Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đồng chí Nguyễn Cơ Thạch

Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch với những đổi mới mạnh mẽ về công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ

Đại sứ Nguyễn Đình Bin
Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao
Trong công tác xây dựng ngành Ngoại giao trong sạch, vững mạnh, cố Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã có công lao rất lớn. Với tầm nhìn chiến lược sáng suốt, sắc sảo; tư duy và cách làm rất mới mẻ, sáng tạo, đột phá, ông đã tạo ra một cuộc đổi mới toàn diện, thực sự cách mạng, xây dựng nên nền tảng mà đến bây giờ Bộ Ngoại giao vẫn tiếp tục phát huy.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch với những đổi mới mạnh mẽ về công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ
Đại sứ Nguyễn Đình Bin phát biểu tại Tọa đàm "Tầm nhìn Nguyễn Cơ Thạch trong sự nghiệp xây dựng ngành ngoại giao toàn diện, hiện đại", ngày 16/4. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Trích tham luận tại Tọa đàm khoa học với chủ đề "Tầm nhìn Nguyễn Cơ Thạch trong sự nghiệp xây dựng ngành ngoại giao toàn diện, hiện đại" do Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Ngoại giao chủ trì ngày 16/4 tại Hà Nội.

Tại Tọa đàm này, tôi chỉ xin trình bày một số suy nghĩ về những đổi mới hết sức mạnh mẽ mà cá nhân tôi đã được trực tiếp tham gia trải nghiệm và thụ hưởng thành quả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ quản lý và lãnh đạo.

Con người là cốt lõi của bộ máy. Cán bộ lãnh đạo, quản lý là xương sống của bộ máy ấy. Sau khi thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Ngành ngoại giao cũng bước vào thời kỳ mới, với nhiệm vụ chính trị khác trước, rất mới mẻ, nặng nề, phức tạp. Mặt trận ngoại giao có bước nhảy vọt. Rất nhiều nước thiết lập quan hệ với nước ta. Xuất hiện nhu cầu đột biến về cán bộ ngoại giao. Lúc đó rất thiếu cán bộ, nhất là cán bộ nòng cốt, quản lý.

Trong thời kỳ trước, cán bộ ngoại giao, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý của Bộ đều là cán bộ từ thời chống Pháp, được lựa chọn đưa về Bộ trên cơ sở có phẩm chất, chính trị tốt, đã được thử thách qua kháng chiến là chính. Hầu hết cán bộ lãnh đạo, quản lý được chuyển về Bộ từ các tỉnh, bộ, ngành không biết ngoại ngữ. Trong thời kỳ mới, việc tuyển chọn cán bộ quản lý như vậy không đáp ứng được yêu cầu công tác, cả về số lượng và chất lượng.

Để tháo gỡ vấn đề này, lãnh đạo Bộ, do Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh đứng đầu, với đề xuất và sự tham gia trực tiếp, chủ yếu của Thứ trưởng Nguyễn Cơ Thạch, tại Nghị quyết về công tác xây dựng ngành, Hội nghị Ngoại giao lần thứ 13, tháng 2/1977, đã quyết định thực hiện chế độ tập sự cấp Vụ, theo nguyên tắc đào tạo cán bộ quản lý từ gốc, từ sớm, tập trung vào cán bộ trẻ.

Đây thực sự là một sáng kiến lịch sử về đổi mới công tác đào tạo cán bộ quản lý, một giải pháp đột phá, có tính cách mạng chưa từng thấy, không chỉ trong ngành Ngoại giao, mà cả trong lịch sử xây dựng bộ máy của Đảng và Nhà nước. Cá nhân tôi khi nghe phổ biến về chế độ tập sự còn không tin, vì nó quá mới mẻ, quá cách mạng.

Tôi xin nói cụ thể thêm để thấy rõ sự đổi mới mạnh mẽ, có tính đột phá cách mạng như thế nào.

