Nhỏ Bình thường Lớn

Bước ngoặt lịch sử của nước Pháp

Sự thay đổi về cách tiếp cận địa chính trị của Pháp đối với NATO cũng như sự mở rộng của EU có thể định hình lại tương lai của châu Âu.
(10.10) Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại Diễn đàn an ninh khu vực GlobSec ở Bratislava, Slovakia ngày 31/5/2023. (Nguồn: AFP/Getty Images)
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại Diễn đàn GlobSec ở Bratislava, Slovakia ngày 31/5. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Tháng 2/2022, sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã công bố “Zeitenwende”, hay “bước ngoặt lịch sử”, qua đó thiết lập quỹ 100 tỷ Euro để tăng cường năng lực quốc phòng. So với sự thận trọng trước đó, việc Berlin thay đổi 180 độ lập trường quốc phòng đã khiến châu Âu chấn động.

Cùng lúc đó, một “bước ngoặt lịch sử” khác ít được chú ý hơn đã xuất hiện tại Paris. Tuy nhiên, tác động của nó không vì thế mà kém quan trọng. Vậy đó là gì?

Hai điều chỉnh lớn

Sự thay đổi đó nằm ở hai khía cạnh căn bản hiện nay với Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đầu tiên, đó là tư cách thành viên NATO của Ukraine. Thứ hai, nó liên quan tới sự mở rộng biên giới của EU về phía Đông và phía Nam. Pháp, quốc gia từng hoài nghi việc chào đón những thành viên mới vào một trong hai nhóm, giờ đây đã âm thầm ủng hộ cả hai.

Ngày 31/5, phát biểu tại Bratislava (Slovakia), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố: “Chúng tôi cần một lộ trình hướng tới tư cách thành viên cho Ukraine”. Nhà lãnh đạo này đã khẳng định: “Câu hỏi cho chúng tôi không phải là ‘Chúng ta có nên mở rộng hay không?’, mà là ‘Chúng ta nên làm điều đó như thế nào?’”

Hai tháng sau, trước thềm Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Vilnius (Lithuania), nhà lãnh đạo Pháp, sánh vai Anh, Ba Lan và các nước Baltic, đã tranh cãi về nỗ lực đẩy nhanh tiến trình kết nạp Ukraine khi xung đột kết thúc.

Tin liên quan
Ngoại trưởng Pháp tới Armenia trước lo ngại về vấn đề Nagorno-Karabakh Ngoại trưởng Pháp tới Armenia trước lo ngại về vấn đề Nagorno-Karabakh

Sự thay đổi của Paris khiến nhiều đồng minh ngạc nhiên. Ngay cả xứ cờ hoa cũng sửng sốt. Cựu nhà ngoại giao Mỹ Daniel Fried cho rằng “chính quyền Tổng thống Joe Biden bất ngờ” về sự thay đổi chóng vánh này.

Năm 2008, chính Pháp và Đức đã ngăn Ukraine vào NATO. Vỏn vẹn 4 năm trước, đích thân ông Macron nói với The Economist (Anh) rằng NATO đang “chết não”. Ngay cả trong thời gian đầu năm 2022, nhà lãnh đạo này chỉ thi thoảng bận tâm với an ninh của châu Âu nói chung và Ukraine nói riêng.

Song giờ đây, sườn phía Đông của EU đã bất ngờ tìm thấy một trụ cột mới.

Sự thay đổi thứ hai của Pháp liên quan tới mở rộng EU có phần khó nhận biết hơn. Các bên sẽ chỉ thảo luận vào đầu tháng 10 và đưa ra quyết định về việc đàm phán liên quan đến tư cách thành viên của Ukraine và Moldova vào tháng 12 tới.

Song trong bối cảnh hiện nay, các cuộc đàm phán đang diễn ra tốt đẹp, ngay cả khi quá trình này sẽ đòi hỏi sự thay đổi phức tạp liên quan đến các luật lệ về tổ chức bộ máy của EU. Một nhóm làm việc Pháp-Đức đang xem xét tác động của sự điều chỉnh này. Ủy ban châu Âu sẽ báo cáo lại về việc mở rộng vào tháng 10.

Trong quá khứ, Pháp thường cảnh giác với việc mở rộng EU, coi đây là mối đe dọa với chính sách “làm sâu sắc thêm” liên minh và xây dựng một dự án chính trị của mình. Ở chiều ngược lại, khi còn ở trong khối, London thường xuyên kêu gọi mở rộng liên minh và hoài nghi rằng Paris muốn biến châu Âu thành khu vực chỉ để hợp tác kinh tế. Điều này là có thể hiểu được khi năm 2019, chính Pháp đã phủ quyết mở đàm phán về tư cách thành viên EU với Albania và Bắc Macedonia.

