Bài ‘thử nghiệm’ với năng lực kiểm soát khủng hoảng Mỹ-Trung

TS. Nguyễn Hùng Sơn
Học viện Ngoại giao
“Khủng hoảng khinh khí cầu” có thể là bước ngoặt quan trọng trong cuộc canh tranh giữa hai cường quốc Mỹ-Trung.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Binh sĩ Mỹ trục vớt xác khinh khính cầu Trung Quốc bị bắn rơi tại bãi biển Myrtle, bang Nam Carolina ngày 5/2. (Nguồn: Reuters)
Binh sĩ Mỹ trục vớt xác khinh khí cầu Trung Quốc bị bắn rơi tại bãi biển Myrtle, bang Nam Carolina ngày 5/2. (Nguồn: Reuters)

Diễn biến bất ngờ

Đầu tháng 2/2023, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo đang theo dõi một khinh khí cầu Trung Quốc trôi lơ lửng trên bầu trời xứ cờ hoa. Ngay lập tức, sự kiện này đã gây ra phản ứng tương đối dữ dội trong nội bộ Washington, nhất là khi quỹ đạo của khinh khí cầu bay qua các khu vực nhạy cảm chứa các đầu phóng hạt nhân của Mỹ ở bang Montana. Đồng thời, quả khinh khí cầu nhìn thấy bằng mắt thường này lại càng như một lời thách thức thể diện của xứ cờ hoa.

Ngay lập tức, chính quyền Tổng thống Joe Biden bị Đảng Cộng hoà chỉ trích mạnh mẽ vì không phản ứng sớm, quyết liệt hơn với sự cố được cho là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và không phận quốc gia này. Càng bất ngờ khi vụ việc xảy ra vài ngày trước thềm chuyến công du Bắc Kinh của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Nếu diễn ra, đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên từ năm 2018 của người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ tới Bắc Kinh, nơi ông dự kiến được Chủ tịch Tập Cận Bình mời cơm tối.

Về phần mình, Trung Quốc đã tuyên bố đây chỉ là khinh khí cầu dân dụng và “lấy làm tiếc” vì nó đã di chuyển lệch quỹ đạo dự kiến. Tuy nhiên, dư luận Mỹ không vì thế mà hết hoài nghi và đã đặt nhiều câu hỏi về ý đồ, năng lực thực sự của vật thể này sau câu chuyện “không cánh mà bay” vào bầu trời của nước Mỹ.

Một số ý kiến cũng bày tỏ thắc mắc rằng, tại sao trong bối cảnh hai bên đang tích cực chuẩn bị cho chuyến thăm quan trọng như vậy, sự cố khinh khí cầu đi chệch hướng này lại không được Trung Quốc chủ động thông báo sớm hơn tới phía Mỹ.

Trong khi đó, máy bay chiến đấu F-22 của Không quân Mỹ đã khép lại quãng thời gian trôi dạt trên bầu trời xứ cờ hoa của khinh khí cầu Trung Quốc bằng quả tên lửa AIM-9X trị giá 400.000 USD. Mặc dù tranh cãi xung quanh quyết định bắn hạ, cũng như câu chuyện trả hay giữ xác khinh khí cầu vẫn còn đó, song cũng khiến sự cố giữa hai nước ít nhiều tạm lắng xuống.

Phản ứng kiềm chế

“Khủng hoảng khinh khí cầu” được không ít người đánh giá đánh giá là sự kiện nghiêm trọng, bất ngờ và đáng tiếc khiến Ngoại trưởng Antony Blinken phải hoãn chuyến thăm Bắc Kinh. Tuy nhiên, không khó để thấy cả Mỹ và Trung Quốc đã nỗ lực kiểm soát tình hình, không để khủng hoảng lan rộng và trầm trọng thêm.

Ngoại trưởng Antony Blinken đã điện đàm ngay với Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị. Bản thân nhà ngoại giao này cũng khẳng định mới chỉ hoãn, thay vì hủy chuyến thăm Bắc Kinh đã lên lịch. Giới phân tích Mỹ cũng nhanh chóng chỉ ra rằng khinh khí cầu không thu thập được thêm thông tin gì hơn so với vệ tinh Trung Quốc.

Ở phía bên kia, Bắc Kinh cũng phản ứng có mức độ và kiềm chế, dù khẳng định việc Washington bắn hạ khinh khí cầu “trái với thông lệ và tập quán quốc tế”.

Nguy cơ hay cơ hội?

