Bầu cử Mỹ 2020: Cuộc bầu cử Tổng thống và sau đó

Thierry de Montbrial
Tổng giám đốc Viện Nghiên cứu Quan hệ quốc tế Pháp (IFRI)
TGVN. Trước thềm cuộc bầu cử Mỹ 2020, nhà nghiên cứu chính trị người Pháp phân tích về các xu hướng trong nền chính trị Mỹ, tác động đến châu Âu… và đặc biệt là một số xu thế của chính trị thế giới đương đại. Báo TG&VN xin trích giới thiệu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bầu cử Mỹ 2020: Cuộc bầu cử Tổng thống và sau đó
Tiếng nói chung Âu-Mỹ phụ thuộc vào việc Mỹ chấm dứt coi châu Âu là đối thủ và áp đặt với Châu Âu sự lựa chọn của họ. (Nguồn: Getty Image/TTXVN)

Tình hình sức khỏe của Tổng thống Donald Trump có thể khiến diễn biến bầu cử Mỹ 2020 vốn đã phức tạp càng thêm khó đoán định. Tuy nhiên, cho dù ai thắng cử, nước Mỹ sẽ tiếp tục bị phân cực ở mức độ nghiêm trọng nhất trong lịch sử kể từ Chiến tranh Ly khai với tình trạng bạo lực bùng nổ và áp lực gia tăng chưa từng có đối với Hiến pháp vốn là trụ cột tạo nên bản sắc nước Mỹ. Nếu một nhân vật khác thắng cử, diễn biến tình hình có thể sẽ tương tự như tương quan giữa Trump và Hilary Clinton năm 2016.

Nước Mỹ sẽ thế nào?

Những năm tới, tình hình Mỹ tiếp tục sẽ có rất nhiều biến động. Sự phụ thuộc của chính sách đối ngoại vào chính sách đối nội sẽ ngày càng tăng. Dù trên vấn đề đối đầu với Trung Quốc hay tập trung ưu tiên cho lợi ích của Israel trong chính sách Trung Đông của Mỹ, khó có thể hình dung Joe Biden sẽ có bước đi hoàn toàn khác.

Nhiều người Châu Âu hi vọng với cựu phó Tổng thống dưới thời Obama, nước Mỹ sẽ quay trở lại tập trung cho quan hệ xuyên Đại Tây Dương và chủ nghĩa đa phương. Điều đó có thể xảy ra nhưng là bề ngoài và chỉ là bề ngoài thôi bởi trật tự giữa các châu lục đã bắt đầu thay đổi ngay từ thời hậu Xô Viết dưới tác động của nhiều yếu tố khách quan trong đó có sự nổi lên của Trung Quốc và sự suy yếu của Nga.

Tùy vào tính cánh của các ông chủ Nhà Trắng mà biểu hiện của xu hướng trên sẽ tăng hoặc giảm qua các đời tổng thống. Tuy nhiên, chi tiết trên không phải không quan trọng. Để đạt mục tiêu trong chính sách đối nội, ông Trump không ngần ngại đoạn tuyệt với mọi chuẩn tắc trong triển khai chính sách đối ngoại, đối đầu với cả nước Anh của Boris Johnson, coi thường luật pháp và các thể chế quốc tế. Quả thực đó là lỗi với thế giới và với cả nước Mỹ. Xét trên phương diện này, một nhân vật khác thay Trump có thể giảm nhẹ vết thương nhưng không thể đảo ngược xu hướng. Có lẽ đây cũng là lý do giải thích vì sao một số đối tác Châu Âu vẫn mong Trump tái cử vì hy vọng rằng với cú sốc mà Trump tạo ra sẽ giúp châu Âu bớt rụt rè hơn trong khẳng định chủ quyền.

Tin liên quan
PHÂN TÍCH bầu cử Mỹ 2020: Phía trước đầy bất định PHÂN TÍCH bầu cử Mỹ 2020: Phía trước đầy bất định

Về phần mình, tôi không nhất trí với những đoán định như vậy. Trước hết, bởi châu Âu chỉ đóng vai trò khán giả và không có bất cứ phương tiện nào để gây ảnh hưởng trên sân khấu chính trị Mỹ. Và quan trọng hơn cả, dù thế nào, một sự hòa hợp tối thiểu giữa Châu Âu và Mỹ vẫn là cần thiết để các nước Phương Tây và tất cả các khu vực mà Phương Tây có quan hệ lịch sử và địa lý xử lý một cách linh hoạt thách thức xuất phát từ sự nổi lên của các cường quốc chống lại chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa Hồi giáo chính trị không tương thích với giá trị của Phương Tây và mối đe dọa ngày càng tăng của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.

