Cam kết ‘Net zero’ và giải pháp cho khu vực Đông Á

PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn
Học viện Ngoại giao
Biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề cấp bách nhất trên thế giới. Các quốc gia đang gấp rút đặt ra các mục tiêu về “Net zero” nhằm nhanh chóng thích ứng với tình hình, hướng tới việc phát triển bền vững hơn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề cấp bách nhất trên thế giới
Biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề cấp bách nhất trên thế giới.

Net zero là gì?

Trong cuộc sống hàng ngày, con người sẽ thải ra môi trường khí thải gây hiệu ứng nhà kính (Greenhouse Gas – GHG). Những khí thải này chính là những tác nhân trực tiếp làm Trái đất nóng lên do chúng ngăn cản năng lượng Mặt trời thoát ra ngoài. Net zero có nghĩa là không làm tăng tổng lượng khí gây hiệu ứng nhà kính thải vào khí quyển.

Net zero được tiến hành xem xét đối với tất cả lượng phát thải được tạo ra bởi toàn bộ chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng của một sản phẩm, từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Điều này có nghĩa là sẽ cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính gián tiếp từ các nhà cung cấp đầu tiên trong chuỗi giá trị đến người tiêu dùng cuối cùng, sự nỗ lực đáng kể trong một thế giới mà các công ty không kiểm soát hết toàn bộ chuỗi giá trị của họ.

Trong quá trình đó, có ba nguồn phát thải khí CO2 lớn là: (i) các phát thải trực tiếp từ các nguồn được sở hữu hoặc kiểm soát, bao gồm đốt nhiên liệu tại chỗ như trong nồi hơi khí, các loại phương tiện và điều hòa không khí; (ii) các phát thải gián tiếp bao gồm từ việc tạo ra điện, nhiệt, làm mát và hơi nước do tổ chức mua và sử dụng; (iii) tất cả các phát thải gián tiếp khác xảy ra trong chuỗi giá trị của một công ty.

Đây là những thứ khó theo dõi và kiểm soát nhưng thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong phát thải của một công ty, liên quan đến các nhà cung cấp đầu chuỗi cung ứng, đi công tác, mua sắm, chất thải và nước cũng như các giai đoạn sử dụng và cuối vòng đời của các sản phẩm và dịch vụ được cung ứng.

Net zero thường được dùng để đề cập đến lượng phát thải CO2 bằng không. Điều đó có nghĩa là nhân loại không được phát thải thêm bất kỳ lượng CO2 nào vào khí quyển để tránh những tác động xấu nhất đến khí hậu.

Theo đó, lượng khí thải carbon cần phải giảm một nửa vào năm 2030 và đạt mức phát thải bằng không vào giữa thế kỷ này. Trạng thái này có thể đạt được bằng cách cân bằng một lượng carbon cụ thể được giải phóng với một lượng bù phát thải carbon tương đương.

Cam kết chung

Hiện nay, Liên hợp quốc (LHQ) đang phát động chiến dịch “Race to Zero” vào năm 2050, với các mục tiêu đưa thế giới đi đúng hướng theo Thỏa thuận Paris của các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu lần thứ 21 (COP 21) nhằm giữ cho nhiệt độ Trái đất tăng không quá 1,5 độ C so với mức ở thời kỳ tiền công nghiệp.

Điểm quan trọng trong Chiến dịch là giúp đưa lượng phát thải khí CO2 ròng về 0. Điều đó có nghĩa “bất kỳ lượng khí thải nào cũng đều phải bị loại bỏ khỏi bầu khí quyển”. Có thể loại bỏ chúng xuyên suốt từ chuỗi cung ứng hoặc sử dụng công nghệ thu khí CO2 trực tiếp từ không khí (Greenhouse Gas Removals – GGRs). Cách tiếp theo là trồng rừng, nhưng với điều kiện cây vẫn phát triển tốt trong khoảng 100 năm. Khi đó, rừng mới có thể thu và trữ lượng phát thải carbon.

Ở cấp độ quốc gia, việc đạt tới Net zero đòi hỏi phải giảm mạnh lượng khí thải từ hoạt động kinh doanh thông thường cùng với việc loại bỏ khí thải carbon trong khí quyển. Đến nay, có 137 quốc gia, đại diện cho 88% tổng lượng phát thải thế giới, gồm các nước phát thải lớn như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước khác đã cam kết hoặc hướng tới mục tiêu Net zero.

