Bầu cử Nghị viện châu Âu: Cực hữu sẽ nhiều hơn?

Thanh Xuân
Học viện Ngoại giao
Với khoảng 400 triệu người có thể bỏ phiếu, cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu sẽ chính thức diễn ra trong vài tuần nữa. Đây không chỉ là một trong những cuộc bầu cử có số cử tri lớn nhất thế giới mà còn được đặc biệt chú ý khi châu Âu đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bầu cử Nghị viện châu Âu sắp diễn ra
Với khoảng 400 triệu người có thể bỏ phiếu, cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu diễn ra đầu tháng 6 tới sẽ là một trong các cuộc bầu cử lớn nhất thế giới. (Nguồn: AP)

Chuyển dịch mạnh mẽ

Nghị viện châu Âu đóng vai trò là trụ cột trong hệ thống lập pháp của Liên minh châu Âu (EU). Những đạo luật được thông qua bởi Nghị viện có hiệu lực đồng đều tại các quốc gia thành viên, tạo ra sự nhất quán và là nền tảng cho sức mạnh tổng thể của liên minh 27 thành viên.

Mặc dù Nghị viện châu Âu không phải là cơ quan quan trọng nhất của EU về vấn đề chính sách đối ngoại, nhưng cách các nhóm chính trị liên kết với nhau sau cuộc bầu cử và tác động của cuộc bầu cử đối với các cuộc tranh luận ở các quốc gia thành viên có ý nghĩa đáng kể trong việc giúp Ủy ban châu Âu và Hội đồng châu Âu đưa ra các lựa chọn trong lĩnh vực đối ngoại.

Tin liên quan
Đây là người phụ nữ nhận được nhiều ủng hộ làm Chủ tịch EC nhất Đây là người phụ nữ nhận được nhiều ủng hộ làm Chủ tịch EC nhất

Trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều biến động đã khiến cho người dân châu Âu nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu lần này. Theo một khảo sát của Eurobarometer được công bố vào tháng 4 vừa qua, 60% người được hỏi thể hiện sự quan tâm về cuộc bỏ phiếu, cao hơn hẳn 49% của cuộc khảo sát tương tự trước thềm cuộc bầu cử diễn ra cách đây 5 năm.

Tuy nhiên, xu hướng cử tri bỏ phiếu cho các đảng theo đường lối biệt lập dân tộc chủ nghĩa cũng ngày càng tăng và trở nên đáng chú ý. Trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu năm 2019, đảng Nhân dân châu Âu (EPP) trung hữu chiếm ưu thế, theo sau là Liên minh Chủ nghĩa Xã hội và Dân chủ (S&D) trung tả. Dẫu vậy, số ghế mà hai đảng này chiếm được đã bị giảm mạnh, khiến cho hai đảng lần đầu tiên trong hơn 20 năm không chiếm được đa số ghế tại Nghị viện châu Âu. Thay vào đó, đảng Bảo thủ và Cải cách châu Âu (ECR) trung hữu đã giành được kết quả đột phá.

Một nghiên cứu từ Hội đồng châu Âu về Quan hệ đối ngoại (ECFR) cho thấy cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu năm nay sẽ còn chứng kiến một sự chuyển dịch mạnh mẽ hơn sang cánh hữu ở nhiều quốc gia, với các đảng cánh hữu theo chủ nghĩa dân túy giành được lợi thế trên khắp EU, còn các đảng trung tả và đảng xanh sẽ mất nhiều ghế và phiếu bầu[1].

Trên thực tế, xu hướng này đã xuất hiện từ những năm gần đây khi các đảng cực hữu lên nắm quyền tại Hungary và Italy; tham gia vào chính phủ ở Phần Lan và Slovakia; giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội tại Hà Lan (11/2023); và thiết lập được chương trình nghị sự từ phe đối lập khi đảng National Rally cực hữu là một trong các bên ủng hộ dự luật nhập cư mới của Pháp (12/2023).

