Biển Đông trong quan hệ ASEAN - Trung Quốc: “Hòn đá thử vàng”

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 48 (AMM 48) và các hội nghị liên quan từ ngày 4-6/8 tại Malaysia đã thông qua Tuyên bố chung của Hội nghị và một lần nữa, vấn đề biển Đông trở thành tâm điểm của dư luận trong và ngoài khu vực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Lời văn mạnh mẽ...

Mặc dù còn bộc lộ khác biệt giữa một số nước thành viên và cuộc đấu trí về nội dung rất phức tạp, nhưng công bằng mà nói Tuyên bố chung của AMM 48 thực sự là một kết quả quan trọng, phản ánh được quan ngại chung và nguyện vọng chính đáng của cả khu vực, nhất là về vấn đề Biển Đông. Trong suốt thời gian diễn ra Hội nghị, cũng như trong Tuyên bố chung, vấn đề Biển Đông được thảo luận sâu rộng và lần đầu tiên vấn đề tôn tạo, bồi đắp quy mô lớn ở Biển Đông, làm xói mòn lòng tin và sự tin cậy, có thể gây phương hại tới hòa bình, an ninh và ổn định khu vực được đề cập công khai.

Các yếu tố cơ bản cấu thành quan điểm của các nước khu vực về vấn đề Biển Đông đều được nêu đầy đủ và ở mức cao trong Tuyên bố chung như mức độ “quan ngại sâu sắc”, “hòa bình giải quyết tranh chấp”, dựa trên “luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982)”, “thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)” và “hướng tới nhanh chóng thiết lập Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)”... Không chỉ vậy, Tuyên bố chung còn nhắc tới các biện pháp thu hoạch sớm, đề xuất lập đường dây nóng của Indonesia, kết quả quá trình tham vấn về xây dựng COC… Đây là nỗ lực rất lớn của các nước, trong đó có Việt Nam và chính là những điểm mới của tình hình Biển Đông so với các lần họp trước đây.

Tại AMM-48, có tới 9/10 nước phát biểu, tại Cấp cao Đông Á (EAS) có 13/18 nước phát biểu và tại Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) 2015, có tới 22/27 nước đã phát biểu về vấn đề Biển Đông, trong đó Hoa Kỳ, Nhật Bản và Philippines là những nước phát biểu mạnh mẽ nhất. Điều đó cho thấy Biển Đông không còn là vấn đề an ninh của riêng nước nào, mà là quan tâm chung của cả khu vực và cộng đồng quốc tế.

... Vẫn tiềm ẩn nguy cơ chia rẽ nội khối

Tuy vậy, không phải là không có vấn đề. Việc Tuyên bố chung chỉ “ghi nhận quan ngại sâu sắc của một số Bộ trưởng đối với việc tôn tạo, bồi đắp ở Biển Đông” cho thấy vẫn còn có một số Bộ trưởng khác có tiếng nói bất đồng từ trong nội bộ ASEAN về mức độ phản ứng đối với việc Trung Quốc tôn tạo, bồi đắp đảo quy mô lớn ở Biển Đông. Nguy cơ “con ngựa thành Troy” đang xuất hiện ngày một rõ trong nội bộ ASEAN.

Biển Đông chính là vấn đề lớn nhất hiện nay có nguy cơ gây chia rẽ trong ASEAN, làm ảnh hưởng tới sức mạnh đoàn kết của cả khối, thực sự là “hòn đá thử vàng” trong quan hệ Trung Quốc - ASEAN.

Trung Quốc vừa đấm vừa xoa

Nhìn lại cả quá trình, có thể thấy rõ Trung Quốc đã có những tính toán rất bài bản. Họ một mặt tìm mọi cách làm nhẹ vấn đề: Ngày 27/7, tức là chỉ vài ngày trước khi AMM 48 bắt đầu, Trung Quốc đã chấp nhận nối lại đàm phán về COC ở Thiên Tân sau thời gian dài trì hoãn. Kết quả chỉ là một đề xuất lập đường dây nóng, nhưng đủ để giúp Trung Quốc gửi đi thông điệp tới ASEAN.

