TIN LIÊN QUAN | |
Tổng thống Philippines “lấy làm tiếc” vì xúc phạm ông Obama | |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Lào, Tổng thống Philippines |
Bất chấp việc ông Duterte "lấy làm tiếc" về vụ việc, Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn quyết định hủy bỏ cuộc gặp vốn được lên kế hoạch trước với người đồng cấp Philippines tại Lào. Điều này cho thấy căng thẳng đã xuất hiện trong quan hệ giữa Mỹ với đồng minh lâu đời nhất của họ tại châu Á.
Ngày 6/9, Người Phát ngôn của Chính phủ Philippines nói rằng, mặc dù hai bên đã quyết định hoãn cuộc gặp nhưng ông Duterte tiếp tục coi trọng giá trị của liên minh Philippines - Mỹ. Sau đó, ông Duterte cũng đưa ra một tuyên bố riêng, trong đó khẳng định Philippines muốn định hình một chính sách ngoại giao độc lập, đồng thời thúc đẩy quan hệ gần gũi với tất cả các nước, đặc biệt là Mỹ.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. (Nguồn: Reuters) |
Theo chuyên gia Richard Javad Heydarian thuộc Đại học De La Salle tại Manila, sự bất cẩn trong phát ngôn của ông Duterte với Mỹ - vốn là một đồng minh hiệp ước của Manila từ năm 1951 - cho thấy ông Duterte cần phải lưu tâm hơn nữa để thích nghi với vị trí mới. Kiểu chính trị đường phố đã mang lại cho ông sự thành công đáng kinh ngạc trong nền chính trị Philippines. Tuy nhiên, việc giải quyết các vấn nạn xã hội tại thành phố Davao và xử lý các vấn đề quan hệ quốc tế là hoàn toàn khác nhau.
Đến nay, Philippines vẫn là quốc gia hưởng lợi chủ yếu từ viện trợ của Mỹ, trong bối cảnh Tổng thống Obama nỗ lực thắt chặt các mối quan hệ của Washington với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong thời gian tới, Mỹ sẽ triển khai quân tới Philippines lần đầu tiên trong 2 thập kỷ qua theo các điều khoản của Hiệp ước Quốc phòng song phương 2014. Trong tổng số 79 triệu USD viện trợ quân sự của Mỹ năm 2016, Manila nhận tổng số 42 triệu USD từ sáng kiến tăng cường năng lực hàng hải của Nhà Trắng. Ngoài ra, Mỹ cũng đã bắt đầu cung cấp cho Manila các thiết bị quân sự đã qua sử dụng.
Một tàu khu trục được Mỹ chuyển giao cho Philippines. (Nguồn: Philippines Inquirer) |
Ông William Choong thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) tại Singapore nhận định, bất đồng mới đây khó có thể làm trì hoãn kế hoạch triển khai quân của Mỹ tới Philippines. Theo chuyên gia này, “Mỹ luôn biết cách xử lý những bất đồng không mong muốn với đồng minh. Tuy nhiên, ông Duterte cũng sẽ phải hành động nhiều hơn để duy trì những thành tố cần thiết của một liên minh vốn đã tồn tại bấy lâu”.
Đáng chú ý, những căng thẳng giữa Mỹ với Philippines lại trái ngược với nỗ lực từ phía ông Duterte nhằm cải thiện quan hệ Philippines - Trung Quốc. Trong khi chính quyền Duterte đang nỗ lực định hình một chính sách đối ngoại kiên định, họ cũng nỗ lực hàn gắn quan hệ với Trung Quốc, vốn đã trở nên xấu đi kể từ năm 2013 khi Manila kiện Bắc Kinh liên quan đến tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông.
Tháng 7/2016, Tòa Trọng tài - được thành lập theo phụ lục VII Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) - đã ra phán quyết có lợi cho phía Philippines, qua đó giáng một đòn mạnh vào tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc đã không chấp nhận thẩm quyền cũng như phản đối phán quyết của Tòa Trọng tài. Về phần mình, ông Duterte cho biết sẽ không đưa vấn đề Biển Đông ra Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Lào trong tuần này, một động thái mà chuyên gia Heydarian cho rằng để “giảm leo thang căng thẳng trên biển với Trung Quốc".
Tổng thống Philippines kêu gọi một Cộng đồng ASEAN không ma túy “Nền tảng cho việc đảm bảo an ninh khu vực nằm ở sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên. Chúng tôi kêu gọi ... |
Tổng thống Philippines dự định thăm Trung Quốc trong năm nay Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay Jr. cho biết Tổng thống Rodrigo Duterte sẽ thăm Trung Quốc trong năm nay, nhưng trước tiên hai bên cần ... |
Cơ hội và hy vọng mới ở Biển Đông Giới chuyên gia cho rằng phán quyết của Tòa Trọng tài đối với vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc là bước phát ... |