Bầu cử Nghị viện châu Âu sắp diễn ra
Bầu cử Nghị viện châu Âu sắp diễn ra.

Nói cách khác, các đảng cực hữu đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chính trị châu Âu trong năm 2023. Vấn đề lạm phát và môi trường tiếp tục là các chủ đề chính được cử tri quan tâm, đây cũng là các chủ đề có lợi cho xu hướng cực hữu. Vì vậy, năm 2024 có thể sẽ chứng kiến ​​xu hướng này phát triển không chỉ trong nền chính trị quốc gia mà còn ở cấp độ châu Âu, với một Nghị viện châu Âu thiên về cánh hữu hơn.

Ai sẽ dẫn đầu?

Dù các cuộc thăm dò ý kiến cử tri cho thấy cực hữu sẽ hiện diện nhiều hơn, thì phe chính thống trong Nghị viện châu Âu (bao gồm ba nhóm: EPP trung hữu, S&D trung tả, và Phục hưng châu Âu (Renew Europe) - theo chủ nghĩa tự do và trung dung) vẫn được cho là sẽ tiếp tục dẫn đầu trong cuộc bầu cử vào tháng 6 tới. Ba nhóm này thường thỏa hiệp với nhau để đạt được đa số ghế cần thiết để luật được thông qua.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là đảng Nhân dân châu Âu (EPP) của Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen sẽ mở cửa cho phe cực hữu đến mức nào. Bà Von der Leyen từng ngầm ám chỉ rằng EPP có thể sẵn sàng hợp tác với khối cực hữu chống Tổng thống Putin và đảng Bảo thủ và Cải cách châu Âu (ECR) do Thủ tướng Italy Giorgia Meloni lãnh đạo. Pascale Joannin, người đứng đầu Quỹ Robert Schuman nhận định, việc EPP liên minh với ECR sẽ làm đảo lộn mối quan hệ của chính EPP với hai đảng S&D và Phục hưng châu Âu và không có liên minh nào là thật sự ổn định ngoài liên minh ba bên chính thống hiện có. Một nhóm cực hữu có thể sẽ lấy mất vị trí thứ ba của Phục hưng châu Âu, nhưng liên minh ba bên vẫn sẽ bảo đảm được đa số ghế tại Nghị viện và vì thế, phe cực hữu vẫn không thể tạo ra được sự thay đổi ngoạn mục.

Trong một cuộc tranh luận do Trung tâm Chính sách châu Âu tổ chức, chuyên gia người Đức Daniela Schwarzer cũng cho rằng các nhóm cực hữu sẽ xây dựng chương trình nghị sự với đầy hoài nghi về các thành tựu của châu Âu, nhưng bản thân họ cũng không thể giúp cho châu Âu đưa ra được các quyết sách tốt hơn[2].

Nghị viện châu Âu sáng ngày 18-01-2022 đã bầu bà Roberta Metsola nữ nghị sĩ người Malta của nhóm đảng Nhân dân châu Âu (EPP) làm Chủ tịch mới của Nghị viện châu Âu
Bà Roberta Metsola, nữ nghị sĩ người Malta của nhóm đảng Nhân dân châu Âu (EPP) được bầu làm Chủ tịch Nghị viện châu Âu, ngày 18/1/2022. (Nguồn: Euronews)

Các nhà phân tích cũng tin rằng khó có khả năng sáp nhập hai nhóm cực hữu trong Nghị viện bởi giữa các nhóm này vốn có sự chia rẽ cơ bản. Bà Joannin lưu ý rằng ECR bao gồm các đảng đã hoặc hiện đang nắm quyền trong chính phủ, có lợi ích từ các dự án của EU, không chống EU như đảng Bản sắc và Dân chủ (ID) cực hữu – đảng có thiên hướng ủng hộ Tổng thống Nga V. Putin hơn. Ngoài ra, cũng chưa thể khẳng định được việc liệu ECR có chào đón đảng dân túy Fidesz của Thủ tướng Hungary Viktor Orban, nhà lãnh đạo EU thân cận nhất với Moscow hay không.