Tuy nhiên, những diễn biến xung đột Nga-Ukraine đã khiến ông Emmanuel Macron xem xét lại cách tiếp cận này. Năm ngoái, các nhà ngoại giao Paris đã làm việc không ngừng nghỉ để bảo đảm EU sẽ trao tư cách ứng viên cho Kiev. Pháp cũng thu lại lá phiếu phủ quyết, qua đó cho phép Albania và Bắc Macedonia bắt đầu đàm phán với EU về tư cách thành viên của họ trong liên minh khu vực.

“Câu hỏi cho chúng tôi không phải là ‘Chúng ta có nên mở rộng hay không?’, mà là ‘Chúng ta nên làm điều đó như thế nào?’” (Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại Diễn đàn Globsec ở Bratislava, Slovakia ngày 31/5)

Hoài nghi để tiến bước

Tuy nhiên, vẫn có ý kiến hoài nghi về sự thay đổi này. Một nhà ngoại giao châu Âu lập luận: “Đó chỉ là ‘bữa trưa miễn phí’ cho ông Macron để ủng hộ tư cách thành viên NATO của Ukraine”. Theo người này, Pháp biết rằng Mỹ sẽ “hãm” quá trình này lại khi mọi thứ đi quá xa. Do đó, Paris sẵn sàng thể hiện thái độ ủng hộ Kiev vào NATO để củng cố vai trò trong bối cảnh làn sóng chống Moscow dâng cao.

Lợi ích về mặt chiến lược của ông Macron với Trung Âu và Đông Âu cũng khá rõ ràng: Chính trị gia này mong muốn cải thiện hình ảnh với hai khu vực trên sau khi đối thoại bất thành với người đồng cấp Nga Vladimir Putin hồi đầu xung đột.

Quan điểm của Pháp về NATO cũng ẩn chứa hàm ý: Một thông điệp mạnh mẽ gửi tới Moscow sẽ củng cố vị thế của Kiev trong các cuộc đàm phán tương lai.

Tuy nhiên, có nhiều lý do để cho rằng sự thay đổi kép của Pháp phản ánh quá trình đánh giá lại về mặt địa chính trị. Ông Macron, một trong những người ủng hộ châu Âu nhiệt thành nhất, từ lâu đã đặc biệt quan tâm đến “chủ quyền châu Âu”: khả năng của lục địa này nhằm định hình tương lai của mình trong cuộc cạnh tranh nước lớn gay gắt.

Mối lo ngại này càng được nhấn mạnh bởi tác động từ nước Nga, cũng như một nước Mỹ do ông Donald Trump lãnh đạo nếu chính trị gia này giành đủ số phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống xứ cờ hoa vào năm tới.

Trong bối cảnh đó, một quan chức nhận định cho biết theo Pháp, châu Âu “không thể chấp nhận ‘vùng xám’ giữa EU và Nga được nữa”. Các quốc gia ở rìa châu lục cần trở thành một phần của EU hoặc NATO để tránh bị tổn thương.

Tuy nhiên, liệu tầm nhìn này của Pháp có trở thành hiện thực?

Sự kiện ‘lịch sử’ giữa Iraq và một tập đoàn Pháp, thị trường bán điện của Iran bị ảnh hưởng

Sự kiện ‘lịch sử’ giữa Iraq và một tập đoàn Pháp, thị trường bán điện của Iran bị ảnh hưởng

Ngày 10/7, chính phủ Iraq ký một thỏa thuận năng lượng với tập đoàn năng lượng Total Energies của Pháp.

Công bố lịch trình thăm Pháp của Nhà vua Anh

Công bố lịch trình thăm Pháp của Nhà vua Anh

Sau khi buộc phải hủy chuyến thăm cấp nhà nước tới Pháp hồi đầu năm nay, Nhà vua Anh Charles và Hoàng hậu Camilla lên ...

Đảo chính ở Niger: Pháp tuyên bố rút quân, chính quyền quân sự nói về ‘thời khắc lịch sử’ đối với chủ quyền của Niamey

Đảo chính ở Niger: Pháp tuyên bố rút quân, chính quyền quân sự nói về ‘thời khắc lịch sử’ đối với chủ quyền của Niamey

Ngày 14/9, chính quyền quân sự Niger đã hoan nghênh và cho rằng quyết định rút toàn bộ 1500 binh sĩ của Pháp vào cuối ...

Ukraine tạm dừng 'gõ cửa' WTO, nghiên cứu giải pháp phức hợp, Ba Lan nói 'bước đi cần thiết'

Ukraine tạm dừng 'gõ cửa' WTO, nghiên cứu giải pháp phức hợp, Ba Lan nói 'bước đi cần thiết'

Ngày 5/10, Ba Lan bình luận việc Ukraine tạm dừng khiếu nại lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là "một bước cần thiết" ...

Pháp bắt đầu tiến trình rút quân khỏi Niger

Pháp bắt đầu tiến trình rút quân khỏi Niger

Chính quyền quân sự Niger cho biết, đoàn xe đầu tiên của quân đội Pháp sẽ rời khỏi quốc gia Tây Phi này từ ngày ...

(theo The Economist)