Mỗi quốc gia tự đặt ra mốc thời gian để đạt mục tiêu này, phần lớn là vào năm 2050, một số ít ngoại lệ vào năm 2035 và muộn nhất vào năm 2070. Cơ quan Năng Lượng Quốc tế (IEA) cho biết việc đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 là “thách thức lớn nhất mà nhân loại từng phải đối mặt”.

Tại Đông Á, các nước trong khu vực đều đã cam kết đạt mục tiêu Net zero với những lộ trình khác nhau. Theo đó, Trung Quốc cam kết sẽ đạt mức phát thải đỉnh vào trước năm 2030 và đạt mức phát thải Net zero vào trước năm 2060. Nhật Bản hiện là nước phát thải lớn thứ sáu trên thế giới đã có cam kết đạt mức thải Net-zero vào năm 2050. Hàn Quốc đã thành lập “Ủy ban trung hòa carbon 2050” cam kết đạt phát thải Net zero vào năm 2050.

Trong số các nước Đông Nam Á, Campuchia có cam kết mạnh mẽ không những đạt mức phát thải Net zero mà còn đạt mức phát thải âm vào năm 2030. Trong khi đó, Lào và Myanmar là thành viên của Liên minh Net zero 2050 (Climate Ambition Alliance) đều có cam kết đạt mức phải thải Net zero vào năm 2050. Singapore tuyên bố sẽ đạt mục tiêu sớm nhất có thể vào trước 2050. Tại COP 26 tháng 11/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết Net zero cho Việt Nam vào năm 2050.

Tin liên quan
Triển khai thực hiện các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 Triển khai thực hiện các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26

Giải pháp tại Đông Á

Như vậy, có thể thấy, trong thế kỷ XXI, việc giảm phát thải tiến tới mục tiêu Net zero vào năm 2050 đã trở thành chủ đề hạt nhân của quản trị toàn cầu, giữ vai trò trọng tâm trong hoạt động ngoại giao của các quốc gia.

Hiện các nước trên thế giới, trong đó có các nước ở khu vực Đông Á đã triển khai nhiều kế hoạch, thông qua các biện pháp “cứng” và “mềm” thúc đẩy thực hiện mục tiêu giảm phát thải. Tất cả các quốc gia đều nhận thức được rằng cần sự chung tay góp sức của cả cộng đồng quốc tế.

Hiện nay, các nước Đông Á đều dành ưu tiên cao cho việc đạt mức phát thải Net zero. Tuy nhiên, trong phạm vi khu vực Đông Á, để thúc đẩy quá trình này, có thể cân nhắc thêm một số giải pháp sau:

Thứ nhất, các nước cần nhận thức và triển khai phục hồi kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn cả trên bình diện quốc gia, khu vực và toàn cầu. Muốn vậy, các nước phải bảo đảm xây dựng một môi trường quốc tế thuận lợi và tiếp tục duy trì môi trường hòa bình, ổn định để tạo điều kiện cho các nước, các doanh nghiệp hợp tác giảm phát thải GHG.

Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phục hồi kinh tế và đảm bảo an ninh lương thực. Bởi vậy, các nước cần hết sức kiềm chế, tránh để xảy ra các xung đột quân sự không những làm cho lượng phát thải gia tăng mà còn dẫn đến cuộc khủng hoảng lương thực kéo dài.

Thứ hai, theo tính toán của các nhà kinh tế, nếu ngay từ lúc này, từ ngay hôm nay các nước quyết liệt triển khai mục tiêu Net zero thì chi phí còn rất rẻ so với việc nếu chúng ta cứ trì hoãn hành động. Mỗi quốc gia, trong đó có các nước Đông Á, cần vạch ra lộ trình cụ thể phù hợp với điều kiện và khả năng của nước mình cũng như của cả khu vực. Muốn vậy, các nước cần hợp tác và hoàn thiện bộ dữ liệu toàn cầu và khu vực dựa trên số liệu quốc gia về tình hình phát thải, môi trường, nguồn tài nguyên, hệ sinh thái.

Thứ ba, phát thải khí nhà kính đòi hỏi phải thay thế năng lượng hóa thạch và năng lượng truyền thống bằng năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, đồng thời phải có chính sách đất đai bền vững. Điều này đòi hỏi các nước trong khu vực phải tập trung phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo, kể cả trợ cấp để thúc đẩy phát triển theo hướng này trên cơ sở lợi thế của địa phương và khu vực.