Tuy nhiên, dù có ông Trump hay không, tiếng nói chung Âu-Mỹ phụ thuộc vào việc Mỹ chấm dứt coi châu Âu là đối thủ và áp đặt với Châu Âu sự lựa chọn của họ, đặc biệt thông qua các lệnh trừng phạt. Về phương diện này, nhiệm kỳ II của Trump nhiều khả năng sẽ không khác biệt nhiều so với nhiệm kỳ I. Trong trường hợp đó, Châu Âu không còn lối thoát nào khác là tìm cách thoát khỏi “nanh vuốt” của “Chú Sam” song không để rơi vào vòng kim cô của “Tử cấm thành”. Điểm khó dự báo nhất ở thời điểm hiện nay là không gì bảo đảm rằng một Tổng thống thuộc đảng Dân chủ sẽ không tìm cánh áp đặt ý chí đối với Châu Âu, dĩ nhiên với bề ngoài mềm mỏng hơn.

Dưới lăng kính xã hội học

Để có thể hiểu rõ hơn bối cảnh trước khi diễn bầu cử ở Mỹ, nên chăng có một cái nhìn dưới bao quát hơn dưới giác độ xã hội học về thế giới đương đại.

Thử giải phẫu quan hệ EU-Trung Quốc

Thử giải phẫu quan hệ EU-Trung Quốc

TGVN. Từ kỳ vọng tối đa ở Cấp cao trực tiếp EU-Trung Quốc đến hình thức tối giản của Cấp cao trực tuyến vừa diễn ...

Nhiều người Châu Âu hi vọng với cựu phó Tổng thống dưới thời Obama, nước Mỹ sẽ quay trở lại tập trung cho quan hệ xuyên Đại Tây Dương và chủ nghĩa đa phương. Điều đó có thể xảy ra nhưng là bề ngoài và chỉ là bề ngoài thôi.

Trước tiên, có thể nhận thấy xu hướng chối bỏ quyền lực (authority) dưới mọi hình thức. Ví dụ điển hình nhất là sự sụp đổ của Ki-tô giáo trong thế giới Phương Tây với mức độ chưa từng có trong lịch sử. Trên phạm vi toàn cầu, xu hướng tương tự cũng diễn ra đối với Công giáo và Tin Lành theo hướng có lợi cho các giáo hội Phúc âm. Thực tế này rất phổ biến ở Mỹ với nền văn hóa Tin lành chiếm vị trí vô cùng quan trọng tạo ra bản sắc văn hóa Mỹ. Những gì còn lại của Tin Lành tại Mỹ giờ biến thành các nhóm cộng đồng giáo phái đặc biệt rất xa rời thực tế và thiếu bao dung khi mất gốc.

Ở Đông Âu, giáo hội Chính thống giáo vẫn cầm cự được. Trong khi về ngắn hạn, có thể Mỹ sẽ là nơi nguy cơ mất bản sắc là lớn nhất, bất chấp những nỗ lực che giấu xu hướng đó. Cuối cùng, phải chăng hiện tượng Trump đâu đó thể hiện tâm lý co cụm của một nửa dân số Mỹ thực sự lo lắng về sự biến mất của giá trị văn hóa Mỹ? Mối lo ngại về bản sắc thực ra không chỉ diễn ra ở Mỹ mà còn xuất hiện lâu nay tại Pháp. Thực vậy, không kể Chính thống giáo ở Nga, nếu có 1 tôn giáo đơn thần không ngừng củng cố địa vị cả về tôn giáo và chính trị trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, thì đó là Hồi giáo. Và kể từ phong trào phi thực dân hóa theo nghĩa rộng, Hồi giáo chính trị liên tục biến đổi hình thái dưới những hình thức cực đoan tồi tệ nhất.

