Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ công du châu Á: Trận đầu thử lửa

Minh Vương
TGVN. Chọn châu Á làm điểm đến trong chuyến công du đầu tiên của mình, ông Mark Esper đang muốn thể hiện rằng đây sẽ là khu vực ưu tiên của Lầu Năm góc. Tuy nhiên, biến cam kết đó thành hành động ra sao để tối đa hoá lợi ích của Mỹ và các đồng minh lại là câu chuyện không hề đơn giản. Bình luận của Báo Thế giới & Việt Nam. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
bo truong quoc phong my cong du chau a tran dau thu lua Mỹ chỉ trích gay gắt Trung Quốc giữa lúc leo thang tranh cãi thương mại
bo truong quoc phong my cong du chau a tran dau thu lua Mỹ tuyên bố để ngỏ cánh cửa đối thoại với Triều Tiên
bo truong quoc phong my cong du chau a tran dau thu lua
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper trong cuộc gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Takeshi Iwaya ngày 7/8/2019. (Nguồn: Reuters)
bo truong quoc phong my cong du chau a tran dau thu lua Hiệp ước INF: Cuộc chơi mới với thứ đồ cũ

TGVN. Ngày 2/8, Hiệp ước về vũ khí hạt nhân tầm trung (INF) được ký kết năm 1987 giữa Mỹ và Liên Xô sẽ hết ...

Từ ngày 3 - 9/8, tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cùng Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cùng “rong ruổi” khắp châu Á trong chuyến công du năm quốc gia là: Australia, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mông Cổ.

Chỉ mới nhậm chức chưa đầy hai tuần, song nhiệm vụ của ông Mark Esper là tương đối nặng nề. Sau sự ra đi của người tiền nhiệm James Mattis, Lầu Năm góc đã ít nhiều rơi vào cảnh hỗn loạn khi những Quyền Bộ trưởng Quốc phòng đều sớm dứt áo ra đi. Trong khi đó, liên tiếp các thách thức mới đến từ Trung Quốc, Triều Tiên và Iran đòi hỏi tân Bộ trưởng Quốc phòng có những quyết sách đúng đắn.

Khi ấy, chuyến thăm châu Á, nơi tồn tại các điểm nóng trên, là cần thiết để ông Esper hiểu rõ hơn về thách thức Mỹ đang phải đối mặt. Một quan chức thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ tiết lộ rằng, ông Esper “rất mong muốn có thêm thời gian tại đây để đối thoại trực tiếp với các đồng minh và đối tác… Mỹ cần duy trì các mối quan hệ và cam kết lâu dài”. Chuyến công du châu Á của ông Esper khi đó sẽ cần phải giải quyết một vài vấn đề không nhỏ dưới đây.

"Người bảo vệ" đơn độc

Thứ nhất, liệu Mỹ có nhận được sự ủng hộ của các quốc gia khác trong vấn đề Iran hay không và sự ủng hộ đó sẽ ở mức như thế nào? Về mặt truyền thông, các quốc gia đều bày tỏ quan điểm ủng hộ việc bảo vệ tự do hàng hải tại khu vực Trung Đông nói chung và eo biển Hormuz nói riêng. Tuy nhiên, thực chất của sự ủng hộ đó ra sao lại là câu chuyện hoàn toàn khác.

Đặt chân tới Australia ngày 3/8 và dành một ngày thảo luận với Thủ tướng Scott Morrison và Ngoại trưởng Marisa Payne, song cả ông Mike Pompeo và Mark Esper đều phải rời Canberra tay trắng. Theo đó, Australia cho biết sẽ “nghiêm túc xem xét” đề nghị của Mỹ về tham dự vào chiến dịch Người Bảo vệ tuần tra tại Trung Đông, chứ chưa đưa ra bất kỳ cam kết nào.

Tương tự, tại Tokyo ngày 7/8, những nỗ lực của ông Esper nhằm thuyết phục Bộ trưởng Quốc phòng Takeshi Iwaya cũng chỉ được đáp lại bằng câu trả lời thận trọng. Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có Israel và Anh khẳng định sẽ tham gia vào chiến dịch của Mỹ.

Gian lao trọng trách làm lành

Thứ hai, đâu là lời giải cho căng thẳng quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc? Mới đây, Hàn Quốc tuyên bố sẽ tiến hành nối lại tập trận tại Biển Nhật Bản, gần quần đảo Dokdo/Takeshima tranh chấp với Nhật Bản. Seoul cũng xem xét lại thoả thuận chia sẻ thông tin tình báo với Nhật Bản nhằm đối phó với Triều Tiên. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới lợi ích của Washington trong khu vực, từ phi hạt nhân hoá Triều Tiên tới giành lợi thế trong cạnh tranh thương mại với Trung Quốc.