Thời kỳ ấy, cán bộ quản lý, lãnh đạo có thang lương riêng, hưởng lương chỉ theo bậc mà không kèm theo chỉ số phụ cấp theo chức vụ như bây giờ. Cán bộ, nhân viên hành chính thì có bảng lương khác, gồm 4 thang: nhân viên, cán sự, chuyên viên và chuyên gia; trong đó chuyên viên lại có 2 cấp: chuyên viên và chuyên viên cấp cao.

Để được bổ nhiệm Phó Vụ trưởng thì không thể là cán sự, mà thấp nhất phải là chuyên viên bậc 1. Thế mà, chế độ tập sự cấp Vụ quy định lấy từ cán sự bậc 4. Để lên được chuyên viên bậc 1 phải qua 2 bậc cán sự 5 và cán sự 6. Vậy mà, một cán sự bậc 4, chỉ sau 2 năm tập sự mà được đề bạt thì được xếp lương Phó Vụ trưởng bậc 1, tương đương với chuyên viên bậc 2, tức lên 4 bậc lương liền; trong khi niên hạn tăng lương thời đó là: đại trà cán bộ, nhân viên, nếu không bị kỷ luật thì 5 năm, diện rất ít xuất sắc thì 4 năm, đặc biệt xuất sắc thì 3 năm.

Việc triển khai được tiến hành rất khẩn trương, nghiêm túc. Cơ chế ba mặt mỗi đơn vị (lãnh đạo Vụ, Chi ủy, lãnh đạo Công đoàn) lựa chọn các cán bộ trẻ dưới 45 tuổi, có năng lực chuyên môn và tố chất quản lý phù hợp tiêu chuẩn tập sự, tiến hành họp toàn thể cán bộ, nhân viên, đánh giá từng trường hợp, rồi tiến hành bỏ phiếu kín, sau đó báo cáo lãnh đạo Bộ quyết định. Việc lựa chọn ứng viên được thực hiện với tinh thần trách nhiệm rất cao, thậm chí có đơn vị sẵn sàng nhận không có ứng viên đủ tiêu chuẩn.

Cá nhân tôi khi nghe phổ biến về chế độ tập sự còn không tin, vì nó quá mới mẻ, quá cách mạng.

Cán bộ tập sự được đào tạo, bồi dưỡng trên cả 2 mặt quản lý và chuyên môn. Sau khi được lựa chọn, trong 2 năm tập sự, người tập sự được trao quyền và trách nhiệm quản lý đơn vị tương tự như một Vụ phó. Sau mỗi 6 tháng, Vụ họp góp ý cho từng người. Sau 2 năm, họp đánh giá tổng kết, bỏ phiếu kín theo 3 mức A, B, C. Ai được quá 50% phiếu loại A thì được xem là đạt yêu cầu về mặt quản lý.

Về trình độ chuyên môn, ngoài được rèn luyện, bồi dưỡng, trưởng thành qua thực tế tập sự, Bộ mở lớp kiến thức ngoại giao, thực chất là bồi dưỡng sau đại học, gồm 4 môn: tình hình thế giới và quan hệ quốc tế, kinh tế quốc tế, luật pháp quốc tế và chính sách đối ngoại Việt Nam.

Lớp do những chuyên gia hàng đầu, kể cả lãnh đạo Bộ, giảng dạy. Kết thúc mỗi môn học, cán bộ tập sự phải làm bài tiểu luận và được chấm rất nghiêm minh, nếu đạt điểm trung bình trở lên ở cả 4 môn là đạt yêu cầu.

Cán bộ tập sự đạt đủ cả 2 tiêu chí sẽ được đề bạt. Ai không đạt thì thôi. Ai đạt yêu cầu về kiến thức ngoại giao, song còn điểm yếu về quản lý, nhưng được đánh giá là vẫn có triển vọng thì được tập sự tiếp 1 năm nữa.

Trong số 87 người lớp tập sự đầu tiên (1978- 1979) có 57 được đề bạt và một số rất ít được tập sự thêm 1 năm nữa.

