Bầu cử Chủ tịch đảng LDP: Phía trước là... thách thức

Phan Quân
Chờ đợi người kế nhiệm của Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP), Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide là nhiều vấn đề đối nội, đối ngoại đầy thách thức. Báo Thế giới & Việt Nam bình luận.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Ngày hôm nay (29/9), bầu cử Chủ tịch LDP sẽ đi đến hồi kết. Trong bối cảnh liên minh cầm quyền giữa đảng LDP và Komeito kiểm soát Hạ viện, người chiến thắng với đa số phiếu sẽ thay ông Suga Yoshihide làm Thủ tướng vào ngày 4/10 và lãnh đạo chính phủ, ít nhất là tới bầu cử toàn quốc tháng 11.

Điều này khiến cuộc bầu cử trên nhận được công chúng và giới quan sát đặc biệt quan tâm.

(09.28) Ông Fumio Kishida (trái) và ông Taro Kono là hai ứng cử viên hàng đầu cho vị trí Chủ tịch đảng LDP. (Nguồn: Reuters)
Ông Kono Taro (trái) và ông Kishida Fumio là hai ứng cử viên hàng đầu cho vị trí Chủ tịch đảng LDP. (Nguồn: Reuters)

Cạnh tranh từng lá phiếu

Trước hết, bầu cử nội bộ LDP chứng kiến cạnh tranh quyết liệt giữa hai cựu Ngoại trưởng kỳ cựu.

Là con trai cựu Chánh Văn phòng Chính phủ Kono Yohei và tốt nghiệp Đại học Georgetown (Mỹ), với khả năng nói tiếng Anh lưu loát, ông Kono Taro, 58 tuổi từng giữ nhiều cương vị quan trọng như Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng. Hiện ông là Bộ trưởng phụ trách các vấn đề Covid-19 của Nhật Bản.

Với tính cách hòa đồng, bộc trực và thường xuyên tương tác trên mạng xã hội, ông Kono nhận được sự ủng hộ lớn từ giới trẻ Nhật Bản. Tài khoản Twitter của ông có hơn 2,3 triệu lượt người theo dõi.

Cựu thành viên LDP, nhà nghiên cứu chính trị Atsuo Ito nhận định: “Khi bầu cử toàn quốc tới gần, đảng có xu hướng lựa chọn người có hình ảnh tốt với công chúng, đặc biệt là với giới trẻ của LDP”.

Trong khi đó, tốt nghiệp Đại học Waseda danh tiếng và cũng từng giữ chức Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng, ông Kishida Fumio lại được biết đến với nỗ lực xây dựng quan hệ với Nga bằng rượu sake cùng vodka hay đàm phán vấn đề “phụ nữ mua vui” với Hàn Quốc năm 2015.

Khác với đối thủ cạnh tranh, chính trị gia 64 tuổi là người điềm đạm và không phải nhân vật của công chúng.

Hiện cuộc đua giữa hai nhân vật này vẫn hết sức gay cấn.

Theo thể lệ bầu cử, tổng số phiếu bầu là 764, một nửa từ nghị sĩ và nửa còn lại từ đảng viên thông thường. Trong 382 lá phiếu ban đầu, ông Kishida dự kiến được hơn 30% ủng hộ, còn ông Kono là 25%. Tuy nhiên, khi tính số phiếu bầu của đảng viên thông thường, ông Kono lại là người chiếm ưu thế.

Nếu không ai giành đủ đa số trong vòng 1, cuộc bầu cử sẽ bước sang vòng 2, nơi sự lựa chọn nằm trong tay các nghị sĩ LDP. Đây rõ ràng là một lợi thế cho ông Kishida.

(09.06) Nguời kế nhiệm ông Suga sẽ có nhiều việc phải làm để đưa Nhật Bản tăng trưởng nhanh trở lại sau đại dịch Covid-19. (Nguồn: AFS)
Nguời kế nhiệm ông Suga sẽ có nhiều việc phải làm để đưa Nhật Bản tăng trưởng nhanh trở lại sau đại dịch Covid-19. (Nguồn: AFS)

Những bài toán khó

Dù ai trở thành Chủ tịch LDP và theo đó, tiếp quản vị trí Thủ tướng, người đó đều phải đương đầu với hàng loạt vấn đề đối nội, đối ngoại đầy thách thức.

Đầu tiên, đó là hàn gắn bất đồng, củng cố nội bộ đảng.