Thứ tư, chính phủ các nước Đông Á cần phối hợp thuyết phục các nước phát thải nhiều đóng góp nhiều hơn cho quá trình hạn chế Trái đất ấm lên. Theo “Thỏa thuận Paris”, trong giai đoạn 2020 - 2025, hàng năm các nước phát triển có trách nhiệm huy động 100 tỷ USD tiền viện trợ, hỗ trợ các nước đang phát triển nâng cấp kết cấu năng lượng và công nghiệp hóa.

Tuy vậy, đến nay, tỷ lệ nguồn vốn viện trợ thực tế rất thấp, hơn nữa kèm theo rất nhiều điều kiện. Trong tiến trình này, cần bao gồm cả việc các nước phát triển hỗ trợ và giúp các nước đang phát triển có được công nghệ xanh, sạch.

Thứ năm, cần có sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Các nước cần quan tâm xây dựng thể chế để khuyến khích sự hưởng ứng và tham gia của tất cả các chủ thể trong xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các dự án công - tư trong tăng trưởng xanh.

Để làm được điều này, các nước trong khu vực cần nhanh chóng sử dụng chính sách thương mại hóa phát thải hay nói cách khác là áp dụng thuế môi trường hay mua bán quyền/hạn ngạch phát thải một cách hiệu quả và hợp lý.

Thứ sáu, chính sách kinh tế xã hội của các nước Đông Á, bao gồm cả chính sách nông, lâm, ngư nghiệp, môi trường và công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ hệ động thực vật và đa dạng sinh học.

Trong khi đó, việc gia tăng tốc độ đô thị hóa đang đe dọa nghiêm trọng tới các khu vực sinh quyển và vườn quốc gia. Bởi vậy, chính sách đô thị hóa cần có sự phối hợp tốt với chính sách phát triển kinh tế xã hội tuân thủ đúng theo nguyên tắc của Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã (WWF) và công ước Sendai.

Thứ bảy, các nước cần hết sức hạn chế chuyển đổi mục đích sử dụng đất, từ đất nông nghiệp chuyển sang làm đất xây dựng hay cho mục đích khác. Điều này sẽ giúp các nước Đông Nam Á duy trì sự phát triển bền vững của cả khu vực nông nghiệp cũng như của toàn bộ nền kinh tế.

Bên cạnh đó, cần có sự giáo dục bồi dưỡng kiến thức cho người dân về cách sống thân thiện với môi trường, về chiến lược phát triển xanh và cách thức sử dụng đất hiệu quả.

Nhiệt độ tăng nhanh, 200 sông băng trên dãy núi Alps biến mất

Nhiệt độ tăng nhanh, 200 sông băng trên dãy núi Alps biến mất

Biến đổi khí hậu là nguyên nhân khiến hơn 200 sông băng lớn trên dãy núi Alps ở Italy biến mất kể từ khi các ...

Ngoại giao khoa học bảo vệ môi trường biển: Con đường khai thông những bế tắc ở Biển Đông?

Ngoại giao khoa học bảo vệ môi trường biển: Con đường khai thông những bế tắc ở Biển Đông?

Tranh chấp trên Biển Đông có thể được xoa dịu bằng nỗ lực nghiên cứu khoa học chung nhằm giải quyết các vấn đề liên ...

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 20/3/2025: Giá vàng 'mấp mé' mốc 100 triệu đồng/lượng, thế giới phi mã, đà tăng 'vững như thạch bàn'

Giá vàng hôm nay 20/3/2025: Giá vàng 'mấp mé' mốc 100 triệu đồng/lượng, thế giới phi mã, đà tăng 'vững như thạch bàn'

Giá vàng hôm nay 20/3/2025 ghi nhận thị trường trong nước sát mốc 100 triệu/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn.
Bài 2: Khi ‘cơn bão’ đi qua

Bài 2: Khi ‘cơn bão’ đi qua

Những dấu chân lặng lẽ của lực lượng Công an cơ sở vẫn luôn in dấu, bởi chỉ có gần gũi với đồng bào mới có thể đưa ra các ...
Thông tin khoa học và công nghệ là một nguồn lực

