TIN LIÊN QUAN | |
Hoạt động bên lề của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tại Shangri-La | |
Thủ tướng Thái Lan: An ninh khu vực thiếu sự cân bằng |
Trải qua 5 phiên toàn thể và hàng trăm các cuộc tiếp xúc, thảo luận song phương giữa các đoàn đại biểu quân sự các nước, Đối thoại Shangri-La lần thứ 15 đã đánh giá toàn diện các vấn đề an ninh khu vực, là cầu nối uy tín để các nước có thể trao đổi, tìm kiếm sự hợp tác, xây dựng lòng tin nhằm đảm bảo tự do, hòa bình và ổn định trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Phiên thảo luận "Những thách thức trong giải quyết xung đột" tại Shangri-La 2016. (Nguồn: New China) |
Đối thoại Shangri-La lần thứ 15 đã thảo luận sâu rộng về những thách thức an ninh tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện nay như: xung đột chủ quyền biển đảo, chủ nghĩa khủng bố, vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và một số nguy cơ an ninh phi truyền thống khác.
Năm nay, chủ đề được quan tâm lớn nhất vẫn là Biển Đông. Các ý kiến cho rằng, những căng thẳng trên Biển Đông chủ yếu đến từ những hoạt động đơn phương làm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông.
Các bên cho rằng, điều cấp thiết là phải đảm bảo tự do an toàn, an ninh hàng hải và hàng không, tầng dưới mặt nước cũng như môi trường biển. Trước mắt, cần ưu tiên tìm kiếm những công cụ quản lý xung đột, căng thẳng hoặc leo thang quân sự; tăng cường hợp tác và ngoại giao phòng ngừa.
Về sự tham gia của Việt Nam, trong bài phát biểu của mình tại Đối thoại Shangri La lần này, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đánh giá tình hình an ninh khu vực vẫn tiềm ẩn những nhân tố phức tạp, không thể xem thường, dù chưa đến mức bùng phát xung đột, nhưng đã xuất hiện nhiều dấu hiệu tiềm tàng cần được dự báo, ngăn chặn và hóa giải kịp thời.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên nhân của những nguy cơ này là do những khác biệt về lợi ích, những tham vọng, cạnh tranh chiến lược diễn biến theo chiều hướng tiêu cực, bất chấp luật pháp quốc tế.
Đó là sự không nhất quán trong lời nói và việc làm; sự khác biệt và bất bình đẳng trong cách thức giải quyết tranh chấp. Hơn nữa đó còn là cách hành xử áp đặt; sự theo đuổi lợi ích vị kỷ, hẹp hòi, không tính đến lợi ích của nước khác, lợi ích chung của khu vực và cộng đồng quốc tế.
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh, tất cả các quốc gia, dù lớn hay nhỏ đều không muốn xung đột xảy ra, nhưng thách thức đối với an ninh khu vực vẫn đang tồn tại là vì vẫn còn sự khác biệt trong nhận thức chung về lợi ích, sự thiếu lòng tin chiến lược giữa các quốc gia, sự không tuân thủ luật pháp quốc tế.
Về vấn đề Biển Đông, Thượng tướng nhấn mạnh hiện nay Việt Nam và một số nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền còn tồn tại những tranh chấp và khác biệt với Trung Quốc. Vấn đề không chỉ dừng lại ở đó mà kéo theo nó là những hành động đơn phương áp đặt, làm thay đổi hiện trạng và đang có nguy cơ quân sự hóa nhằm tạo ra sức mạnh răn đe.
Điều này làm ảnh hưởng xấu đến an ninh an toàn trên không, trên biển và dưới đáy biển, hủy hoại môi trường, cản trở các hoạt động lao động hòa bình trên biển… kéo theo sự can dự của các quốc gia trong và ngoài khu vực. Nếu không được giải quyết kịp thời sẽ dẫn đến chạy đua vũ trang, đối đầu chiến lược với những hậu quả hết sức nghiêm trọng và khó lường.
Thách thức lớn nhất là sự suy giảm lòng tin chiến lược Đó là nhận định của nhiều chuyên gia khi nói về Đối thoại Shangri-La lần thứ 15 (SLD 15) diễn ra tại Singapore từ ngày ... |
Đối thoại Shangri-La 2016: Tâm điểm là quan hệ Mỹ - Trung Bộ trưởng Quốc phòng và người đứng đầu quân đội của khoảng 20 nước sẽ đến Singapore tham dự Đối thoại Shangri-La thường niên từ ... |
Biển Đông sẽ làm "nóng" Đối thoại Shangri-La 2016 Đó là nhận định của Tiến sỹ Tim Huxley - Giám đốc khu vực châu Á thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) ... |