Để bảo đảm công bằng, tạo điều kiện cho những cán bộ đủ năng lực, trình độ, nhưng quá tuổi quy định, hoặc đang công tác ở nước ngoài, không được tham gia lớp tập sự, Bộ đã đề ra chế độ đề bạt thường xuyên.

Sau khi lên làm Bộ trưởng, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đã chỉ đạo tiếp tục hoàn chỉnh và triển khai rất mạnh mẽ chế độ tập sự cấp Vụ và từ kinh nghiệm tập sự cấp Vụ, năm 1984, đã ban hành và triển khai chế độ tập sự cấp Bộ, cũng trong 2 năm, theo các nguyên tắc tương tự mà từ đó đến nay vẫn được áp dụng.

Lớp tập sự Thứ trưởng đầu tiên có 6 người, các đồng chí Nguyễn Dy Niên, Vũ Xuân Áng, Lê Mai, Võ Văn Sung, Phan Doãn Nam và Lê Đức Căng (nhiều hơn số cần thiết để khích lệ tinh thần thi đua phấn đấu và lựa chọn được số ưu tú nhất).

Trong số đó, 2 đồng chí Nguyễn Dy Niên và Vũ Xuân Áng đã được đề bạt. Đồng chí Lê Mai được cử làm Đại sứ tại Thái Lan, sau khi về nước cũng được đề bạt. Còn đồng chí Lê Đức Căng sau này tuy không được đề bạt nhưng vẫn được phân công tham gia các cơ chế điều hành Bộ như một Thứ trưởng.

Khi đó, Ban Tổ chức Trung ương rất hoan nghênh kinh nghiệm này của Bộ Ngoại giao. Một số bộ, ngành đã tham khảo, vận dụng.

Tin liên quan
Nguyễn Cơ Thạch - Kiến trúc sư, người đặt nền móng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo thời kỳ mới Nguyễn Cơ Thạch - Kiến trúc sư, người đặt nền móng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo thời kỳ mới

Cá nhân tôi đã được trực tiếp thụ hưởng và rất biết ơn đồng chí Nguyễn Cơ Thạch về tư duy, cách làm cực kỳ mới, sáng tạo trong công tác xây dựng ngành, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, xem xét, đánh giá con người, đặt niềm tin, mạnh dạn sử dụng, giao việc cho cán bộ trẻ.

Tôi không ngờ lại là một trong 87 tập sự cấp Vụ đầu tiên. Chỉ 1 năm sau khi được bổ nhiệm Phó Vụ trưởng đã được cử làm quyền Vụ trưởng, và chưa đầy 1 năm sau đó, lại được bổ nhiệm Đại sứ tại Nicaragua, gây xôn xao dư luận trong ngành, vì còn rất trẻ (38 tuổi; gần 30 năm sau mới có một Đại sứ ít tuổi hơn), lại chưa kinh qua chiến đấu, trong khi còn nhiều cán bộ kỳ cựu, từng trải khác.

Khi đó, Nicaragua đang bị Mỹ bao vây, chống phá quyết liệt. Phong trào cách mạng Trung Mỹ phát triển rất mạnh mẽ. Bạn rất cần tìm hiểu, tham khảo, học tập kinh nghiệm cách mạng Việt Nam. Lần đầu tiên một cán bộ như tôi được cử làm Đại sứ, lại tại một địa bàn chiến đấu như vậy. Bản thân tôi cũng không tin.

Khi trình trường hợp của tôi lên Ban Bí thư rồi Hội Đồng Nhà nước đã có những ý kiến phản đối vì các lý lẽ nêu trên. Nhưng, theo chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch, với tư duy mới, quyết tâm đổi mới công tác cán bộ, Bộ đã bảo vệ bằng các lập luận rất thuyết phục rằng tôi là người rất am hiểu khu vực Mỹ Latinh, nắm vững các bài học kinh nghiệm cách mạng Việt Nam, do đã có bề dày phiên dịch cho các đồng chí Lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước khi trao đổi với Lãnh đạo Cuba và phong trào cách mạng Mỹ Latinh, lại thông thạo Tiếng Tây Ban Nha, làm việc trực tiếp với bạn, nên hoàn toàn có thể đảm đương được nhiệm vụ Đại sứ.