Bên cạnh vấn đề lạm phát và môi trường, nhập cư cũng là chủ đề mà phe cực hữu tập trung khai thác. Tuy nhiên, theo thăm dò của Eurobarometer, nhập cư hiện không phải là vấn đề hàng đầu trong tổng thể cử tri châu Âu, mà chỉ đứng thứ sáu trong danh sách các mối quan tâm, sau cuộc chiến chống đói nghèo, thất nghiệp, y tế, quốc phòng và an ninh EU. Cuộc xung đột kéo dài tại Ukraine, những bất ổn tại Trung Đông,… đã khiến cho người dân châu Âu đặt ưu tiên vào những chủ đề khác.

Trong những cuộc bầu cử nội bộ tại các nước thành viên thời gian qua, đảng cực hữu mới chỉ bị đẩy lùi trên chính trường Ba Lan. Sự cân bằng chính trị là điều mà châu Âu đang rất cần hướng tới vào lúc này, do các cuộc bầu cử ở EU sẽ giúp xác định ai sẽ nắm giữ các vị trí đứng đầu toàn khối, dẫn dắt Ủy ban châu Âu, Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu; từ đó, tạo ra ảnh hưởng đối với các quyết sách của EU trong vòng 5 năm tới.


[1] European Council on Foreign Relations, A sharp right turn: A forecast for the 2024 European Parliament elections, https://ecfr.eu/publication/a-sharp-right-turn-a-forecast-for-the-2024-european-parliament-elections/, 23/01/2024.

[2] Japan Times, Far right gains expected in EU election may test policy ideals for all, https://www.japantimes.co.jp/news/2024/05/06/world/politics/far-right-eu-elections/, 06/05/2024.


Châu Âu: Người dân bi quan về tương lai

Châu Âu: Người dân bi quan về tương lai

Ngày 4/5, tờ The Guardian nhận định kết quả của cuộc khảo sát toàn cầu YouGov-Cambridge cho thấy người dân tại châu Âu đang lo ...

Kết quả sơ bộ bầu cử Nghị viện châu Âu: EPP đang dẫn đầu

Kết quả sơ bộ bầu cử Nghị viện châu Âu: EPP đang dẫn đầu

Theo kết quả sơ bộ được công bố tối muộn 26/5 theo giờ địa phương, thời điểm kết thúc cuộc bầu cử Nghị viện châu ...

Thông điệp

Thông điệp "sống còn" từ kết quả bầu cử Nghị viện châu Âu

TGVN. Khi các kết quả đầu tiên của cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) công bố vào đêm 26/5, thì cũng là lúc ...

Liên minh châu Âu: Trong khó ló cái cũ

Liên minh châu Âu: Trong khó ló cái cũ

TGVN. Hiện tại có 4 thách thức lớn đối với sự tồn vong của Liên minh châu Âu (EU). Chương trình nghị sự chiến lược 2019-2024 ...

Nga bác cáo buộc can thiệp vào bầu cử Nghị viện châu Âu

Nga bác cáo buộc can thiệp vào bầu cử Nghị viện châu Âu

Ngày 16/6, hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức Hội đồng An ninh Nga cho rằng, những cáo buộc về việc Moscow đã sử ...