Trang Nishin Nippon cho rằng ông Suga Yoshihide chỉ từ bỏ tranh cử Chủ tịch LDP sau khi đánh mất sự ủng hộ từ người tiền nhiệm Abe Shinzo và Phó Thủ tướng Aso Taro, lãnh đạo hai trường phái lớn trong đảng.

Khác biệt giữa các trường phái này thể hiện rõ nét hơn qua tỷ lệ ủng hộ sít sao cho hai ứng cử viên hàng đầu, với phong cách và quan điểm đối lập. Trong bối cảnh đó, tân Chủ tịch LDP cần đoàn kết nội bộ, vì tương lai đảng và vị trí lãnh đạo của mình.

Thứ hai, về đối nội, Nhật Bản cần thận trọng kiểm soát dịch Covid-19, thúc đẩy phục hồi kinh tế.

Sau nhiều nỗ lực của Tokyo, số ca mắc Covid-19 đã giảm từ 25.000 ca hồi tháng 8 xuống 1.128 ca ngày 27/9. Tỷ lệ tiêm đủ vaccine Covid-19 ở xứ sở hoa anh đào là 58%.

Ngày 28/9, Thủ tướng Suga Yoshihide tuyên bố sẽ không kéo dài hạn chế di chuyển và tụ tập nơi đông người sau ngày 30/9.

Một lý do khiến tỷ lệ ủng hộ ông Suga giảm mạnh là cách phản ứng của Tokyo với đại dịch.

Vài tháng trước, khi chưa kiểm soát tình hình, Nhật Bản đã sớm nới lỏng biện pháp phòng dịch, để rồi phải áp đặt trở lại lúc số ca nhiễm tăng mạnh, gây khó khăn cho người dân. Đây là điều người kế nhiệm ông Suga không mong muốn.

Điều quan trọng không kém với Nhật Bản lúc này là hồi phục sau đại dịch. Hai cựu Ngoại trưởng đều cho rằng cần giảm nợ công, thúc đẩy tăng trưởng. Họ cũng nhận định Abenomics không còn phù hợp và Nhật Bản cần chính sách phát triển mới, song cả ông Kono lẫn ông Kishida chưa cho thấy phương án của mình.

Hiện nợ công của Nhật Bản năm tài khóa 2020 đạt 11.032 tỷ USD, tương đương 88.100 USD/người, cao nhất trong số các nước phát triển.

Tốc độ hồi phục kinh tế vẫn ở mức chậm so với nhiều nước khác: Tăng trưởng GDP tháng 4-6 của Nhật Bản đạt 1,9%, song chưa thể bù đắp mức giảm tới 4% hai tháng trước đó.

Tokyo cần xây dựng chiến lược, tầm nhìn riêng về đối ngoại, tiếp tục mở rộng ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Đây là lĩnh vực cả hai cựu Ngoại trưởng Kono Taro lẫn Kishida Fumio không còn xa lạ.

Thứ ba, nhà lãnh đạo mới cần định hình vị thế của Nhật Bản, với chính sách đối ngoại rõ nét hơn.

Tiếp nhận chức Thủ tướng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lan rộng, ông Suga không để lại dấu ấn đối ngoại như người tiền nhiệm Abe Shinzo trong hơn một năm cầm quyền.

Hầu hết động thái của Tokyo, dù là ủng hộ lập trường của Washington hay phản ứng trước thay đổi chính sách của Trung Quốc, không chủ động hay dựa trên chiến lược hay tầm nhìn cụ thể nào.

Khi đó, một mặt, người kế nhiệm ông Suga cần củng cố vị thế Nhật Bản như cường quốc quan trọng trong chính sách của Mỹ tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Mặt khác, Tokyo cần xây dựng chiến lược, tầm nhìn riêng về đối ngoại, tiếp tục mở rộng ảnh hưởng ở Đông Nam Á.

May mắn thay, đây là lĩnh vực cả hai cựu Ngoại trưởng Kono Taro lẫn Kishida Fumio không còn xa lạ.

Song kiểm soát dịch, phục hồi kinh tế hay xây dựng vị thế đều đòi hỏi tân Chủ tịch đảng LDP giữ ghế Thủ tướng với một liên minh mạnh tại Hạ viện sau bầu cử toàn quốc.

Cuộc bỏ phiếu ngày 29/9 có thể là bài kiểm tra đầu tiên, song chắc chắn không phải cuối cùng dành cho người chiến thắng.

