Bầu cử Đức: Tỷ lệ cử tri bỏ phiếu tăng mạnh, chưa lộ diện người kế nhiệm bà Merkel

Nguyễn Hoàng
Đúng 8h sáng 26/9 (theo giờ địa phương), các điểm bỏ phiếu trên toàn nước Đức đã mở cửa để cử tri tham gia bỏ phiếu bầu ra Quốc hội liên bang khoá mới nhiệm kỳ 2021-2025.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Cuộc bầu cử Quốc hội liên bang diễn ra trên toàn quốc và được tiến hành song song với cuộc bầu cử Nghị viện tại các bang Berlin và Mecklenburg-Vorpommern.

Theo ước tính, khoảng 650.000 tình nguyện viên Đức đã được bố trí đến 299 khu vực bầu cử để hỗ trợ tại 88.000 điểm bỏ phiếu trên cả nước, phát phiếu và kiểm phiếu sau khi các cuộc bỏ phiếu kết thúc.

Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và Phu nhân là bà Elke Büdenbender đã tới điểm bỏ phiếu tại trường tiểu học Erich-Kästner-Grundschule thuộc quận Steglitz-Zehlendorf ở Berlin để tham gia bỏ phiếu. (Nguồn: AFP)
Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier thực hiện nghĩa vụ cử tri ở điểm bỏ phiếu tại trường tiểu học Erich-Kästner-Grundschule thuộc quận Steglitz-Zehlendorf ở Berlin. (Nguồn: AFP)

Chung tay tạo dựng đường hướng phát triển của đất nước

Trong buổi sáng bầu cử, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và các ứng cử viên thủ tướng cũng đã thực hiện bỏ phiếu bầu cử. Đây là những điểm bầu cử mà các ứng cử viên đăng ký tranh cử một suất trực tiếp vào Quốc hội liên bang.

Tổng thống Frank-Walter Steinmeier và Phu nhân là bà Elke Büdenbender đã tới điểm bỏ phiếu tại trường tiểu học Erich-Kästner-Grundschule thuộc quận Steglitz-Zehlendorf ở Berlin trong khi Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bỏ phiếu qua đường bưu điện.

Phát biểu trước đó, Tổng thống Steinmeier kêu gọi mọi công dân có quyền bầu cử tham gia bỏ phiếu để cùng chung tay xây dựng một nước Đức dân chủ mạnh và một tương lai tốt đẹp.

Vị nguyên thủ này cho biết Đức đang đứng trước một quá trình chuyển giao chính trị với nhiều thách thức phía trước, như đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, số hoá, giáo dục và y tế, an ninh bên trong và bên ngoài cũng như hợp tác ở châu Âu.

Ông khẳng định tiếng nói của từng cử tri sẽ được lắng nghe và những người tham gia bầu cử chính là cùng chung tay tạo dựng đường hướng của đất nước trong 4 năm tới.

Trong khi đó, tại bang Hamburg, tính đến 14h, số cử tri tham gia bầu cử đã đạt gần 64%, cao hơn gần 8% so với cuộc bầu cử 4 năm trước. Tại bang Niedersachsen, số cử tri đi bầu tính tới 12h30 đạt 36,35%, cao hơn mức 32,08% cùng thời điểm so với cuộc bầu cử 4 năm trước.

Tại Bremen, tính đến 12h trưa, số cử tri đi bầu đạt 27,2%, song theo cơ quan bầu cử có rất đông cử tri đã bỏ phiếu qua bưu điện. Trong khi đó tại bang Nordrhein-Westfalen, số cử tri đi bầu trung bình tại các điểm bầu cử đạt tới 45%, cao hơn 5% so với năm 2017.

Tuy nhiên, tại một số bang, số cử tri tới các điểm bầu cử lại thấp hơn so với 4 năm trước, có thể do phần lớn đã bầu qua hình thức gửi thư bưu điện.

