Berlin trước nguy cơ châu Âu thực hiện các dự án quốc phòng "không cần Đức"

Việc nước Đức gần đây quyết định hạn chế xuất khẩu vũ khí có khả năng sẽ biến Berlin thành kẻ ngoài cuộc trong nền công nghiệp quốc phòng của châu Âu, đe dọa tới sự hợp tác trong tương lai trong lĩnh vực phát triển vũ khí và tham vọng của chính Berlin về việc thúc đẩy một chính sách quốc phòng chung cho châu Âu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
berlin truoc nguy co chau au thuc hien cac du an quoc phong khong can duc ​Đức nêu lý do Trung Quốc phải tham gia Hiệp ước INF
berlin truoc nguy co chau au thuc hien cac du an quoc phong khong can duc Thủ tướng đốc thúc triển khai Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia

Quyết định của Đức về việc đơn phương cấm bán các thiết bị quân sự cho Saudi Arabia vào tháng 11 năm ngoái, sau vụ việc nhà báo Jamal Khashoggi bị sát hại, đã khiến những bất đồng dai dẳng giữa Berlin và các đối tác châu Âu về vấn đề kiểm soát vũ khí bị đẩy lên mức cao nhất.

Động thái này của Đức đã đặt ra dấu hỏi về các hợp đồng mua bán vũ khí trị giá hàng tỷ euro, bao gồm thỏa thuận bán 48 máy bay tiêm kích Eurofighter Typhoon cho Riyadh trị giá 10 tỷ bảng Anh, và khiến một số hãng như Airbus phải loải bỏ các chi tiết do Đức sản xuất ra khỏi một số các sản phẩm của họ.

berlin truoc nguy co chau au thuc hien cac du an quoc phong khong can duc
Mẫu xe tăng của Đức được giới thiệu tại một triển lãm ở Indonesia. (Nguồn: AFP)

Trong bối cảnh nhà thầu quốc phòng Anh BAE Systems - công ty cung cấp Eurofighter Typhoon cảnh báo rằng lệnh cấm vận của Đức sẽ khiến công ty này chịu nhiều thiệt hại về tài chính, London và Paris đang nhanh chóng tìm cách thuyết phục Berlin gỡ bỏ lệnh cấm này. Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) - đảng đối tác trong chính phủ liên minh của Thủ tướng Angela Merkel muốn duy trì lệnh cấm bán vũ khí đối với Saudi Arabia và đạt được thỏa thuận về một chính sách xuất khẩu vũ khí đặt ra nhiều hạn chế hơn. Lý do bởi SPD muốn tránh bị mất thêm phiếu bầu của các cử tri Đức muốn thận trọng về các hoạt động mua bán vũ khí.

Những người bảo thủ trong chính phủ của bà Merkel, vốn mong muốn xoa dịu rạn nứt với Pháp và Anh, đang gây sức ép đối với SPD bằng cách cáo buộc đảng này gây nguy hiểm cho nền công nghiệp và việc làm của Đức. Tuy nhiên SPD nhấn mạnh rằng các đảng trong liên minh cầm quyền hồi năm ngoái đã nhất trí dừng các hoạt động mua bán vũ khí với bất kể quốc gia nào có liên quan tới cuộc xung đột ở Yemen, trong đó có Saudi Arabia.

Bị tệ liệt vì những tranh cãi chính trị ở trong nước, ngày 2/3, Berlin đã hoãn đưa ra quyết định về việc kéo dài các lệnh trừng phạt sau thời hạn chót là ngày 9/3 cho tới cuối tháng này, làm dấy lên nhiều lo ngại cho các đồng minh và nền công nghiệp quốc phòng của châu Âu. Một quan chức trong ngành công nghiệp quốc phòng của châu Âu nói: "Chúng tôi nhận thấy không có cách nào giải quyết được vấn đề này ở thời điểm hiện tại. Hiện vấn đề đã bị đình trệ hoàn toàn".

Quan hệ đối tác với Pháp

Đức, quốc gia thắt chặt kiểm soát các hoạt động mua bán vũ khí trong những năm gần đây, chỉ chiếm chưa đến 2% tổng số thiết bị quân sự bán cho Saudi Arabia. Tuy nhiên, vai trò của Đức trong việc sản xuất các linh kiện cho các mặt hàng xuất khẩu của các nước khác khiến Berlin vẫn có thể gây ảnh hưởng tới các dự án sinh lời của châu Âu.

Ngoài hợp đồng bán máy bay tiêm kích Eurofighter Typhoon, lệnh cấm bán vũ khí cho Saudi Arabia của Đức còn làm đình trệ việc chuyển giao cho Saudi Arabia các tên lửa không đối không Meteor được phát triển bởi tập đoàn MBDA (thuộc sở hữu chung của Airbus, BAE Systems và Leonardo của Italy), bởi đầu đạn và động cơ đẩy của các tên lửa này do Đức chế tạo.