Tiếp đó, ngày 3/8, tại Kuala Lumpur, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân lại tuyên bố “AMM 48 nên tránh các vấn đề nhạy cảm” và “ASEAN không phải là diễn đàn thích hợp để bàn về vấn đề Biển Đông” (!?). Động thái này một lần nữa cho thấy Trung Quốc thực sự lo ngại, muốn tìm cách ngăn ASEAN nêu vấn đề Biển Đông. Ngày 5/8, trước sức ép tại Hội nghị và của dư luận báo chí, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đột ngột đưa ra tuyên bố đáng ngờ rằng “Trung Quốc đã ngừng việc cải tạo đảo ở Biển Đông. Không tin hãy lên máy bay mà tự kiểm chứng”. Mặt khác, ông Vương Nghị lại chủ động nêu “Mười kiến nghị mới về tiếp tục làm sâu sắc hợp tác Trung Quốc – ASEAN”, trong đó có không ít cơ hội hấp dẫn như “nhất đới, nhất lộ”, thúc đẩy kết nối, hợp tác tiểu vùng…

Tất cả đều cho thấy Trung Quốc đang có lập trường nước đôi với ASEAN: Vừa tìm cách xoa dịu ASEAN, vừa không muốn bị bêu xấu trước cộng đồng quốc tế; vừa tìm cách lôi kéo một số nước ASEAN, vừa lấn lướt ở biển Đông. Không chỉ có vậy, sâu xa hơn, việc Trung Quốc tuyên bố dừng cải tạo đảo còn nhằm mở đường cho chuyến thăm quan trọng sắp tới của ông Tập Cận Bình sang Hoa Kỳ. Sức ép của Trung Quốc tại Hội nghị năm nay thực sự rất lớn.

Chủ nhà “cao tay”

Trong bối cảnh đó, thành công của AMM 48 và các hội nghị liên quan năm nay có vai trò quan trọng và sự điều hành khéo léo của nước chủ nhà. Bản lĩnh của Malaysia thể hiện ngay trong buổi khai mạc khi mà Thủ tướng Najib Razak kêu gọi “các nước Đông Nam Á cần đóng vai trò then chốt trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông”. Ngoại trưởng Anifah Aman cũng nhấn mạnh “ASEAN có thể và cần đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông”.

Những phát biểu mạnh mẽ trên đã thực sự định hướng cho quá trình thảo luận vấn đề Biển Đông. Mặc dù một vài nước khu vực tìm mọi cách đòi gạt bỏ các cụm từ nhạy cảm như “cải tạo, tôn tạo đảo” và thay bằng những cụm từ chung chung hơn như “những phát triển mới”, nhưng cuối cùng, sự kiên quyết của nước chủ nhà đã góp phần quan trọng vào kết quả đạt được tại Hội nghị.

Tuyên bố của AMM 48 năm nay còn cho thấy một ASEAN độc lập, tự cường, không chịu khuất phục trước bất kỳ sức ép nào từ bên ngoài.

Hải Dương

Đọc thêm

Giá heo hơi hôm nay 5/5: Giá heo hơi miền Nam có nơi tăng vọt 3.000 đồng/kg, thị trường sẽ tiếp tục phục hồi

Giá heo hơi hôm nay 5/5: Giá heo hơi miền Nam có nơi tăng vọt 3.000 đồng/kg, thị trường sẽ tiếp tục phục hồi

Giá heo hơi hôm nay 5/5 ở khu vực miền Nam tăng 1.000-3.000 đồng/kg ở nhiều nơi, dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Tri ân và tưởng nhớ các anh hùng đã nằm xuống tại mảnh đất Điện Biên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Tri ân và tưởng nhớ các anh hùng đã nằm xuống tại mảnh đất Điện Biên

Nhiều cựu chiến binh ngoài 90 tuổi từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa, đã đến Nghĩa trang liệt sĩ Đồi A1 để tưởng nhớ đồng đội ...
PetroVietnam công bố chính thức vận hành Hệ thống ERP - bước chuyển mình quan trọng trong kỷ nguyên số

PetroVietnam công bố chính thức vận hành Hệ thống ERP - bước chuyển mình quan trọng trong kỷ nguyên số