Theo truyền thông Đức, đã có một số sự cố nhỏ xảy ra trong sáng ngày bầu cử. Ứng cử viên thủ tướng của Liên minh Dân chủ/Xã hội cơ đốc giáo (CDU/CSU) Armin Laschet gấp lá phiếu không đúng cách, để lộ phần tích chọn cho ứng cử viên/đảng ra phía ngoài khi được phóng viên chụp hình và quay phim khoảnh khắc bỏ phiếu vào thùng phiếu tại một điểm bỏ phiếu ở thành phố Aachen, bang Nordrhein-Westfalen.

Theo Cơ quan Bầu cử liên bang, cử tri phải gấp lá phiếu sao cho bên ngoài không nhận biết cử tri tích chọn cho ứng cử viên hay đảng nào, trường hợp ngược lại, ban bầu cử có thể khước từ lá phiếu của cử tri đó. Hiện chưa rõ trường hợp của ông Laschet sẽ được xử lý như thế nào.

Sự cố về phiếu bầu cũng đã xảy ra ở Berlin do nhầm lẫn phiếu giữa các quận Friedrichshain/Kreuzberg và Charlottenburg/Wilmersdorf. Cụ thể, phiếu bầu từ quận Charlottenburg/Wilmersdorf đã bị chuyển nhầm tới một số điểm bầu cử thuộc quận Friedrichshain. Những điểm bầu cử này đã phải tạm đóng cửa để chuyển lại phiếu bầu.

Những dấu ấn lần đầu tiên

Cuộc bầu cử năm nay là cuộc bầu cử đầu tiên mà Thủ tướng đương nhiệm không tái tranh cử. Đây cũng là ngày mà người dân Đức chia tay với bà Angela Merkel, dù bà sẽ tiếp tục tại vị cho đến khi chính phủ mới được thành lập và Hạ viện bầu ra thủ tướng mới.

Cử tri Đức đã đánh giá cao những kết quả đạt được của nữ Thủ tướng Đức đầu tiên trong 16 năm cầm quyền vừa qua.

Kể từ khi nhậm chức nhiệm kỳ đầu tiên năm 2005, bà Merkel đã duy trì được cho Đức một nền kinh tế mạnh, chính trị ổn định và tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp. Thành tựu của bà đặc biệt phải kể đến trong chính sách đối ngoại, với nhiều dấu ấn trong bối cảnh thách thức toàn cầu ngày càng gia tăng.

Bà đã có công lớn giúp Đức cũng như châu Âu vượt qua cuộc khủng hoảng đồng Euro năm 2008-2009 hay cuộc khủng hoảng người tị nạn năm 2015.

Trên cương vị đứng đầu chính phủ Đức, mối quan hệ với đồng minh truyền thống Pháp được tăng cường, trong khi các nước châu Âu cũng gắn kết hơn với những định hình rõ rệt của khu vực.

Bầu cử Đức: Nhiều khả năng việc thành lập liên minh cầm quyền phải cần tới sự hợp lực của 3 đảng mới có thể chiếm quá bán để thành lập chính phủ. (Nguồn: AFP)
Nhiều khả năng việc thành lập liên minh cầm quyền phải cần tới sự hợp lực của 3 đảng mới có thể chiếm quá bán để thành lập chính phủ. (Nguồn: AFP)

Các cuộc thăm dò dư luận được thực hiện những ngày qua cho thấy đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của ứng cử viên Thủ tướng Olaf Scholz chỉ nhỉnh hơn một chút so với Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo của ứng cử viên Armin Laschet.

Tuy nhiên, nhiều khả năng việc thành lập liên minh cầm quyền phải cần tới sự hợp lực của 3 đảng mới có thể chiếm quá bán để thành lập chính phủ và đây sẽ là lần đầu tiên kể từ năm 1957, nước Đức phải cần tới 3 đảng mới có thể giành được đa số cần thiết.

Giới quan sát cũng như các cử tri được hỏi đều nhận định, tiến trình thành lập liên minh cầm quyền sẽ hết sức khó khăn do mọi khả năng đều bỏ ngỏ, thậm chí việc thành lập chính phủ có thể hoàn toàn trái ngược với những nhận định thời gian qua.