Hai nguồn thạo tin cho biết các bên có thể nhất trí gỡ bỏ một phần lệnh cấm vận của Đức đối với một số tàu tuần tra đang được công ty tư nhân Luerssen xây dựng cho Saudi Arabia, và các tên lửa Meteor, vì hai hệ thống này không được sử dụng trong cuộc chiến ở Yemen. Tuy nhiên, vẫn chưa có quyết định nào được đưa ra, và hợp đồng bán Eurofighter vẫn chưa rõ sẽ ra sao.

berlin truoc nguy co chau au thuc hien cac du an quoc phong khong can duc
Xuất khẩu vũ khí của Đức đang có dấu hiệu giảm mạnh. (Nguồn: military-today)

Tất cả các thỏa thuận có liên quan tới Eurofighter và tên lửa Meteor đều nhằm mục đích ngăn chặn bất kỳ quốc gia nào đơn phương chấm dứt việc xuất khẩu các loại vũ khí này, tuy nhiên các thỏa thuận này chỉ ở dưới dạng biên bản ghi nhớ chứ không phải các hiệp ước chính thức có tính ràng buộc.

Tuy nhiên, việc Berlin không bị ràng buộc bởi những thỏa thuận như vậy và thiếu sự hợp tác với Pháp khi áp đặt các lệnh cấm vận vũ khí đối với Saudi Arabai đã khiến Paris tin rằng họ cần một thỏa thuận có tính ràng buộc trước khi thực hiện bất kỳ chương trình phát triển vũ khí chung nào với Đức có giá trị hàng chục tỷ euro trong những thập niên sắp tới.

Paris và Berlin đã soạn thỏa một thỏa thuận chung, trong đó tuyên bố rằng hai nước sẽ chỉ ngăn chặn hoạt động xuất khẩu của bên kia khi "những lợi ích trực tiếp hay an ninh quốc gia bị đe dọa", nhưng không đề cập tới những vấn đề như vụ việc nhà báo Khashoggi bị sát hại. Tuy nhiên, hai nguồn thạo tin cho biết xích mích trong nội bộ liên minh cầm quyền của Đức đã khiến thỏa thuận này không được hoàn thành. Hiện cũng chưa rõ liệu thỏa thuận song phương này có cần sự chấp thuận của Quốc hội Đức hay không.

SPD không bình luận về vấn đề này, song tháng trước, lãnh đạo đảng Andrea Nahles đã tuyên bố rằng đảng của bà sẽ chỉ ủng hộ thỏa thuận mà trong đó yêu cầu thắt chặt các quy định xuất khẩu của Đức, trước khi tiến tới các vấn đề khác như hợp tác quốc phòng Đức-Pháp.

Dirk Hoke, người đứng đầu công ty Quốc phòng và Không gian của Airbus nói rằng một thỏa thuận là điều bắt buộc phải có trước khi hai nước tiến tới hợp tác sản xuất các máy bay chiến đấu mới hay kí một hợp đồng phát triển máy bay không người lái mới của châu Âu vào cuối năm nay như mong đợi. Ông nói: "Điều này sẽ gây tổn hại tới mối quan hệ đối tác lâu dài của Đức với Pháp nếu không tìm ra giải pháp nghiêm túc và dài hạn nào".

Khi được hỏi liệu chính sách của Berlin có khiến nước này bị cô lập ở châu Âu hay không, người phát ngôn chính phủ Đức Steffen Seibert nói: "Đức hiểu rằng vấn đề này rất được các đồng minh quan trọng nhất của Đức quan tâm và cần phải đưa ra một quyết định. Đó là lý do tại sao chúng tôi đang có những cuộc thảo luận tích cực trong nội bộ chính phủ Đức, và sẽ đưa ra các quyết định trong tháng 3".

"German-free"

Vấn đề làm thế nào để giải quyết những bất đồng liên quan tới việc kiểm soát vũ khí ở châu Âu không phải là điều mới mẻ.

Hiệp ước Pháp-Đức Debre-Schmidt 1972 quy định hai nước cần tham vấn với nhau về các vấn đề liên quan tới xuất khẩu vũ khí, nhằm ngăn chặn một bên đơn phương cấm hoạt động xuất khẩu vũ khí của bên còn lại. Tuy nhiên, theo thời gian, thỏa thuận này bị bóp méo, và một loạt dự án phát triển vũ khí mới đã thúc đẩy nhiều lời kêu gọi cần xem xét lại thỏa thuận này.