PetroVietnam công bố chính thức vận hành Hệ thống ERP - bước chuyển mình quan trọng trong kỷ nguyên số
Ngắm sắc vóc gợi cảm của diễn viên Thúy Diễm phim Trạm cứu hộ trái tim

Ngắm sắc vóc gợi cảm của diễn viên Thúy Diễm phim Trạm cứu hộ trái tim

Trên trang cá nhân, Thúy Diễm thường xuyên khoe sắc vóc rạng rỡ, ngọt ngào và không kém phần gợi cảm.
Lên Điện Biên, khám phá căn hầm quân sự kiên cố nhất của thực dân Pháp tại Đông Dương

Lên Điện Biên, khám phá căn hầm quân sự kiên cố nhất của thực dân Pháp tại Đông Dương

Là cơ quan ‘đầu não’ của thực dân Pháp tại cứ điểm Điện Biên Phủ, hầm Đờ Cát hay còn gọi là hầm De Castries được xây dựng kiên cố ...
Barcelona thất bại trước Girona, Real Madrid vô địch La Liga sớm 4 vòng đấu

Barcelona thất bại trước Girona, Real Madrid vô địch La Liga sớm 4 vòng đấu

Kết thúc vòng 34, Real Madrid vô địch La Liga với 87 điểm, hơn Girona 13 điểm và Barcelona 14 điểm, khi giải chỉ còn 4 vòng đấu.
Bất chấp xung đột, Ukraine vẫn 'hấp dẫn'; EU cảnh báo về sự vươn lên thành siêu cường; phê phán phản ứng trước Moscow

Bất chấp xung đột, Ukraine vẫn 'hấp dẫn'; EU cảnh báo về sự vươn lên thành siêu cường; phê phán phản ứng trước Moscow

Bộ trưởng Hợp tác và phát triển kinh tế Đức Svenja Schulze nhận định Ukraine vẫn là thị trường hấp dẫn đối với nhiều công ty.
Thúc đẩy lệnh ngừng bắn lâu dài ở Dải Gaza, quan hệ Ai Cập và Iran nồng ấm trở lại, Israel-Hamas tiếp vòng đàm phán mới

Thúc đẩy lệnh ngừng bắn lâu dài ở Dải Gaza, quan hệ Ai Cập và Iran nồng ấm trở lại, Israel-Hamas tiếp vòng đàm phán mới

Một quan chức cấp cao của lực lượng Hamas tối 4/5 khẳng định những cuộc đàm phán với Israel không đạt được bất kỳ tiến triển nào.
Điểm tin thế giới sáng 5/5: Đe dọa đánh bom ở Hàn Quốc, Colombia cắt quan hệ ngoại giao với Israel, nghị sĩ Mỹ bị truy tố

Điểm tin thế giới sáng 5/5: Đe dọa đánh bom ở Hàn Quốc, Colombia cắt quan hệ ngoại giao với Israel, nghị sĩ Mỹ bị truy tố

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 5/5.
Tình hình Haiti: Lực lượng an ninh đa quốc gia sẽ được triển khai trong tháng này

Tình hình Haiti: Lực lượng an ninh đa quốc gia sẽ được triển khai trong tháng này

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bahamian nói với truyền thông rằng đội quân Kenya đầu tiên cùng lực lượng an ninh đa quốc gia ​​​​đến Haiti vào ngày 26/5.
Nga-Ukraine: Moscow hạ thêm 4 tên lửa ATACMS, ông Trump úp mở kế hoạch chi tiết giải quyết xung đột

Nga-Ukraine: Moscow hạ thêm 4 tên lửa ATACMS, ông Trump úp mở kế hoạch chi tiết giải quyết xung đột

Các hệ thống phòng không của Nga đã bắn hạ 4 tên lửa tầm xa ATACMS mà Mỹ cung cấp cho Ukraine trên bầu trời bán đảo Crimea trong đêm qua.
Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Mỹ đang tích cực hợp tác với Trung Quốc để đạt được sự hiểu biết lẫn nhau tốt hơn về những khác biệt giữa hai nước.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Phiên bản di động