Trong khi một số nhà quan sát hy vọng “sự cố” này sẽ sớm qua đi và quan hệ Mỹ - Trung sẽ sớm phục hồi đà cải thiện trong vài tháng tới, một số chuyên gia bi quan rằng “khoảnh khắc khinh khí cầu” sẽ là một bước ngoặt quan trọng khiến cạnh tranh giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới khó có thể sớm hàn gắn.

Nhiều ý kiến cho rằng sự kiện đặc biệt này có thể đánh dấu một nấc leo thang mới trong cạnh tranh song phương, bởi đây là lần đầu tiên “thách thức Trung Quốc” hiển hiện rõ ràng ngay trên đầu Mỹ. Trước đó, mối đe doạ từ Trung Quốc là điều người dân Mỹ đã cảm thấy, nhưng chưa nhìn thấy và khó hình dung.

Ngoài việc chặn đứng đà nối lại liên lạc và cải thiện quan hệ kể từ sau cuộc gặp giữa lãnh đạo Mỹ - Trung bên lề Hội nghị Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tháng 11/2022, sự cố đã khoét sâu thêm sự nghi kỵ chiến lược giữa hai nước. Đồng thời, nó cũng cung cấp thêm lập luận và cơ sở để đảng Cộng hoà, hiện nắm giữ Hạ viện Mỹ, tiếp tục gây sức ép đòi chính quyền của ông Biden phải có chính sách cứng rắn hơn với Trung Quốc. Dù đều coi Trung Quốc là thách thức hàng đầu của Mỹ hiện nay, song đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ vẫn có cách tiếp cận khác nhau trong giải quyết mối nguy cơ này.

Dù vậy, dư luận cho rằng, Washington và Bắc Kinh sẽ vẫn tìm cách để sớm nối lại đối thoại, nỗ lực kiểm soát cạnh tranh, đối đầu giữa hai nước. Bởi lẽ, Mỹ và Trung Quốc dường như đã có chung nhận thức rằng quản lý và kiểm soát cạnh tranh chiến lược, không để xung đột bùng phát là lợi ích chiến lược của hai bên.

Không biết chừng, sự kiện này có thể là bước thử nghiệm sớm cơ chế kiểm soát khủng hoảng song phương, vốn được nhiều người mong chờ. Kiểm soát khủng hoảng cũng là một nội dung quan trọng trong mục đích chuyến đi Bắc Kinh của Ngoại trưởng Mỹ Blinken bởi cả hai đều hiểu rằng khi đụng độ, cọ xát trở thành câu chuyện “cơm bữa”, khó tránh khỏi giữa hai cường quốc thời gian tới, hợp tác kiểm soát khủng hoảng sẽ là nội dung đầu tiên mà hai bên cần đạt được nhất trí!

Trung Quốc tuyên bố 'kiên quyết' sau Thông điệp liên bang Mỹ 2023

Trung Quốc tuyên bố 'kiên quyết' sau Thông điệp liên bang Mỹ 2023

Ngày 8/2, sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden có phát ngôn nhằm vào Trung Quốc trong thông điệp liên bang thường niên, Bắc Kinh ...

Thông điệp liên bang Mỹ: 1 tiếng 13 phút 'hoàn hảo', Tổng thống Joe Biden 'ghi điểm' với những câu chuyện thành công

Thông điệp liên bang Mỹ: 1 tiếng 13 phút 'hoàn hảo', Tổng thống Joe Biden 'ghi điểm' với những câu chuyện thành công

Thông điệp Liên bang 2023 được Tổng thống Biden thể hiện mạch lạc, hoàn chỉnh từ ngôn ngữ đến phong cách. Cách dẫn dắt các ...

Điểm tin thế giới sáng 9/2: Tổng thống Ukraine thăm Pháp, thương mại Mỹ-Trung đạt kỷ lục, New Zealand thu giữ ma túy 'khủng'

Điểm tin thế giới sáng 9/2: Tổng thống Ukraine thăm Pháp, thương mại Mỹ-Trung đạt kỷ lục, New Zealand thu giữ ma túy 'khủng'

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 9/2.

Mỹ nói Trung Quốc có 'phi đội khí cầu do thám toàn cầu', Tổng thống Biden khẳng định không tìm kiếm xung đột

Mỹ nói Trung Quốc có 'phi đội khí cầu do thám toàn cầu', Tổng thống Biden khẳng định không tìm kiếm xung đột

Ngày 8/2, Washington cho rằng, Trung Quốc đã vận hành một phi đội khí cầu do thám toàn cầu tương tự chiếc bị bắn rơi ...

