Khách du lịch uống bia trên đảo nghỉ dưởng Bali. Nguồn: Reuters |
Hiện vẫn chưa rõ dự luật sẽ nhận được bao nhiêu sự ủng hộ khi trình lên quốc hội, nhưng trước đó trong tháng Ramadan (tháng ăn chay) đã có những biện pháp nhằm ngăn chặn uống rượu bia tại nước này.
Nghị sĩ Abdul Hakim thuộc Đảng Công lý Thịnh vượng cho biết dự luật nhằm bảo vệ sức khỏe người dân chứ không liên quan đến bất kỳ động cơ nào khác và có thể sẽ có hiệu lực sớm nhất vào cuối năm nay nếu được Quốc hội và Tổng thống Joko Widodo thông qua.
“Đây không phải là vấn đề tôn giáo hay ý thức hệ. Điều này đơn thuần là để bảo vệ trẻ em của đất nước”, nghị sĩ Hakim nhấn mạnh với Reuters.
Theo đó, dự luật nhằm hướng đến cấm buôn bán, sản xuất, phân phối và tiêu thụ tất cả thức uống chứa hơn 1% nồng độ cồn, bao gồm các loại rượu bia sản xuất ở địa phương. Tuy nhiên luật sẽ không áp dụng tại một số địa điểm bao gồm các khách sạn 5 sao và đảo nghỉ dưỡng Bali để đảm bảo du lịch.
Indonesia, với dân số khoảng 250 triệu, có doanh số bán đồ uống có cồn tăng trưởng nhanh, chẳng hạn như bia thương hiệu Bintang mà phần lớn thuộc sở hữu của Heineken. Các nhà sản xuất đồ uống khác như Diageo và Carlsberg cũng có thị phần khá lớn ở đây. Indonesia là nước tiêu thụ rượu bia lớn thứ 10 tại châu Á và doanh số bán bia cũng tăng 54% trong vòng một thập kỷ qua.
Tuy nhiên, một cuộc khảo sát do nhà nghiên cứu thị trường Nielsen cho thấy, trong năm 2014, chỉ có 2,2% người Indonesia độ tuổi trên 20 đã uống rượu trong vòng 12 tháng trước đó.
Một quy định cấm bán đồ uống có cồn tại các siêu thị nhỏ sẽ có hiệu lực vào ngày thứ Năm tuần này, mặc dù các siêu thị, khách sạn, quán bar và nhà hàng vẫn được phép bán.
Một lệnh cấm hoàn toàn sẽ tác động mạnh đối với ngành sản xuất và phân phối đồ uống, khiến 200 nghìn người có nguy cơ mất việc, Charles Poluan, Giám đốc điều hành của Hiệp hội các nhà sản xuất nước giải khát Indonesia Malt, nói với Reuters.
“Nếu dự luật được thông qua trong năm nay, tất cả các khách du lịch sẽ nghĩ rằng không có nhiều niềm vui khi đi du lịch Indonesia," ông nói. "Điều mỉa mai là hàng xóm của Malaysia có luật Hồi giáo sharia, nhưng họ không cấm bán rượu.", Charles Poluan nói.
LÊ MAI (Theo Reuters)