Thông tin khoa học và công nghệ là một nguồn lực

Thông tin khoa học và công nghệ quan trọng trong bối cảnh đất nước đang bước vào một kỷ nguyên phát triển mới với trọng tâm là phát triển khoa ...
Kết nối 300 trường học Hà Nội và Thái Nguyên qua hội thảo giáo dục bằng nghệ thuật

Kết nối 300 trường học Hà Nội và Thái Nguyên qua hội thảo giáo dục bằng nghệ thuật

Ngày 19/3, hội thảo về Phương pháp học thông qua nghệ thuật cho trẻ mầm non và tiểu học thu hút đại diện từ gần 300 trường học tại Hà ...
Ba quốc gia Đông Nam Á tăng tốc trên 'đường đua' xe điện, xuất hiện rủi ro tương đồng

Ba quốc gia Đông Nam Á tăng tốc trên 'đường đua' xe điện, xuất hiện rủi ro tương đồng

Trong những năm qua, ba nước Đông Nam Á đã đưa ra chính sách tăng thị phần cho thị trường xe điện, tuy nhiên, cuộc đua vẫn chưa phân thắng ...
Danh sách 10 'Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu' năm 2024

Danh sách 10 'Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu' năm 2024

Trung ương Đoàn vừa công bố danh sách 10 'Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu' và 8 'Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng' năm 2024.
Tin thế giới 19/3: Tổng thống Nga đang 'chơi trò chơi'? Ukraine tuyên bố 'lằn ranh đỏ', Israel lại thổi bùng 'lò lửa' Gaza

Tin thế giới 19/3: Tổng thống Nga đang 'chơi trò chơi'? Ukraine tuyên bố 'lằn ranh đỏ', Israel lại thổi bùng 'lò lửa' Gaza

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Mỹ-Hàn huy động hơn 1.000 quân diễn tập chỉ huy chiến đấu quy mô lớn

Mỹ-Hàn huy động hơn 1.000 quân diễn tập chỉ huy chiến đấu quy mô lớn

Các binh sĩ của Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành diễn tập huấn luyện chỉ huy chiến đấu quy mô lớn trong 5 ngày, từ 16-20/3.
Ukraine tấn công kho chứa dầu Nga, châu Âu nói gì về điện đàm Trump-Putin?

Ukraine tấn công kho chứa dầu Nga, châu Âu nói gì về điện đàm Trump-Putin?

Phản ứng về cuộc điện đàm giữa hai tổng thống Nga và Mỹ nhằm giải quyết xung đột ở Ukraine, giới lãnh đạo châu Âu đã bày tỏ hoan nghênh.
Bị coi là trở ngại trong quá trình kết nạp Ukraine, Hungary chẳng ngại nhận việc nắm giữ 'tương lai của quá trình mở rộng EU'

Bị coi là trở ngại trong quá trình kết nạp Ukraine, Hungary chẳng ngại nhận việc nắm giữ 'tương lai của quá trình mở rộng EU'

EU hiện không thể mở nhóm đàm phán đầu tiên về việc kết nạp Ukraine do sự cản trở của Hungary.
Đại hội đồng Liên hợp quốc có thể có nữ Chủ tịch?

Đại hội đồng Liên hợp quốc có thể có nữ Chủ tịch?

Chính phủ Đức có ý định đề cử Ngoại trưởng Annalena Baerbock làm Chủ tịch Đại hội đồng LHQ nhiệm kỳ 2025-2026.
Tiếp tục 'dứt tình' với Paris, 3 nước Sahel cùng nhau rời khỏi Tổ chức quốc tế Pháp ngữ

Tiếp tục 'dứt tình' với Paris, 3 nước Sahel cùng nhau rời khỏi Tổ chức quốc tế Pháp ngữ

Các chính quyền quân sự Niger, Mali và Burkina Faso đã công bố quyết định rời khỏi Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF).
Canada có lãnh đạo mới: Lửa thử vàng

Canada có lãnh đạo mới: Lửa thử vàng

Ông Mark Carney được cử tri và đảng Tự do kỳ vọng đưa Canada vượt qua hàng loạt thách thức hiện nay.
Quan hệ Ấn Độ-Mauritius: Tầm nhìn mới, sức sống mới