Sức mạnh của mạng xã hội

Ngoài tôn giáo, có thể đề cập câu chuyện về mạng xã hội. Chắc cũng còn mất rất nhiều thời gian để chúng ta nhận ra rằng một bộ phận quan điểm trong dân chúng liên tục bị tác động bởi luận điệu hoặc thông tin thiếu kiểm soát. Những vấn đề đặt ra với xã hội hiện đại quả là vô cùng phức tạp.

Chúng ta không thể xử lý các vấn đề này nếu không xem xét toàn diện các khía cạnh và không có giả thuyết nào có thể được coi là hoàn hảo. Khi quyền lực “authority” không được thừa nhận, thì đó là dư địa của các đối tượng kích động và xuyên tạc để tuyên truyền về cái gọi là “hậu chân lý” và biện giải cho hành vi tội ác của mình. Công nghệ cũng là một công cụ mà chúng có thể lợi dụng. Cùng với thời gian, chắc chắn yêu cầu về xây dựng khuôn khổ pháp luật cho Internet sẽ ngày càng được đặt ra. Tuy nhiên, trong khi chờ có luật mới, sẽ còn có bao nhiêu thảm kịch và với hậu quả ra sao?

Tin liên quan
PHÂN TÍCH. Donald Trump nhiễm Covid-19: Dễ lợi, dễ hại PHÂN TÍCH. Donald Trump nhiễm Covid-19: Dễ lợi, dễ hại

Ngoài ra, còn phải nói đến tình trạng bất bình đẳng “bùng nổ” trong giai đoạn “toàn cầu hóa hạnh phúc”, khai thác thiên nhiên cạn kiệt và các biểu hiện ngày càng rõ nét của biến đổi khí hậu. Cuối cùng là vấn đề đại dịch Covid-19 đã buộc chúng ta phải nhìn lại phương thức quản trị toàn cầu về y tế trong bối cảnh xu hướng chủ đạo trên thế giới hiện nay dưới tác động của đại dịch là phi toàn cầu hóa và sự suy yếu của chủ nghĩa đa phương. Sự suy yếu này càng tăng lên khi người dân mất niềm tin, ít nhất trong dư luận Châu Âu, về năng lực của các chính phủ trong việc thực hiện các các chính sách nhất quán và hiệu quả.

Thời nay, không một quốc gia nào có thể sống tách biệt hoàn toàn. Những chế độ được coi là vững chắc nhất cũng có thể tiêu tan chỉ trong chớp mắt. Mất cân bằng là hiện tượng toàn cầu. Điều tốt nhất ta có thể trông chờ ở Tổng thống tiếp theo của Mỹ là có thêm khôn ngoan. Khôn ngoan không loại trừ sự quyết đoán. Được vậy cũng đã là tiến bộ lớn đối với hệ thống quốc tế.

Bầu cử Mỹ vào giai đoạn nước rút, công ty truyền thông Trung Quốc 'chịu trận đủ'

Bầu cử Mỹ vào giai đoạn nước rút, công ty truyền thông Trung Quốc 'chịu trận đủ'

TGVN. Ngày 21/10, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố, Bộ Ngoại giao Mỹ đã liệt hoạt động của 6 công ty truyền thông Trung ...

Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ ra sao nếu ông Biden làm Tổng thống Mỹ?

Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ ra sao nếu ông Biden làm Tổng thống Mỹ?

TGVN. Trang mạng 9dashline ngày 12/10 đăng bài phân tích “Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ ra sao dưới thời Biden?” của Chủ ...

Bầu cử Mỹ 2020: Đua nhau mở rộng 'chiến trường', hai đảng bùng nổ cuộc chiến giành ghế ở Hạ viện

Bầu cử Mỹ 2020: Đua nhau mở rộng 'chiến trường', hai đảng bùng nổ cuộc chiến giành ghế ở Hạ viện

TGVN. Cuộc chiến giành ghế tại Hạ viện Mỹ giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa hiện đang diễn ra trên phạm vi lớn ...

Bầu cử Mỹ 2020: Diễn biến mới trong cuộc 'so kè' tại bang chiến trường khốc liệt nhất

Bầu cử Mỹ 2020: Diễn biến mới trong cuộc 'so kè' tại bang chiến trường khốc liệt nhất

TGVN. Ngày 21/10, kết quả cuộc thăm dò của Đại học Monmouth cho thấy một cuộc đua quyết liệt giữa các ứng cử viên của ...

