Bầu cử Tổng thống Pháp và hiệu ứng Trump

Hiệu ứng Trump đang tác động trực tiếp tới cuộc bầu cử Tổng thống Pháp. Vì vậy, tình hình chính trị Pháp đang diễn ra theo chiều hướng chưa từng có tiền lệ. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
IN LIÊN QUAN
bau cu tong thong phap va hieu ung trump Bầu cử Pháp: Các ứng cử viên bám đuổi sát nút
bau cu tong thong phap va hieu ung trump Bầu cử Tổng thống Pháp: Cánh tả chìm trong khủng hoảng

Điều không thể lại thành có thể

"Điều không thể lại thành có thể" - ứng cử viên Tổng thống Pháp Marine Le Pen thuộc phe cực hữu từng thốt lên như vậy khi ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Tuy nhiên, hiệu ứng Trump có lẽ không giúp cho bà Le Pen gia tăng thanh thế như bà từng hi vọng. Một phần là bởi ông Trump hóa ra không phải là người cùng chí hướng với bà Le Pen, khi ông cho ném bom Syria và không ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, người mà bà Le Pen ủng hộ. Không những thế, ông Trump đã lảng tránh nước Nga, trong khi bà Le Pen tăng cường liên kết với Tổng thống Putin. Chính quyền của ông Trump cũng đang có không ít rắc rối nội bộ. 

Từ chiến thắng bất ngờ của ông Trump và việc Anh đột nhiên bỏ phiếu quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), cử tri Pháp chí ít cũng đã rút ra được một điều rằng họ cần phải sẵn sàng đón nhận những bất ngờ.

bau cu tong thong phap va hieu ung trump
Bốn ứng cử viên hàng đầu của cuộc bầu cử Tổng thống Pháp (từ trái qua): Emmanuel Macron, Francois Fillon, ông Jean-Luc Melenchon và Marine Le Pen. (Nguồn: RTL)

Chỉ còn vài ngày nữa là diễn ra cuộc bỏ phiếu vòng 1 bầu cử Tổng thống Pháp (ngày 23/4), các cuộc thăm dò dư luận cho thấy 4 ứng cử viên hàng đầu của Pháp đang bám đuổi sát nhau tới mức không có ứng viên nào nổi trội rõ rệt. Trong khi đó, chỉ 2 ứng cử viên hàng đầu mới tiến tiếp vào vòng 2, vào ngày 7/5. Theo các hãng thăm dò dư luận, bà Le Pen, người phản đối nhập cư và mở cửa biên giới châu Âu, có cơ hội vào vòng 2 song lại khó có khả năng giành chiến thắng. 

Phe dân túy ở khắp châu Âu đã có được thành công xen lẫn thất bại trong các cuộc bầu cử kể từ tháng 11/2016. Cử tri ở Hà Lan đã loại bỏ ứng cử viên hay gây kích động Geert Wilders để duy trì nguyên trạng, trong khi cử tri Italy bỏ phiếu phản đối giới quyền lực và cử tri Áo lại từ chối ứng cử viên tổng thống cực hữu. 

Ở Pháp, chiến thắng của ông Trump đã khiến các đối thủ của bà Le Pen được chú ý. Ứng cử viên độc lập theo phái trung lập Emmanuel Macron thể hiện mình là người chống lại chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bảo hộ của ông Trump.

Nỗi thất vọng của bà Le Pen

Bà Le Pen coi chiến thắng của ông Trump là bằng chứng thuyết phục cho chiến lược tranh cử của mình. Bà gọi chiến thắng của ông Trump và cuộc bỏ phiếu rời EU của Anh (Brexit) là “những sự lựa chọn dân chủ chôn vùi trật tự xưa cũ và là những phiến đá để xây dựng nên một thế giới ngày mai”. 

bau cu tong thong phap va hieu ung trump
Bà Le Pen chủ trương đưa Pháp rời khỏi EU. (Nguồn: Sputnik)

Tuy nhiên, thời gian ông Trump giữ chức Tổng thống vừa qua cho thấy việc thực hiện những lời hứa dân túy không dễ dàng như người ta tưởng. Thierry de Montbrial, Chủ tịch Viện Quan hệ Quốc tế Pháp, nhận xét: "Chúng ta đã được thấy các quan điểm mới đây nhất của ông Trump đối ngược với những gì bà Le Pen từng hi vọng”.