Theo sự thống nhất của Hội đồng trưởng lão Quốc hội Đức gồm Chủ tịch Quốc hội, Đoàn Chủ tịch Quốc hội cùng đại diện các chính đảng, cơ quan lập pháp mới của nước này có thể nhóm họp lần đầu tiên vào ngày 26/10 tới, ngày cuối cùng cho phiên họp đầu tiên theo quy định là muộn nhất 30 ngày sau cuộc bầu cử.

Giới nghiên cứu đánh giá Quốc hội Đức tới đây có thể có quy mô lớn nhất từ trước tới nay.

Theo nhà nghiên cứu bầu cử Robert Vehrkamp, Quốc hội Đức nhiệm kỳ mới thậm chí có thể lên tới 900 nghị sĩ. Với kết quả các cuộc thăm dò như hiện nay, nhiều khả năng Quốc hội Đức sẽ có từ 672-912 nghị sĩ so với con số 709 nghị sĩ hiện tại - con số đã ở mức cao kỷ lục cho tới nay.

Các điểm bầu cử đóng cửa vào 18h ngày 26/9. Kết quả bỏ phiếu sơ bộ sẽ được công bố sau khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa, dựa vào kết quả các cuộc thăm dò bên ngoài phòng phiếu. Tiến trình kiểm phiếu sẽ diễn ra trong suốt đêm và sau khi kết thúc, nhân viên phòng phiếu sẽ chuyển kết quả này lên ủy ban bầu cử liên bang. Kết quả bầu cử chính thức dự kiến sẽ được công bố một ngày sau cuộc bầu cử.

Thông thường phải mất vài tuần kết quả bầu cử chính thức mới được công bố. Năm 2017, cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 24/9, nhưng đến ngày 12/10, kết quả cuối cùng mới được công bố . Năm 2013, cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 22/9 và kết quả được công bố vào ngày 9/10. Sau cuộc bầu cử, các đảng lớn nhất sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán thăm dò thành lập liên minh cầm quyền - một quá trình có thể kéo dài vài tuần, thậm chí vài tháng.

16 năm 'chèo lái' nước Đức của bà Angela Merkel qua những bức ảnh

16 năm 'chèo lái' nước Đức của bà Angela Merkel qua những bức ảnh

Sau 16 năm làm Thủ tướng nước Đức và ba thập niên tham gia chính trị, bà Angela Merkel đã 'chèo chống' đất nước vượt ...

Bầu cử Đức: 16 năm, được - mất và một khoảng trống rất lớn

Bầu cử Đức: 16 năm, được - mất và một khoảng trống rất lớn

Trước bà Angela Merkel, chưa có thủ tướng Đức nào rời chức vụ một cách thanh thản và được lòng dân đến vậy...

(theo AFP, TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Đức

Đọc thêm

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai tiếp Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio chào từ biệt

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai tiếp Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio chào từ biệt

Đại sứ Yamada Takio khẳng định, dù ở cương vị nào cũng sẽ nỗ lực, ủng hộ cho phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao kết quả hợp tác của Hội Luật gia Liên bang Nga và Hội Luật gia Việt Nam thời gian qua.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng thứ Hai Bộ Ngoại giao Brunei

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng thứ Hai Bộ Ngoại giao Brunei

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ Hai Bộ Ngoại giao Brunei Daruusalam.
XSMB 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 24/4/2024. dự đoán XSMB 24/4/2024

XSMB 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 24/4/2024. dự đoán XSMB 24/4/2024

XSMB 24/4 - trực tiếp xổ số miền Bắc hôm nay 24/4/2024. kết quả xổ số ngày 24 tháng 4. xổ số miền Bắc thứ 4. xổ số hôm nay ...
XSMT 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024. SXMT 24/4/2024

XSMT 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024. SXMT 24/4/2024

XSMT 24/4 - trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024. xổ số miền Trung thứ 4. SXMT 24/4. KQXSMT thứ 4
XSMN 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024

XSMN 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024

XSMN 24/4 - xổ số hôm nay 24/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay, thứ 4 ngày 24/4/2024. XSMN thứ 4. xổ số miền Nam ngày ...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động