(Hà Linh giới thiệu)

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020

Đọc thêm

Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ở Venezuela

Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ở Venezuela

Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ở thủ đô Caracas.
Ngày cuối kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5: Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất có 16 khung giờ cao điểm, đón hơn 200.000 lượt khách

Ngày cuối kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5: Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất có 16 khung giờ cao điểm, đón hơn 200.000 lượt khách

Trong ngày cuối của dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, hai sân bay lớn nhất cả nước dự kiến đón khoảng hơn 200.000 lượt hành khách thông qua cảng.
Siêu SUV hybrid Lamborghini Urus SE chính thức lộ diện

Siêu SUV hybrid Lamborghini Urus SE chính thức lộ diện

Lamborghini Urus SE chính thức trình làng với thay đổi lớn nhất nằm ở hệ động cơ Hybrid nhưng tổng thể phần thiết kế không thay đổi quá nhiều.
Thượng viện Mỹ 'xuống tay' với uranium Nga

Thượng viện Mỹ 'xuống tay' với uranium Nga

Động thái được đưa ra giữa lúc Mỹ đang tiếp tục tìm cách ngăn chặn những nỗ lực của Nga trong xung đột ở Ukraine
‘Tinh thần Trung-Pháp’ thúc đẩy quan hệ ổn định và lành mạnh

‘Tinh thần Trung-Pháp’ thúc đẩy quan hệ ổn định và lành mạnh

Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lu Shaye nhấn mạnh trong trả lời phỏng vấn Tân Hoa xã, trước thềm chuyến thăm Paris của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận ...
Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Lãnh đạo Đảng và Chính phủ Cuba gửi lời chúc mừng

Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Lãnh đạo Đảng và Chính phủ Cuba gửi lời chúc mừng

Thủ tướng Cuba Marrero Cruz gửi lời chúc mừng nhân dân và Chính phủ Việt Nam nhân kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
‘Tinh thần Trung-Pháp’ thúc đẩy quan hệ ổn định và lành mạnh

‘Tinh thần Trung-Pháp’ thúc đẩy quan hệ ổn định và lành mạnh

Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lu Shaye nhấn mạnh trong trả lời phỏng vấn Tân Hoa xã, trước thềm chuyến thăm Paris của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Hàn Quốc-Australia tìm cách tăng cường hợp tác an ninh và công nghiệp quốc phòng

Hàn Quốc-Australia tìm cách tăng cường hợp tác an ninh và công nghiệp quốc phòng

Hàn Quốc và Australia đánh giá cao mối quan hệ sâu sắc trên lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.
Ukraine được hứa hẹn gói hỗ trợ 'đính kèm' chất lượng với F-16, Mỹ hối thúc phương Tây gửi thứ vũ khí này

Ukraine được hứa hẹn gói hỗ trợ 'đính kèm' chất lượng với F-16, Mỹ hối thúc phương Tây gửi thứ vũ khí này

Các quốc gia phương Tây sẽ cung cấp cho Ukraine không chỉ những chiếc tiêm kích F-16, mà còn cả các loại vũ khí dành cho mẫu chiến đấu cơ này.
Hạ viện Argentina cho phép Tổng thống có quyền lập pháp

Hạ viện Argentina cho phép Tổng thống có quyền lập pháp

Dự luật Cơ bản, với 232 chương, sẽ tiếp tục được thảo luận ở Hạ viện Argentina để thông qua từng chương, trước khi gửi tới Thượng viện.
Tổng giám đốc IAEA chuẩn bị thăm Tehran, Mỹ quyết không 'mặt đối mặt' với Iran để làm điều này

Tổng giám đốc IAEA chuẩn bị thăm Tehran, Mỹ quyết không 'mặt đối mặt' với Iran để làm điều này

Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi sẽ tới Iran để gặp giới chức cấp cao nước chủ nhà trong 2 ngày 6-7/5.
Xung đột ở Dải Gaza: LHQ can ngăn Israel không tấn công Rafah, cảnh báo 'thảm kịch', Ngoại trưởng Mỹ lại đi Trung Đông

Xung đột ở Dải Gaza: LHQ can ngăn Israel không tấn công Rafah, cảnh báo 'thảm kịch', Ngoại trưởng Mỹ lại đi Trung Đông

LHQ cảnh báo, chiến dịch của Israel tấn công quân sự vào Rafah ở Dải Gaza sẽ là bước leo thang không thể chấp nhận được.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phiên bản di động