Bầu cử Chủ tịch đảng LDP: Nhật Bản sắp có Thủ tướng mới, quan hệ Tokyo-Seoul sẽ đi về đâu?

Bầu cử Chủ tịch đảng LDP: Nhật Bản sắp có Thủ tướng mới, quan hệ Tokyo-Seoul sẽ đi về đâu?

Cả hai ứng cử viên nặng ký cho cuộc đua giành chiếc ghế Thủ tướng Nhật Bản - Bộ trưởng phụ trách vaccine Taro Kono ...

Vụ Triều Tiên thử tên lửa: Mỹ nói vi phạm, Hàn Quốc họp khẩn, Nhật Bản lo ngại

Vụ Triều Tiên thử tên lửa: Mỹ nói vi phạm, Hàn Quốc họp khẩn, Nhật Bản lo ngại

Trong phản ứng sau vụ Triều Tiên phóng vật thể không xác định ra biển Nhật Bản sáng 28/9, Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên ...

Xem nhiều

Đọc thêm

PetroVietnam chứng minh văn hóa doanh nghiệp chính là chìa khóa thành công trong môi trường kinh doanh hiện đại

PetroVietnam chứng minh văn hóa doanh nghiệp chính là chìa khóa thành công trong môi trường kinh doanh hiện đại

Văn hóa doanh nghiệp không phải là điều có thể xây dựng một sớm một chiều. Đây là một quá trình dài từ tổng hợp, học tập kinh nghiệm, tham ...
Viện Tony Blair về Thay đổi toàn cầu mong muốn hợp tác trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo, đào tạo nguồn nhân lực số

Viện Tony Blair về Thay đổi toàn cầu mong muốn hợp tác trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo, đào tạo nguồn nhân lực số

Chiều 3/12, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã tiếp ông Rajeev Chandrasekhar, nguyên Quốc vụ khanh phụ trách điện tử, công nghệ thông tin, kỹ năng và khởi ...
Giá tiêu hôm nay 4/12/2024: Hồ tiêu xuất khẩu Việt Nam đạt mốc kỷ lục mới, bắt đầu chu kỳ tăng giá

Giá tiêu hôm nay 4/12/2024: Hồ tiêu xuất khẩu Việt Nam đạt mốc kỷ lục mới, bắt đầu chu kỳ tăng giá

Giá tiêu hôm nay 4/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 147.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 4/12/2024: Giá vàng 'quan tâm' ông Trump, ổn định đồng đều, một quốc gia có thể 'xoay chuyển' thị trường

Giá vàng hôm nay 4/12/2024: Giá vàng 'quan tâm' ông Trump, ổn định đồng đều, một quốc gia có thể 'xoay chuyển' thị trường

Giá vàng hôm nay 4/12/2024 ghi nhận sự ổn định đồng đều trên thị trường trong nước và thế giới.
Ngày quốc tế Người khuyết tật: Thúc đẩy giáo dục hòa nhập và năng lực lãnh đạo cho mọi người

Ngày quốc tế Người khuyết tật: Thúc đẩy giáo dục hòa nhập và năng lực lãnh đạo cho mọi người

Nhân Ngày quốc tế Người khuyết tật, UNFPA & các cơ quan LHQ ở Việt Nam tổ chức sự kiện Thúc đẩy giáo dục hòa nhập và năng lực lãnh ...
Đội tuyển Việt Nam gọi bổ sung tiền đạo Xuân Son cho ASEAN Cup 2024

Đội tuyển Việt Nam gọi bổ sung tiền đạo Xuân Son cho ASEAN Cup 2024

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son là 1 trong 3 cầu thủ CLB Nam Định được HLV Kim Sang Sik triệu tập bổ sung trong quá trình chuẩn bị cho ASEAN ...
Tin thế giới 3/12: Kiev sẽ mời Nga dự hội nghị hòa bình, Triều Tiên gửi 100 pháo tầm xa tới Nga, Iran ra điều kiện với Mỹ về thỏa thuận hạt nhân

Tin thế giới 3/12: Kiev sẽ mời Nga dự hội nghị hòa bình, Triều Tiên gửi 100 pháo tầm xa tới Nga, Iran ra điều kiện với Mỹ về thỏa thuận hạt nhân

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Ukraine ra tuyên bố quyết đoán phủ đầu NATO sau kinh nhiệm đắng cay, sẽ mời Nga đến dự hội nghị hòa bình