Còn băn khoăn về độ tuổi thì cũng được “hóa giải” một cách thật tình cờ nhưng cũng rất khách quan. Thời điểm đó, cuối tháng 4/1983, nhà lãnh đạo cao nhất của Nicaragua thăm Việt Nam còn nhỏ hơn tôi 1 tuổi. Nhờ đó, tôi đã được Đảng và Nhà nước trao trọng trách và được Bộ tạo điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở Nicaragua, tôi hiểu là đã được Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện bồi dưỡng, rèn luyện, nên cho về Vụ Tổng hợp đối ngoại, nay là Chính sách đối ngoại.

Và chỉ ít tháng sau, lại được giới thiệu tham gia ứng cử vào Đảng ủy tại Đại hội Đảng bộ Bộ Ngoại giao. Tôi trúng cử với số phiếu cao nhất và thật bất ngờ lại được giao làm Bí thư Đảng ủy chuyên trách, dù chưa từng tham gia Đảng ủy bao giờ.

Rồi, chỉ mấy tháng sau, lại bất ngờ được bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, khi chưa từng kinh qua công tác này. Tôi lại còn “quá trẻ” so với các cây đa cây đề trong Ngành được trao các trách nhiệm đó trong thời kỳ lịch sử ấy.

Đáng mừng là nay Bộ ta đang có Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ cùng tuổi, nhưng nhỏ hơn tôi mấy tháng. Nhưng, Bí thư Đảng ủy thì tôi vẫn là người ít tuổi nhất đến nay.

Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch với những đổi mới mạnh mẽ về công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng các đại biểu tham dự Tọa đàm "Tầm nhìn Nguyễn Cơ Thạch trong sự nghiệp xây dựng ngành ngoại giao toàn diện, hiện đại", ngày 16/4. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Tôi cũng đã được chứng kiến rất nhiều trường hợp khác Bộ ta mạnh dạn, tin tưởng sử dụng cán bộ trẻ, linh hoạt và sáng tạo, theo tinh thần đổi mới rất mạnh mẽ của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch, khi áp dụng các quy trình cán bộ của Đảng và Nhà nước để hướng đến mục tiêu triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

Trong quản lý, đề bạt, điều động cán bộ, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch cũng rất dân chủ, đặc biệt coi trọng ý kiến của cơ sở như một căn cứ để ra các quyết định liên quan. Một thí dụ, thời kỳ đó Bộ chỉ bố trí một cán bộ về làm Vụ trưởng một đơn vị, khi có ý kiến đồng tình của cơ chế ba mặt đơn vị ấy.

Chế độ, chính sách là một yếu tố rất quan trọng trong công tác cán bộ; cần phải công bằng, khuyến khích cán bộ, nhân viên (CBNV) phấn đấu vươn lên. Trên lĩnh vực này, tôi cũng đặc biệt ấn tượng về tư duy mới, sự quyết đoán và quan tâm của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đối với CBNV, thể hiện qua mấy việc mà chính tôi là người trong cuộc. Tôi xin điểm lại sau đây.

Chỉ ít ngày sau khi nhận nhiệm vụ Vụ trưởng Tổ chức Cán bộ, quán triệt tinh thần chỉ đạo cần đổi mới chế độ, chính sách của Bộ trưởng, tôi đã nêu ra chủ trương và phương án sinh hoạt phí (SHP) mới cho CBNV công tác nhiệm kỳ ở các cơ quan đại diện, trên nguyên tắc đãi ngộ theo lao động, để thay thế chế độ SHP đã được thi hành trên hai chục năm, được quy định tại một Nghị định của Chính phủ, một chế độ phi lý tới mức Đại sứ lại hưởng thấp hơn một nhân viên bảo vệ, bởi vì chỉ căn cứ tuyệt đối vào lương của CBNV trước khi đi.

