TIN LIÊN QUAN | |
FTA giữa Anh - EU sẽ không thể hoàn thành trong 2 năm | |
Đóng góp tài chính: Thách thức đầu tiên cho tiến trình Brexit |
Như vậy, đến thời điểm này, điều người ta bàn đến nhiều là đàm phán Brexit sẽ diễn ra như thế nào; Anh và phía bên kia là các nước EU bảo vệ lợi ích của mình ra sao. Ngay lập tức, London đã gặp khó khăn trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ đối với bán đảo Gibraltar.
Nhiều lãnh đạo và người dân Gibraltar ủng hộ việc bán đảo này tiếp tục ở lại EU. (Nguồn: Gibraltar Olive Press) |
Gibraltar là vùng lãnh thổ hải ngoại của Anh, nằm gần cực Nam bán đảo Iberia, bên trên eo biển Gibraltar, giáp Tây Ban Nha ở phía Bắc. Trong lịch sử, hai đế quốc hùng mạnh là Anh và Tây Ban Nha đã tranh giành sự thống trị vùng đất này. Năm 1713, theo Hiệp ước Utrecht, Tây Ban Nha phải nhượng Gibraltar cho Anh. Từ đó, Madrid đã nhiều lần tìm cách giành lại chủ quyền Gibraltar nhưng không thành công. Dưới chế độ Franco, Tây Ban Nha đã đóng cửa toàn biên giới với Gibraltar, và chỉ mở lại hoàn toàn khi Tây Ban Nha gia nhập EU năm 1985.
Tuy là khu vực nhỏ, chỉ rộng 6,7 km2 với hơn 30.000 dân nhưng Gibraltar nằm ở vị trí chiến lược gần eo biển Gibraltar nối Đại Tây Dương với Địa Trung Hải. Nhiều năm qua, Madrid luôn thuyết phục Gibraltar nhập vào Tây Ban Nha, nhưng trong cuộc trưng cầu ý dân năm 2012, người dân bán đảo này vẫn quyết định ở lại Vương quốc Anh.
Tuy nhiên, Brexit đã khiến tranh chấp Gibraltar trở nên phức tạp và khó xử hơn. Khi Anh còn là thành viên của “mái nhà chung” EU, Liên minh có thể dễ dàng coi Gibraltar là vùng lãnh thổ thuộc EU. Nhưng hiện nay, nếu EU áp dụng mọi thỏa thuận ký kết với Anh cho Gibraltar, vô hình trung Brussels sẽ công nhận vùng đất này thuộc về London. Khi đó, Tây Ban Nha có thể sẽ phản đối bằng cách phủ quyết mọi kết quả đàm phán mà EU đạt được với Anh.
Ngay sau khi Anh khởi động Điều 50, Chủ tịch EC Donald Tusk đã đưa ra kế hoạch định hướng, vạch ra các chủ đề mà EU coi là ưu tiên trong đàm phán với London trong hai năm tới. Theo đó, EU đề xuất Tây Ban Nha sẽ là nước điều phối quan hệ giữa bán đảo Gibraltar với các nước thành viên EU. Điều này đồng nghĩa với việc Madrid có thể hạn chế Gibraltar trước mọi thỏa thuận thương mại, thậm chí sử dụng quyền phủ quyết để tìm cách chia sẻ chủ quyền trên bán đảo này.
Đề xuất đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ phía Anh. Hôm 2/4, bà Theresa May đã tuyên bố Anh quyết không bỏ chủ quyền ở Gibraltar bất chấp Brexit. Bà cho biết đã hội đàm với Thủ hiến Gibraltar Fabian Picardo và hai bên thống nhất sẽ không có chuyện Anh từ bỏ chủ quyền ở Gibraltar cho một nước khác nếu như người dân đảo quốc này không bày tỏ nguyện vọng ấy. Trước đó, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson cũng tuyên bố mạnh mẽ rằng Gibraltar không phải món hàng trao đổi.
Rắc rối trong vấn đề chủ quyền Gibraltar cho thấy quá trình đàm phán Brexit giữa Anh - EU sẽ không dễ dàng. Điều này cũng củng cố dự đoán rằng Brexit sẽ làm gia tăng khả năng tan rã của Vương quốc Anh. Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon từng tuyên bố sẽ tổ chức cuộc trưng cầu ý dân lần thứ hai về việc Scotland tách khỏi Anh quốc. Tại Gibraltar, sau đề xuất nói trên của ông Donald Tusk, cộng thêm tâm lý phản đối Brexit ngày càng lớn, một cuộc trưng cầu về việc quay trở lại Tây Ban Nha nhiều khả năng cũng xảy ra.
Thoả thuận ly hôn “cắt cổ” Hai năm cho các cuộc thương lượng về sự ra đi của nước Anh khỏi mái nhà chung châu Âu đã bắt đầu. Nhưng có ... |
EU khẳng định Brexit không phải là kết thúc Khối chính trị quyền lực nhất trong Liên minh châu Âu đã khẳng định “Brexit không có nghĩa là kết thúc”. |
Brexit và phản ứng của dư luận Cuối cùng, 9 tháng sau cuộc trưng cầu ý dân gây chấn động toàn thế giới, nước Anh đã chính thức bắt đầu tiến trình ... |