Binh sĩ Ba Lan tuần tra dọc theo đoạn biên giới giữa nước này và Belarus ở Usnarz Gorny, Ba Lan, tháng 8/2023. (Nguồn: Reuters) |
Tờ báo Đức DW đưa tin, ngày 27/5, các quan chức quốc phòng Ba Lan đã trình bày kế hoạch trên. Theo đó, một hệ thống được gọi là Lá chắn phía Đông sẽ được hoàn thành vào năm 2028, dọc biên giới với Nga và Belarus.
Tin liên quan |
Lý do Thủ tướng Donald Tusk nói biên giới Ba Lan-Belarus là nơi khác thường |
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Wladyslaw Kossiniak-Kamysz cho biết, hệ thống nói trên nhằm bảo vệ lãnh thổ nước này, cản trở khả năng di chuyển của quân đội đối thủ và giúp quân đội quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cơ động dễ dàng hơn để bảo vệ dân thường.
Ông cũng nhấn mạnh, đây là chương trình lớn nhất nhằm tăng cường cho sườn phía Đông của NATO kể từ năm 1945 khi Thế chiến II kết thúc.
Theo Tướng Wieslaw Kukula, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Ba Lan, hệ thống sẽ bao gồm một mạng lưới lô cốt phòng thủ và kiểm soát chống UAV hiện đại, chướng ngại vật và hào chống tăng, lô cốt và hầm trú ẩn, cũng như không gian để có thể triển khai các bãi mìn.
Lá chắn phía Đông sẽ giám sát không phận ở mọi cấp độ và nâng cấp các hệ thống hiện có, đồng thời được tích hợp với hệ thống phòng thủ trên khắp cả nước.
Nguồn kinh phí do chính phủ tài trợ vì Ba Lan đã chi hơn 4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc phòng, nhưng Warsaw dự kiến tìm kiếm sự hỗ trợ từ Liên minh châu Âu (EU) vì hệ thống cũng sẽ giúp củng cố biên giới phía Đông của khối gồm 27 quốc gia thành viên này.
Phe đối lập ủng hộ kế hoạch trên.
Giới chức quốc phòng nước này cho biết, hệ thống là một phần cơ sở hạ tầng phòng thủ khu vực được xây dựng cùng với các quốc gia Baltic như Latvia, Lithuania và Estonia, cũng nằm ở sườn phía Đông của NATO.
Theo giới quan sát, việc kế hoạch được công bố rộng rãi hai tuần trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu, nơi Ba Lan, quốc gia có khoảng 38 triệu dân, nắm giữ 52 ghế, có thể là một phần trong chiến dịch vận động tranh cử của chính phủ nắm quyền từ tháng 12/2023 do Thủ tướng Donald Tusk đứng đầu.
Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Ba Lan cũng cho hay, nước này chuẩn bị mua số tên lửa tầm xa, có tầm phóng khoảng 1.000km, trị giá 677 triệu Euro (khoảng 735 triệu USD) của Mỹ để tăng cường khả năng phòng thủ nhằm chống lại các mối đe dọa tiềm tàng.
Hợp đồng, dự kiến được ký chính thức trong ngày 28/5, sẽ được chuyển giao trong giai đoạn 2026-2030, là một phần của quá trình hiện đại hóa nhanh chóng quân đội quốc gia, vốn được đẩy nhanh sau xung đột Nga-Ukraine (bùng phát tháng 2/2022).
Warsaw đã tăng ngân sách quốc phòng lên khoảng 4% GDP, con số cao nhất trong số các quốc gia NATO. Nước này cũng triển khai một loạt thương vụ mua thiết bị quân sự trị giá hàng tỷ USD, chủ yếu từ Mỹ và Hàn Quốc.
| Tình hình Ukraine: Sắp đón huấn luyện viên quân sự Pháp? Hungary cản trở EU viện trợ, Tổng thống Zelensky muốn đồng minh 'ép' Nga Ngày 27/5, Tư lệnh quân đội Ukraine Oleksandr Syrsky cho hay, các huấn luyện viên quân sự đầu tiên của Pháp sẽ sớm đến đất ... |
| Vụ không kích trại tị nạn ở Rafah: Cập nhật số người tử vong, Israel thừa nhận 'thảm kịch', EU kích hoạt hành động Ít nhất 45 người Palestine, trong đó có 23 phụ nữ, trẻ em và người già, thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel vào ... |
| 'Sự cố bất thường' khiến quan hệ Ai Cập-Israel gia tăng căng thẳng, Cairo đặt các lực lượng trong tình trạng báo động Quan hệ giữa Ai Cập và Israel tiếp tục căng thẳng, sau vụ một binh sĩ Ai Cập bị bắn tử vong ở cửa khẩu ... |
| Triều Tiên thừa nhận phóng vệ tinh thất bại, tiếp tục tung vật thể chưa xác định Ngày 27/5, Triều Tiên thông báo, nỗ lực phóng tên lửa mang vệ tinh mới nhất của nước này cùng ngày đã thất bại, trong ... |
| Đức-Pháp-Ba Lan muốn trở thành động lực cho an ninh châu Âu Ngày 22/5, "Tam giác Weimar" - gồm Đức, Pháp và Ba Lan - đã nhất trí đưa ra “phát ngôn và hành động thống nhất” ... |