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 9/1/2025: Tuổi Tý tình cảm sâu kín

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 9/1/2025: Tuổi Tý tình cảm sâu kín

Xem tử vi 9/1 - tử vi 12 con giáp hôm nay 9/1/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 9/1/2025: Kim Ngưu tài lộc tiến triển tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 9/1/2025: Kim Ngưu tài lộc tiến triển tốt

Tử vi hôm nay 9/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 9/1/2025, Lịch vạn niên ngày 9 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 9/1/2025, Lịch vạn niên ngày 9 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 9/1. Lịch âm 9/1/2025? Âm lịch hôm nay 9/1. Lịch vạn niên 9/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Giá tiêu hôm nay 9/1/2025: Thị trường biến động tích cực, đồng loạt tăng mạnh, cao nhất 9 năm

Giá tiêu hôm nay 9/1/2025: Thị trường biến động tích cực, đồng loạt tăng mạnh, cao nhất 9 năm

Giá tiêu hôm nay 9/1/2025 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 151.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 9/1/2024: Giá vàng 'chùn bước', có quá nhiều yếu tố bất định, Trung Quốc có thể 'thổi luồng gió mới'

Giá vàng hôm nay 9/1/2024: Giá vàng 'chùn bước', có quá nhiều yếu tố bất định, Trung Quốc có thể 'thổi luồng gió mới'

Giá vàng hôm nay 9/1/2024 trên thị trường thế giới chịu áp lực từ đồng USD mạnh lên.
Sinh viên sống sót thần kỳ sau hai tuần nhờ ăn quả mọng và uống nước suối trong rừng

Sinh viên sống sót thần kỳ sau hai tuần nhờ ăn quả mọng và uống nước suối trong rừng

Ngày 8/1, cảnh sát Australia cho biết, đã tìm thấy một sinh viên mất tích hai tuần qua gần ngọn núi cao nhất nước này.
Tin thế giới 8/1: Ukraine tấn công táo bạo vào sâu lãnh thổ Nga, tung tích của Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội, ông Trump khiến Panama 'nóng mặt'

Tin thế giới 8/1: Ukraine tấn công táo bạo vào sâu lãnh thổ Nga, tung tích của Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội, ông Trump khiến Panama 'nóng mặt'

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Loạt nước châu Phi phản đối phát ngôn của Tổng thống Pháp

Loạt nước châu Phi phản đối phát ngôn của Tổng thống Pháp

Những phát biểu của Tổng thống Pháp trong một sự kiện ngày 6/1 đã khiến nhiều nước ở châu Phi cảm thấy 'nóng mặt'.
Ấn Độ ra mắt 'vũ khí' truy tìm, bắt giữ tội phạm xuyên quốc gia

Ấn Độ ra mắt 'vũ khí' truy tìm, bắt giữ tội phạm xuyên quốc gia

Ngày 7/1, tại New Delhi, Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Amit Shah ra mắt cổng thông tin mới có tên Bharatpol, do Cục điều tra trung ương (CBI) tạo ra.
Italy: 'Siêu trộm' khét tiếng sa lưới sau 4 năm vượt ngục

Italy: 'Siêu trộm' khét tiếng sa lưới sau 4 năm vượt ngục

Italy bắt giữ Olinto Bonalumi, tên tội phạm nguy hiểm từng vượt ngục năm 2021 và nằm trong số 50 kẻ bị truy nã gắt gao nhất đất nước.
Ông Donald Trump mất tự tin về giải quyết xung đột Ukraine? Ca ngợi Chủ tịch Trung Quốc 'mạnh mẽ và quyền lực'

Ông Donald Trump mất tự tin về giải quyết xung đột Ukraine? Ca ngợi Chủ tịch Trung Quốc 'mạnh mẽ và quyền lực'

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã đưa ra nhận định về mối quan hệ với Chủ tịch Trung Quốc và triển vọng gặp Tổng thống Nga.
Hạ viện Mỹ 'mở màn' chiến dịch trấn áp người nhập cư trái phép

Hạ viện Mỹ 'mở màn' chiến dịch trấn áp người nhập cư trái phép

Với tỷ lệ 264 phiếu thuận và 159 phiếu chống, Hạ viện Mỹ ngày 7/1 thông qua dự luật nhắm vào những người nhập cư không có giấy tờ.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Phiên bản di động