Kinh tế Trung Quốc ‘vượt rào’ chiếm vị trí dẫn đầu công nghệ toàn cầu, từ ‘đường làng’… đến vũ trụ

Kinh tế Trung Quốc ‘vượt rào’ chiếm vị trí dẫn đầu công nghệ toàn cầu, từ ‘đường làng’… đến vũ trụ

"Trung Quốc trên con đường hướng tới dẫn đầu toàn cầu về công nghệ và các lệnh trừng phạt mới của Mỹ".

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 5/1/2025: Tuổi Thìn cân bằng chi tiêu

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 5/1/2025: Tuổi Thìn cân bằng chi tiêu

Xem tử vi 5/1 - tử vi 12 con giáp hôm nay 5/1/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 5/1/2025, Lịch vạn niên ngày 5 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 5/1/2025, Lịch vạn niên ngày 5 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 5/1. Lịch âm 5/1/2025? Âm lịch hôm nay 5/1. Lịch vạn niên 5/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 5/1/2025: Bọ Cạp đừng quá nghi ngờ

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 5/1/2025: Bọ Cạp đừng quá nghi ngờ

Tử vi hôm nay 5/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc giữa sóng gió chính trường

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc giữa sóng gió chính trường

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ gặp người đồng cấp Cho Tae-yul vào ngày 6/1, thời điểm hết hạn lệnh bắt giữ Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol.
Damascus nối lại các chuyến bay quốc tế, nhiều nước hỗ trợ quá trình tái thiết ở Syria

Damascus nối lại các chuyến bay quốc tế, nhiều nước hỗ trợ quá trình tái thiết ở Syria

Syria sẽ bắt đầu đón các chuyến bay quốc tế đi và đến Sân bay quốc tế Damascus từ ngày 7/1.
Giá tiêu hôm nay 5/1/2025: Thị trường diễn biến bất ngờ, hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu duy trì vị thế số 1 thế giới

Giá tiêu hôm nay 5/1/2025: Thị trường diễn biến bất ngờ, hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu duy trì vị thế số 1 thế giới

Giá tiêu hôm nay 5/1/2025 tại thị trường trong nước bất ngờ tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 147.000 – 149.500 đồng/kg.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc giữa sóng gió chính trường

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc giữa sóng gió chính trường

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ gặp người đồng cấp Cho Tae-yul vào ngày 6/1, thời điểm hết hạn lệnh bắt giữ Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol.
Damascus nối lại các chuyến bay quốc tế, nhiều nước hỗ trợ quá trình tái thiết ở Syria

Damascus nối lại các chuyến bay quốc tế, nhiều nước hỗ trợ quá trình tái thiết ở Syria

Syria sẽ bắt đầu đón các chuyến bay quốc tế đi và đến Sân bay quốc tế Damascus từ ngày 7/1.
Nga bao vây thành phố chiến lược Pokrovsk nhằm cắt đứt đường tiếp tế của Ukraine

Nga bao vây thành phố chiến lược Pokrovsk nhằm cắt đứt đường tiếp tế của Ukraine

Nga tăng cường các cuộc tấn công vào thành phố chiến lược Pokrovsk với mục tiêu bao vây từ phía Nam, cắt đứt tuyến tiếp tế cho quân đội Ukraine.
Tên lửa Fath-360 và hệ thống phòng không Arman của Iran sắp lên đường tới Nga?

Tên lửa Fath-360 và hệ thống phòng không Arman của Iran sắp lên đường tới Nga?

Nhiều đồn đoán cho rằng tên lửa đạn đạo chiến thuật Fath-360 và hệ thống phòng không Arman của Iran sắp được vận chuyển tới Nga.
Hơn 9 triệu trẻ em ở một quốc gia châu Phi không được đến trường

Hơn 9 triệu trẻ em ở một quốc gia châu Phi không được đến trường

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ngày 3/1, hơn 9 triệu trẻ em Ethiopia không được đến trường do thiên tai, các thảm họa do con người gây ra
Nga 'nhắc nhẹ' một quốc gia NATO về việc viện trợ vũ khí cho Ukraine

Nga 'nhắc nhẹ' một quốc gia NATO về việc viện trợ vũ khí cho Ukraine

Đại sứ Nga tại Hy Lạp cảnh báo Athens không được chuyển giao hệ thống phòng không của Nga cho Ukraine nếu không có sự đồng ý bằng văn bản từ Moscow.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã làm dậy sóng dư luận khi nhắc lại tuyên bố gây sốc muốn mua lại Greenland.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Phiên bản di động