Sau khi trao đổi, đạt nhất trí trong đơn vị, chúng tôi trình lên đã được Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đồng ý và quyết định cho thi hành ngay đối với CBNV trong Ngành. Chỉ vài năm sau, hữu xạ tự nhiên hương, các bộ, ngành khác cũng có CBNV đi luân chuyển đều xin được áp dụng, vì thấy rất hợp lý.

Thế là Chính phủ đã ban hành Nghị định mới cho thi hành chế độ ấy mà ngày nay vẫn tiếp tục được thực hiện, với các điểm bổ sung, áp dụng cho các đối tượng được mở rộng sau đó.

Chế độ SHP trên cơ sở giá lương thực, thực phẩm, thịt cá, rau củ quả, tính bằng đô la hoặc rúp tại từng địa bàn đã gây ra tình trạng rất không công bằng: CBNV tại các nước công nghiệp phát triển thì được lợi kép, ngược lại, CBNV ở các nước chậm phát triển lại thiệt kép. Mặt khác, dù thu nhập của CBNV luân chuyển ở ngoài nước thời ấy cũng rất eo hẹp, song đời sống của CBNV trong nước thì vô cùng khó khăn.

Trước tình hình đó, tôi nêu vấn đề, kiến nghị Bộ có phương án khắc phục tình trạng này bằng cách động viên tinh thần tự nguyện, nhường cơm sẻ áo của CBNV ở các địa bàn thuận lợi để Bộ hỗ trợ CBNV trong và ngoài nước gặp hoàn cảnh khó khăn. Kiến nghị ấy đã được Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch chấp nhận và cho triển khai đến khi tình hình mới không cần thực hiện nữa.

Từ quy định niên hạn tăng lương thời kỳ đó và theo tinh thần cách mạng của chế độ tập sự cấp Vụ đã đề cập ở phần trên - một cán sự 4 chỉ sau 2 năm tập sự được đề bạt thì được tăng 4 bậc lương liền, tôi đã trực tiếp kiến nghị với Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch nâng lương chỉ sau 1 và 2 năm cho một số cán bộ đặc biệt xuất sắc và đã được Bộ trưởng đồng ý.

Tóm lại, trong ký ức của tôi, cố Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch là một nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước có công lao rất lớn đối với sự nghiệp cách mạng, đối với đất nước; là tấm gương sáng toàn diện của một tư lệnh ngành; một nhà ngoại giao tài ba kiệt xuất, uyên bác; luôn nhìn xa trông rộng với tư duy tiên tiến, mới mẻ, đột phá; rất nhạy bén, sắc sảo, sáng tạo, bản lĩnh, quyết đoán; luôn xông xáo, chủ động, trăn trở, tìm tòi và quyết tâm thực hiện cái mới; là bậc thầy cả trong nghiên cứu, tham mưu chiến lược và tác chiến, cũng như trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, sử dụng cán bộ và xây dựng toàn diện ngành Ngoại giao trong sạch, vững mạnh.

Tôi vô cùng ngưỡng mộ, đã cố gắng học tập và mãi mãi tri ân ông.

TIN LIÊN QUAN
Ký ức về cuộc gặp ấn tượng và tiếng cười trứ danh của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch
Chủ trương của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch về đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu
Chuyện tình của những người làm cách mạng và bông hoa tặng vợ của ông Nguyễn Cơ Thạch
Tổng quan tầm nhìn của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch trong sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành ngoại giao

Đọc thêm

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Mỹ không mong đợi Ukraine sẽ tiến hành các hoạt động tấn công quy mô lớn ứng phó lực lượng Nga trong thời gian tới.
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5): Nắng nóng gay gắt diện rộng, Tây Bắc, Trung Bộ có nơi trên 40 độ C; ngày 1/5 nắng nóng giảm

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5): Nắng nóng gay gắt diện rộng, Tây Bắc, Trung Bộ có nơi trên 40 độ C; ngày 1/5 nắng nóng giảm

