit
Thủ tướng Anh Theresa May ký bức thư lịch sử kích hoạt điều 50 Hiệp ước Lisbon để Anh bắt đầu rời EU. (Nguồn: AFP)

Đế chế Anh năm nào giờ chỉ còn là cái bóng của chính mình, cả về kinh tế, chính trị, xã hội lẫn ảnh hưởng quốc tế. Thế nhưng người Anh vẫn luôn giữ cho mình một lòng tự tôn về vị thế của họ trên thế giới.

Tuy nhiên, đã đến lúc người Anh cần gác chút kiêu hãnh còn sót lại của mình để học tập kinh nghiệm của những nước nhỏ nhưng thành công như Singapore, Thụy Sỹ hay Na uy, để tồn tại trong thời đại Brexit.

Theo quan điểm của New Zealand hay Singapore, Anh sẽ khó có thể ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) với các thị trường mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ. Ngay cả trong điều kiện thuận lợi, thời kỳ thai nghén đối với FTA là rất dài, trong khi hiện nay xu thế bảo hộ đang phát triển mạnh ở Mỹ và có khả năng là nhiều nước khác nữa.

Bất chấp việc không còn là một đế chế có tầm ảnh hưởng như những năm 1900, những hành động của Anh vẫn có tác động mạnh mẽ đến cục diện thế giới và Brexit là một ví dụ điển hình. Các nhà hoạch định chính sách kinh tế từ Bắc Âu, Hà Lan đến New Zealand hay Singapore đều tin rằng vấn đề hội nhập khu vực rất quan trọng và việc đi ngược xu hướng này sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực lớn.

Trong những tháng tới, các nền kinh tế mở và nhỏ trên thế giới sẽ đóng vai trò như những “con chim hoàng yến trong mỏ than” từ Brexit. Nói cách khác, nếu có vấn đề gì xảy ra với hệ thống thương mại toàn cầu, những nước nhỏ này sẽ gánh những cú đòn đầu tiên và nặng nề nhất.

Thay đổi để tồn tại

Chính phủ Anh đã đưa ra các thông báo khác nhau cho biết những thay đổi trong chính sách hậu Brexit. Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond nói về một mô hình thuế thấp, ít kiểm soát, nhưng chẳng có gì đảm bảo mô hình này sẽ có thể áp dụng thành công với một nền kinh tế G20. Bà May cũng từng gợi ý rằng nước Anh sẽ lại một lần nữa thúc đẩy chính sách công nghiệp, nhưng lại không giải thích thêm về dụng ý này.

anh tuong lai mo ho hau brexit
Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond. (Nguồn: Reuters)

Vương quốc Anh luôn có một mức độ tự chủ cao khi thiết lập chiến lược kinh tế của riêng mình, nhưng có một vài lý do quốc gia này nên tham khảo những nền kinh tế nhỏ về việc tập trung vào các ưu tiên quốc gia.

Thứ nhất, các nước nhỏ đầu tư mạnh vào kiến thức và nhân lực ở tất cả các trình độ, từ giáo dục bắt buộc, dạy nghề, đại học cho đến các chương trình học tập suốt đời. Những khoản đầu tư này tối đa hoá việc tận dụng các cơ hội mà toàn cầu hoá đem lại, đồng thời tăng năng suất và tiền lương.

Thứ hai, các quốc gia nhỏ có các chính sách tăng trưởng cụ thể nhằm tăng sức cạnh tranh của họ trong nền kinh tế toàn cầu. Các biện pháp này có nhiều hình thức khác nhau, từ đầu tư vào cơ sở hạ tầng chất lượng cao và nguồn nhân lực, tới chính sách hỗ trợ các chuyên ngành nhất định. Tất cả đều nhằm đảm bảo đất nước nằm trong các nhóm kinh tế quốc tế chủ chốt.

Thứ ba, do các quốc gia nhỏ dễ bị tác động mạnh bởi các cú sốc từ bên ngoài, họ có nhiều biện pháp để quản lý rủi ro kinh tế và đảm bảo khả năng phục hồi. Các phương thức này bao gồm xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội, thị trường lao động linh hoạt và hiệu quả, đồng thời có dư địa tài chính để theo đuổi các chính sách kích thích theo chu kỳ.

Ngoài việc giải quyết tốt các cuộc đàm phán, Anh cũng cần xây dựng các chính sách cho phép họ có thể kiểm soát môi trường quốc tế ngày càng thách thức hơn. Điều này đòi hỏi họ phải thật sự đổi mới so với thập kỷ qua.

Bài toán Scotland

Brexit rõ ràng đã thúc đẩy phong trào độc lập của Scotland. Nhiều người tự tin rằng mô hình kinh tế nhỏ sẽ hoạt động tốt cho một nước Scotland độc lập.

anh tuong lai mo ho hau brexit
Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon đã đề ra mục tiêu tiến hành cuộc trưng cầu ý dân thứ hai về việc tách khỏi Anh vào mùa Thu 2018. (Nguồn: Reuters)

Chắc chắn, Scotland có những rủi ro kinh tế đáng kể cần được giải quyết, có thể cần đến sự đảm bảo của một hệ thống kinh tế lớn hơn. Nhưng không rõ liệu nước Anh có cung cấp được sự đảm bảo đó không, đặc biệt là bây giờ khi nước này đang trên con đường rời khỏi thị trường chung và liên minh thuế quan của EU.

Việc tách ra sẽ cho phép Scotland phát triển các chính sách tương đồng hơn với các nền kinh tế nhỏ đã thành công khác - nhất là bằng cách duy trì tư cách thành viên EU. Khi Scotland đối mặt với những thách thức chiến lược của Brexit, nước này cũng có cơ hội để phát triển các chính sách phù hợp hơn với họ.

Anh đã chọn rời khỏi EU vì quá tự tin về khả năng của mình. Nhưng nước Anh sẽ sớm phải làm theo mô hình của một quốc gia nhỏ, giống như Thụy Sĩ hay Na Uy. Thời đại của đế chế "Mặt trời không bao giờ lặn" có lẽ đã qua từ lâu, nhưng kỷ nguyên của một nước Anh hậu Brexit mới chỉ bắt đầu.

Michael O'Sullivan là chuyên gia đầu tư chủ chốt của Ban Quản lý Tài sản quốc tế, Ngân hàng Credit Suisse.

 David Skilling là Giám đốc Landfall Strategy - công ty tư vấn có trụ sở tại Singapore.

anh tuong lai mo ho hau brexit Brexit hâm nóng tranh chấp Gibraltar

Ngày 29/3, Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố trước Quốc hội chính thức khởi động Điều 50 Hiệp ước Lisbon, bắt đầu quá trình ...

anh tuong lai mo ho hau brexit Hàn Quốc, Anh cam kết tăng cường hợp tác sau Brexit

Hai bên hướng tới thảo luận tăng cường hợp tác nhằm mở rộng đầu tư và thương mại, cũng như ký kết Hiệp định thương ...

anh tuong lai mo ho hau brexit Thoả thuận ly hôn “cắt cổ”

Hai năm cho các cuộc thương lượng về sự ra đi của nước Anh khỏi mái nhà chung châu Âu đã bắt đầu. Nhưng có ...

Bảo Ngọc (theo Project Syndicate)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động