Trước đó, tại Bangkok ngày 2/8, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã lên kế hoạch gặp riêng với người đồng cấp Nhật Bản Taro Kono và Hàn Quốc Kang Kyung-wha nhằm xoa dịu căng thẳng. Tuy nhiên, cả 2 buổi họp đều bị hoãn vì lý do “lịch trình không phù hợp”. Do đó, nhiệm vụ của ông Esper trong các cuộc chào xã giao lãnh đạo, hội đàm với đồng cấp Nhật Bản, Hàn Quốc là hạ nhiệt căng thẳng và thuyết phục Tokyo lẫn Seoul tiếp tục gia hạn Thoả thuận An ninh chung về Thông tin Quân sự (GSOMIA), bảo toàn lợi ích Mỹ trong khu vực.

Gay gắt khi cần thiết

Thứ ba, thái độ của tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đối với vấn đề Triều Tiên và quan hệ với Trung Quốc là như thế nào? Đây là một trong những vấn đề hiếm hoi mà ông Esper đã có câu trả lời rõ ràng.

Trong cuộc chào xã giao với Thủ tướng Shinzo Abe và Bộ trưởng Quốc phòng Takeshi Iwaya, ông Mark Esper cảm ơn nỗ lực của Nhật Bản trong tuân thủ các lệnh trừng phạt Triều Tiên, đồng thời khẳng định cam kết của Washington về thúc đẩy tiến trình “phi hạt nhân hoá hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược” của Bình Nhưỡng. Đáp lại, Chủ tịch Triều Tiên đã chào đón ông Esper cùng cuộc tập trận chung Đông Mãng của Mỹ và Hàn Quốc bằng một vụ thử tên lửa đạn đạo tầm ngắn, bắn trúng một hòn đảo tại bờ biển phía Đông Triều Tiên.

Đối với Trung Quốc, tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã dành nhiều lời gay gắt khi cho rằng Bắc Kinh đang phớt lờ các giá trị truyền thống như luật pháp quốc tế, tự do hàng hải và tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của các quốc gia khác, qua đó “vi phạm trật tự dựa trên luật pháp quốc tế mà chúng tôi đang cố gắng gìn giữ”.

Triển khai sức mạnh Mỹ

Thứ tư, đối phó với các vấn đề này, ông Mark Esper sẽ có quyết sách gì? Ngay sau khi nhậm chức ông Esper từng tuyên bố, Mỹ đang xem xét lắp đặt hệ thống tên lửa đạn đạo tầm trung tại châu Á. Không loại trừ khả năng Mỹ sẽ nhân cơ hội này để thiết lập thêm căn cứ quân sự mới tại châu Á – Thái Bình Dương, vốn được đề cập đến trong Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2018. Khi ấy, chuyến công du châu Á của ông Esper có thể được coi như chuyến “tiền trạm” cho căn cứ quân sự Mỹ.

Tuy nhiên, trong bối cảnh Bắc Kinh đe doạ trả đũa quốc gia nào “chứa chấp” tên lửa đạn đạo tầm trung của Washington, ông Mark Esper đã lui một bước khi khẳng định chưa đề cập đến vấn đề này với các đồng minh châu Á, ít nhất là trong vài năm tới. Bộ trưởng Quốc phòng Australia Linda Reynolds cũng khẳng định, ông Esper chưa đưa ra đề xuất chính thức nào. Dù vậy, trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ - Trung tiếp tục kéo dài và không còn giới hạn ở vấn đề thương mại, hệ thống tên lửa tầm trung và căn cứ quân sự tại châu Á, không sớm thì muộn, sẽ được Lầu Năm góc triển khai.

Xét trong bối cảnh đó, chuyến thăm Mông Cổ của tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ là không hề ngẫu nhiên. Nằm giữa Trung Quốc và Nga, Mông Cổ là địa điểm lý tưởng một khi Washington quyết định triển khai tên lửa đạn đạo tầm trung, với tầm bắn bao trùm cả Trung Quốc và Nga.