Bà Le Pen đã không còn liên hệ mình với ông Trump sau khi Mỹ bắn tên lửa vào Syria hồi đầu tháng và tức giận nói rằng Trump đang cố gắng trở thành “cảnh sát của thế giới”. Sự thay đổi quan điểm của ông Trump về NATO cũng làm bà Le Pen thất vọng. Bà muốn rút nước Pháp ra khỏi cơ cấu chỉ huy của NATO và coi liên minh này là mối đe dọa không cần thiết đối với nước Nga hiện nay, khi mà Liên Xô không còn.

Emmanuel Riviere, Giám đốc hãng thăm dò dư luận Kantar Public (Pháp) nhận định: “Nếu có một hiệu ứng Trump đối với chiến dịch tranh cử này, thì đó là trong suy nghĩ, nhiều người thừa nhận rằng bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra”. 

Lực lượng cử tri ủng hộ bà Le Pen không hoàn toàn giống như lực lượng ủng hộ ông Trump, mặc dù theo ông Riviere, cả hai đều được sự ủng hộ từ “những người da trắng mất vị thế xã hội”. Bà Le Pen cũng không có một bộ máy đảng quyền lực như đảng Cộng hòa của ông Trump và ít được các thế hệ có tuổi ủng hộ như ông Trump. Tuy nhiên, bà Le Pen được giới trẻ ủng hộ nhiều hơn. 

Ông Riviere nhận xét: “Tình hình chính trị Pháp đang diễn ra theo chiều hướng chưa từng có tiền lệ. Nhiệm kỳ tổng thống lần này sẽ là nhiệm kỳ mà chúng ta chưa từng gặp trước đây”. 

bau cu tong thong phap va hieu ung trump Bầu cử Tổng thống Pháp: Cánh tả chìm trong khủng hoảng

Cựu Thủ tướng thuộc đảng Xã hội (PS) Manuel Valls tuyên bố sẽ ủng hộ ứng cử viên trung dung Emmanuel Macron thay vì ứng ...

bau cu tong thong phap va hieu ung trump Ứng cử viên Tổng thống Pháp Le Pen thăm Nga

Ngày 24/3, chưa đầy một tháng trước khi diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Pháp, ứng cử viên của Đảng Mặt trận Quốc gia ...

Thu Hiền (theo AP)

Đọc thêm

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm ...
Bài tarot hôm nay 2/5: Trong mùa hè này, ai sẽ giúp bạn cải thiện tình hình tài chính?

Bài tarot hôm nay 2/5: Trong mùa hè này, ai sẽ giúp bạn cải thiện tình hình tài chính?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem ai sẽ là người giúp bạn cải thiện tình hình tài chính trong mùa hè này nhé!
Cập nhật bảng giá xe hãng Subaru mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Subaru mới nhất tháng 5/2024

Bảng giá xe hãng Subaru của các dòng Outback 2021, Outback 2023, Forester 2023, Forester 2021, WRX 2022 và BR-Z 2022 sẽ được cập nhật chi tiết nhất trong bài ...
Lãnh đạo Singapore, Indonesia cùng những người kế nhiệm 'nhìn về quá khứ, hướng tới tương lai' trong quan hệ song phương

Lãnh đạo Singapore, Indonesia cùng những người kế nhiệm 'nhìn về quá khứ, hướng tới tương lai' trong quan hệ song phương

Tổng thống Indonesia và Thủ tướng Singapore đã có cuộc gặp nhằm tổng kết những thành tựu trong quan hệ song phương trong thập niên qua.
Sập cao tốc ở Trung Quốc, hàng chục người nhập viện

Sập cao tốc ở Trung Quốc, hàng chục người nhập viện

Ít nhất 31 người đã được đưa đến bệnh viện sau khi một phần đường cao tốc ở miền Nam Trung Quốc bị sập sáng sớm ngày 1/5.
Nhà vua Thái Lan phê chuẩn Ngoại trưởng mới

Nhà vua Thái Lan phê chuẩn Ngoại trưởng mới

Ông Maris Sangiampongsa chính thức được Nhà vua nước này phê chuẩn làm Ngoại trưởng mới của xứ sở chùa vàng.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động