Quan hệ Ấn Độ-Mauritius: Tầm nhìn mới, sức sống mới

Chuyến thăm Mauritius của Thủ tướng Narendra Modi đánh dấu sự trở lại đảo quốc mà ông gọi là 'Ấn Độ thu nhỏ', nơi ông cảm thấy như ở nhà.
'Nước Mỹ trở lại' - Điểm nhấn của  ‘kỷ lục gia’

'Nước Mỹ trở lại' - Điểm nhấn của ‘kỷ lục gia’

Sự trở lại của ông Donald Trump cùng những chính sách quyết liệt đầy tranh cãi đồng nghĩa với một nước Mỹ ‘vĩ đại trở lại’?
EU tái vũ trang

EU tái vũ trang

Trong bối cảnh an ninh khu vực đối mặt với nhiều thách thức, kế hoạch 'tái vũ trang châu Âu' đánh dấu bước ngoặt trong chính sách quốc phòng của EU.
Chủ tịch EC thăm Ấn Độ: Bước ngoặt là đây

Chủ tịch EC thăm Ấn Độ: Bước ngoặt là đây

Chuyến thăm của lãnh đạo EC phản ánh mong muốn mở rộng quan hệ với Ấn Độ, đất nước có vai trò ngày càng then chốt trong nền chính trị toàn cầu.
Ba năm xung đột Nga - Ukraine: Cục diện thế giới đang thay đổi

Ba năm xung đột Nga - Ukraine: Cục diện thế giới đang thay đổi

Cuộc xung đột Nga-Ukraine không chỉ tiêu hao lớn nguồn lực của cả hai bên mà còn dẫn đến những thay đổi chưa từng có trên phạm vi toàn cầu.
Cựu quan chức Lầu Năm Góc phân tích chi tiết 'phao sinh tồn' của Ukraine

Cựu quan chức Lầu Năm Góc phân tích chi tiết 'phao sinh tồn' của Ukraine

Trong một bài phân tích gần đây trên Foreign Affairs, ông Celeste Wallander, cựu quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc (Mỹ) đã đánh giá về khả năng phòng thủ của Ukraine trong trường ...
Dư địa phát triển quan hệ Nga-Triều Tiên sau xung đột ở Ukraine

Dư địa phát triển quan hệ Nga-Triều Tiên sau xung đột ở Ukraine

Nga và Triều Tiên dường như đã xích lại gần nhau hơn bởi xung đột tại Ukraine và mối quan hệ này có thể tiếp tục duy trì vững chắc trong tương lai.
Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc 'đua nhau' phát triển thế hệ tàu mới, Thái Bình Dương 'nóng' nguy cơ chạy đua vũ trang trên biển

Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc 'đua nhau' phát triển thế hệ tàu mới, Thái Bình Dương 'nóng' nguy cơ chạy đua vũ trang trên biển

Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc lên kế hoạch chế tạo các tàu chiến tên lửa lớn, được trang bị vũ khí hạng nặng cho một cuộc đối đầu tiềm tàng trên biển.
Thỏa thuận Mỹ-Ukraine: Nga không lạ với 'bẫy' của phương Tây, nhưng Tổng thống Putin vẫn phải 'đặt lên bàn cân' vì một yếu tố

Thỏa thuận Mỹ-Ukraine: Nga không lạ với 'bẫy' của phương Tây, nhưng Tổng thống Putin vẫn phải 'đặt lên bàn cân' vì một yếu tố

Nga đã rút ra được bài học từ thỏa thuận Minsk, không muốn để Ukraine và phương Tây lợi dụng các thỏa thuận để 'câu giờ'.
Thỏa thuận ngừng bắn Nga-Ukraine: Moscow không hào hứng với 'quả bóng trên sân nhà', ván cược của Kiev thành hay bại?

Thỏa thuận ngừng bắn Nga-Ukraine: Moscow không hào hứng với 'quả bóng trên sân nhà', ván cược của Kiev thành hay bại?

Thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine có thể không nhận được cái 'gật đầu' từ phía Nga nhưng Kiev ít nhiều đã cải thiện được quan hệ với Washington.
Lý do các nhà đầu tư thận trọng trước kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng của EU

Lý do các nhà đầu tư thận trọng trước kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng của EU

Mặc dù Liên minh châu Âu (EU) muốn tăng cường chi tiêu quân sự nhưng khả năng đáp ứng của các công ty quốc phòng châu Âu còn nhiều hạn chế.
Phiên bản di động