Trên thực tế, Mỹ đang đẩy mạnh hợp tác với Mông Cổ. Ngày 31/7, Tổng thống Mông Cổ Battulga Khaltma đã thăm chính thức Washington lần đầu tiên kể từ năm 2011. Trước đó ít lâu, Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton cũng đã dừng chân tại Mông Cổ. Chuyến thăm Ulanbaator của Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper khi ấy sẽ tiếp tục củng cố quan hệ hợp tác Mỹ - Mông Cổ, tạo tiền đề cho các hợp tác trong tương lai, dù đó có là chính trị, kinh tế hay quốc phòng.

Tất cả những vấn đề trên đã biến chuyến thăm châu Á của ông Mark Esper thành một bài kiểm tra hóc búa, đòi hỏi tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ gắng sức tìm lời giải, nhằm “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”, ít nhất là tại châu Á.

Minh Vương

bo truong quoc phong my cong du chau a tran dau thu lua Mỹ muốn nhanh chóng triển khai tên lửa ở châu Á

TGVN. Ngày 3/8, tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper nhấn mạnh, ông ủng hộ việc sớm bố trí các tên lửa tầm trung phóng ...

bo truong quoc phong my cong du chau a tran dau thu lua Việt Nam hy vọng tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đóng góp tốt cho quan hệ song phương

TGVN. Đó là khẳng định của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng ngày 25/7 khi được hỏi về tân Bộ trưởng ...

bo truong quoc phong my cong du chau a tran dau thu lua Vượt qua những câu hỏi 'hóc búa', ông Esper được phê chuẩn làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ

TGVN. Ngày 23/7, Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn Bộ trưởng Lục quân Mark Esper làm Bộ trưởng Quốc phòng, chấm dứt giai đoạn dài ...

Đọc thêm

Liverpool dừng bước tại vòng tứ kết Europa League 2023/24

Liverpool dừng bước tại vòng tứ kết Europa League 2023/24

Chiến thắng 1-0 ở trận lượt về là không đủ giúp Liverpool đi tiếp tại Europa League 2023/24.
Hãy luôn giữ ASEAN là điểm sáng của hòa bình, thịnh vượng

Hãy luôn giữ ASEAN là điểm sáng của hòa bình, thịnh vượng

ASEAN cần nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh và hợp tác để bất kể môi trường nào đều thể làm tốt hơn cho người dân của mình.
Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran khẳng định sẽ không ngần ngại đưa ra phản ứng 'quyết đoán, gây hối tiếc và răn đe' để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia nếu ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 19/4 và sáng 20/4: Lịch thi đấu La Liga - Athletic Club vs Granada; VCK U23 châu Á 2024 - U23 UAE vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 19/4 và sáng 20/4: Lịch thi đấu La Liga - Athletic Club vs Granada; VCK U23 châu Á 2024 - U23 UAE vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 19/4 và sáng 20/4: Lịch thi đấu Ligue 1 vòng 30 - Nice vs Lorient; VCK U23 châu Á 2024 - U23 UAE ...
Bàn tròn trực tuyến: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta

Bàn tròn trực tuyến: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta

Sáng nay, 19/4, tại Trường quay Báo Thế giới & Việt Nam diễn ra Bàn tròn trực tuyến: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta.
VCK U23 châu Á 2024: U23 Australia đối mặt nguy cơ dừng cuộc chơi khi bất ngờ thua U23 Indonesia

VCK U23 châu Á 2024: U23 Australia đối mặt nguy cơ dừng cuộc chơi khi bất ngờ thua U23 Indonesia

U23 Indonesia đã tạo nên địa chấn tại giải U23 châu Á 2024 khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2 bảng A.
Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran khẳng định sẽ không ngần ngại đưa ra phản ứng 'quyết đoán, gây hối tiếc và răn đe' để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia nếu Israel trả đũa.
Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ phủ quyết bản dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc với nội dung mở đường cho Palestine trở thành thành viên đầy đủ của cơ quan này.
Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/4.
Campuchia thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Campuchia thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc tới Campuchia sẽ góp phần làm tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.
Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Điện Kremlin cho biết, lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga đã bắt đầu rút khỏi khu vực Nagorno-Karabakh tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan.
Vừa tái khẳng định cam kết hợp tác với IAEA, Iran dọa xem xét lại 'học thuyết hạt nhân'

Vừa tái khẳng định cam kết hợp tác với IAEA, Iran dọa xem xét lại 'học thuyết hạt nhân'

Chỉ huy cấp cao của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran cho biết, Tehran có thể xem xét lại 'học thuyết hạt nhân' trước các mối đe dọa từ Israel.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động