Thông tin dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Ngày 26/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ.
Kiều bào gặp mặt và chia sẻ kỷ niệm với Trường Sa

Kiều bào gặp mặt và chia sẻ kỷ niệm với Trường Sa

Mới đây, gần 50 đại biểu kiều bào từng có dịp đến Trường Sa đã có cuộc gặp mặt ấm áp nghĩa tình tại Hà Nội.
Trần Thị Thanh Thúy đầu quân cho CLB bóng chuyền nữ của Thổ Nhĩ Kỳ

Trần Thị Thanh Thúy đầu quân cho CLB bóng chuyền nữ của Thổ Nhĩ Kỳ

Chủ công Trần Thị Thanh Thúy tiếp tục ghi cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp khi chuyển sang thi đấu cho một đội bóng danh tiếng tại Thổ Nhĩ ...
iPhone 16 sẽ sở hữu nâng cấp đặc biệt

iPhone 16 sẽ sở hữu nâng cấp đặc biệt

Theo các nguồn tin, Apple có thể sẽ loại bỏ hoàn toàn phím bấm vật lý trên iPhone 16 và thay vào đó là phím bấm phản hồi xúc giác.
Việt Nam tham gia Ban cố vấn của Tổng thư ký LHQ về khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi năng lượng

Việt Nam tham gia Ban cố vấn của Tổng thư ký LHQ về khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi năng lượng

Lễ công bố thành lập Ban cố vấn của Tổng thư ký LHQ về khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi năng lượng được tiến hành bằng hình thức trực tuyến.
Sâu lắng chương trình 'Cùng hát vang bài ca cuộc đời' chào mừng lễ 30/4 và 1/5

Sâu lắng chương trình 'Cùng hát vang bài ca cuộc đời' chào mừng lễ 30/4 và 1/5

Đêm nhạc 'Cùng hát vang bài ca cuộc đời' trình diễn các ca khúc được viết lời bởi PGS.TS Lê Thanh Bình để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả.
Trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho Tổng Lãnh sự của Nhật Bản tại thành phố Đà Nẵng

Trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho Tổng Lãnh sự của Nhật Bản tại thành phố Đà Nẵng

Cục trưởng Cục Lãnh sự Doãn Hoàng Minh đã trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho ông Mori Takero, tân Tổng Lãnh sự của Nhật Bản tại thành phố Đà Nẵng.
Việt Nam kêu gọi chấm dứt leo thang căng thẳng Trung Đông

Việt Nam kêu gọi chấm dứt leo thang căng thẳng Trung Đông

Việt Nam ủng hộ mọi nỗ lực hòa giải hướng tới một giải pháp bền vững, lâu dài cho cuộc xung đột đang diễn ra và tiến trình hòa bình Trung Đông...
Việt Nam đề cao việc huy động, sử dụng và quản lý tài chính cho phát triển bền vững tại diễn đàn Liên hợp quốc

Việt Nam đề cao việc huy động, sử dụng và quản lý tài chính cho phát triển bền vững tại diễn đàn Liên hợp quốc

Đại diện Việt Nam khẳng định nguồn vốn nhà nước và nguồn lực tư nhân cùng đóng vai trò trong việc đáp ứng nhu cầu tài chính cho thực hiện SDG.
Việt Nam-Ai Cập trao đổi về mô hình tổ chức bộ máy

Việt Nam-Ai Cập trao đổi về mô hình tổ chức bộ máy

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa thăm Ai Cập và hội kiến Bộ trưởng Bộ Phát triển địa phương Ai Cập Hisham Abdel Ghani Abdulaziz Amna.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với cơ quan chức năng của Đài Loan, sơ bộ xác minh được nhân thân người bị hại.
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran đã khuyến cáo công dân Việt Nam, nếu không có việc khẩn cấp thì không nên đến Iran, Iraq và Syria.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Ngày 14/4, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel khuyến cáo cộng đồng người Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp an ninh, an toàn.
Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại các địa bàn liên quan sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân...
Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Tham tán Vũ Sơn Việt cho biết, hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động