Ukraine ra tuyên bố quyết đoán phủ đầu NATO sau kinh nhiệm đắng cay, sẽ mời Nga đến dự hội nghị hòa bình

Ukraine sẽ không chấp nhận bất kỳ giải pháp thay thế nào cho tư cách thành viên đầy đủ của Ukraine trong NATO.
Tình hình Syria: Mỹ có hành động bất ngờ với Nga, dứt khoát nói không đưa lại quân đến quốc gia Trung Đông

Tình hình Syria: Mỹ có hành động bất ngờ với Nga, dứt khoát nói không đưa lại quân đến quốc gia Trung Đông

Nga và Mỹ đã có động thái 'nhìn lại mặt nhau' giữa lúc tình hình nội chiến ở Syria đang leo thang.
Đức-Trung Quốc đối thoại cấp ngoại trưởng: Nhắc nhau bất đồng không đối đầu, Berlin vẫn cảnh báo Bắc Kinh đừng 'dính' tới Nga

Đức-Trung Quốc đối thoại cấp ngoại trưởng: Nhắc nhau bất đồng không đối đầu, Berlin vẫn cảnh báo Bắc Kinh đừng 'dính' tới Nga

Có những khác biệt và bất đồng giữa Trung Quốc và Đức, nhưng đây không nên là rào cản cho sự hợp tác và là lý do đối đầu.
Iran gửi thông điệp về đàm phán hạt nhân tới Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump

Iran gửi thông điệp về đàm phán hạt nhân tới Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump

Iran sẵn sàng đối thoại theo nguyên tắc cùng có lợi với Mỹ về thỏa thuận hạt nhân nếu ông Trump thực hiện những hành động xây dựng cụ thể.
Vừa có hiệu lực chưa lâu, lệnh ngừng bắn giữa Israel-Hezbollah lại đứng trước nguy cơ đổ vỡ

Vừa có hiệu lực chưa lâu, lệnh ngừng bắn giữa Israel-Hezbollah lại đứng trước nguy cơ đổ vỡ

Ít nhất 11 người thiệt mạng và 3 người bị thương trong những cuộc không kích của Israel vào các thị trấn Talousa và Haris ở miền Nam Lebanon ngày 2/12.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 1): Công cụ thời Trung cổ khủng bố tinh thần, bí mật ẩn giấu vẫn chưa có lời giải

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 1): Công cụ thời Trung cổ khủng bố tinh thần, bí mật ẩn giấu vẫn chưa có lời giải

Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại và các cuộc xung đột trên toàn cầu, vũ khí cũng dần trở nên đa dạng, hiện đại và nguy hiểm.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thẳng thắn thừa nhận rằng rất khó để giành lại một số vùng do Nga kiểm soát.
Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Phương Tây sẵn sàng đồng hành với Ukraine trong ngắn hạn nhưng chưa sẵn sàng cho xung đột kéo dài với Nga.
Những bài toán đón chờ lãnh đạo EU mới: Từ 'cú sốc ngoại sinh' đến thách thức nội tại

Những bài toán đón chờ lãnh đạo EU mới: Từ 'cú sốc ngoại sinh' đến thách thức nội tại

Cơ quan điều hành EU đã có lãnh đạo nhiệm kỳ mới và Chủ tịch EC là gương mặt quen thuộc.
5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

Hãng tin AFP dự báo 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025 trên nhiều lĩnh vực chính trị, môi trường, thể thao, văn hóa và tôn giáo.
Thuận ngừng bắn giữa Israel-Hezbollah:  Một bên vẫn 'nắm đằng chuôi', Hamas 'ngã ngửa' nhận ra đòn giáng, hòa bình liệu còn xa?

Thuận ngừng bắn giữa Israel-Hezbollah: Một bên vẫn 'nắm đằng chuôi', Hamas 'ngã ngửa' nhận ra đòn giáng, hòa bình liệu còn xa?

Lệnh ngừng bắn giữa Israel và phong trào Hezbollah đang được kỳ vọng là 'tia hy vọng lóe lên từ vực thẳm' trong cuộc xung đột tại khu vực.
Nga tìm cách mở khóa tiềm năng hạt nhân châu Phi

Nga tìm cách mở khóa tiềm năng hạt nhân châu Phi

Nga có đủ tiềm lực để hỗ trợ châu Phi khắc phục tình trạng thiếu hụt năng lượng, vốn cản trở sự phát triển kinh tế bền vững trên lục địa này.
Phiên bản di động