Điểm khác biệt ở thời điểm hiện nay là các công ty đang có những động thái nhằm tách họ khỏi các nhà cung cấp Đức. Mặc dù gần như không thể loại bỏ các linh kiện do Đức sản xuất - vốn chiếm khoảng 1/3 - để chế tạo máy bay tiêm kích Eurofighter, song Airbus tuần trước cho biết hãng này đã bắt đầu thiết kế lại máy bay vận tải quân sự C295 để không phải phụ thuộc vào nhà sản xuất Đức nữa.

Một trong số những nguồn tin nói trên cho biết Airbus cũng đang tìm cách thay thế các bộ phận do Đức sản xuất, vốn chiếm khoảng 15% trong toàn bộ máy bay tiếp dầu A330 MRloại máy bay đang được bán cho 12 quốc gia bao gồm cả Saudi Arabia.

Những động thái tương tự cũng đang diễn ra tại Pháp, nơi lệnh cấm xuất khẩu vũ khí của Đức đã khiến một công ty nhỏ hơn Airbus là PME Nicolas Industrie phải sa thải hàng chục nhân viên. Pháp cũng đang phát triển loại tên lửa mới của riêng nước này nhằm thay thế tên lửa dẫn đường chống tăng MILAN mà nước này từng hợp tác sản xuất với Đức trong những năm 70 của thế kỷ XX. Công ty sản xuất xe tải Pháp Arquus cũng bắt đầu giới thiệu cho thị trường Trung Đông một chiếc xe tải "German-free" (ý ám chỉ không cần sử dụng linh kiện nào từ Đức).

Thomas Kleine-Brockhoff, cựu cố vấn của tổng thống Đức, hiện là giám đốc Quỹ Marshall Đức (GMF) ở Berlin cho rằng sự tín nhiệm của Đức đang bị đe dọa. Ông nói: "Hậu quả lâu dài của chính sách cấm xuất khẩu vũ khí hiện nay sẽ là không còn ngành công nghiệp quốc phòng tại Đức".

Theo một nghiên cứu của Bộ Kinh tế Đức, ngành công nghiệp quốc phòng của Đức đã tạo ra 80.000 việc làm và thu về khoảng 25 tỷ euro trong năm 2014, đây chỉ là một phần nhỏ so với 1 triệu việc làm và 370 tỷ euro thu về của ngành công nghiệp ô tô Đức trong cùng năm 2014. Việc thay thế các bộ phận do Đức sản xuất trong các hệ thống vũ khí có thể phải mất 2 tới 3 năm để hoàn thành, và để đảo ngược quá trình này còn lâu hơn thế.

berlin truoc nguy co chau au thuc hien cac du an quoc phong khong can duc Đức sửa đổi luật lao động giúp người sử dụng lao động dễ sa thải nhân viên hơn

Ngày 22/2, truyền thông Đức đưa tin, Hạ viện nước này đã thông qua một số sửa đổi về luật lao động, qua đó giúp ...

berlin truoc nguy co chau au thuc hien cac du an quoc phong khong can duc Pháp - Đức: Xác định chiến lược công nghiệp cho châu Âu

Đức và Pháp đã nhất trí về chính sách công nghiệp mới của châu Âu nhằm hỗ trợ những công ty trong khu vực cạnh ...

berlin truoc nguy co chau au thuc hien cac du an quoc phong khong can duc Châu Âu “đau đầu” trước bài toán hồi hương tay súng IS

Vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi các quốc gia châu Âu (đặc biệt là Anh, Pháp và Đức) cần cho hồi ...

Thu Hiền (theo Reuters)

Đọc thêm

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ cao hơn định hướng Trung ương đặt ra, về cơ bản khắc phục được những vấn đề còn giao ...
Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Mali, Niger và Burkina Faso bác thời hạn do ECOWAS đưa ra để 3 quốc gia Sahel thay đổi quyết định trước khi chính thức rút lui khỏi tổ chức ...
Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Những tình cảm mà bà Phan Thu Hằng, Giám đốc Trung tâm UNESCO bảo tồn và giao lưu văn hóa quốc tế, Chủ tịch ICEP - Hanoi Classy, chia sẻ ...
Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Ngày 23/12, Philippines tuyên bố có kế hoạch mua hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ để bảo vệ lợi ích trên biển của nước này.
Những lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏe

Những lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏe

Bồ kết là loại thảo dược được tin dùng từ xa xưa, giúp tóc chắc khỏe, suôn mượt, giảm gãy rụng trong mùa hanh khô.
Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Nga đang giảm sự hiện diện quân sự ở Syria đồng thời chuyển thiết bị quân sự tới Libya, Mali và Sudan.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động