Campuchia sau thời Thủ tướng Hun Sen sẽ ra sao?

Minh Vương
Đất nước Đông Nam Á sẽ không chứng kiến quá nhiều thay đổi về chính sách dưới sự lãnh đạo của con trai ông Hun Sen, Đại tướng Hun Manet.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Campuchia Hun Sen.
Ông Hun Sen sẽ rời vị trí Thủ tướng sau 38 năm. (Nguồn: AFP)

Một tuần sau khi cuộc bầu cử Campuchia khép lại, ba điều đã trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.

Đầu tiên, Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) đã giành chiến thắng áp đảo khi chiếm tới 120/125 ghế trong Quốc hội, cho dù có giảm năm ghế so với năm 2018. Đặc biệt, ngày 26/7, ông Hun Sen tuyên bố sẽ rời vị trí Thủ tướng sau 38 năm cầm quyền liên tục. Cuối cùng, thay thế cho nhà lãnh đạo này ở chiếc ghế nóng sẽ là con trai ông - Đại tướng Hun Manet - Phó Tổng Tư lệnh quân đội Hoàng gia Campuchia, Tư lệnh lục quân và thành viên Ban Thường vụ của CPP. Dự kiến, quy trình bổ nhiệm có thể được hoàn tất trong tuần này (ngày 6/8) hoặc tuần tới (ngày 10/8).

Cả ba điều này không ẩn chứa nhiều yếu tố bất ngờ. Ngay trước thềm bầu cử, tỷ lệ ủng hộ dành cho CPP, với việc đảng Ngọn nến (CP) không đủ điều kiện tham dự, áp đảo 17 đảng còn lại tại Campuchia.

Từ lâu, ông Hun Sen đã “bóng gió” câu chuyện rời chức Thủ tướng và giao lại “ghế nóng” cho con trai Hun Manet. Tuy nhiên, tuyên bố của chính trị gia lão làng vẫn gây ra không ít dư chấn trong cộng đồng quốc tế, đồng thời gợi mở nhiều thắc mắc. Trong số đó, nổi bật nhất chắc hẳn sẽ là câu hỏi: “Tương lai đất nước Campuchia sau thời của Thủ tướng Hun Sen sẽ ra sao?”.

Nét mới…

Đầu tiên, đó chắc chắn là sự xuất hiện của ông Hun Manet trên cương vị mới. Kể từ năm 2021, sau khi Thủ tướng Hun Sen đề cập khả năng con trai kế nhiệm cùng sự hậu thuẫn của đảng CPP, ông Hun Manet nhanh chóng trở thành ngôi sao sáng, với bước chuyển từ binh nghiệp sang hoạt động chính trị.

Tuy nhiên, xuất thân của Tướng Hun Manet có nhiều khác biệt so với cha mình. Không chỉ là con trai Thủ tướng đương nhiệm, ông còn trở thành người Campuchia đầu tiên tốt nghiệp Học viện Lục quân West Point (Mỹ), đồng thời có bằng thạc sĩ kinh tế tại Đại học New York (Mỹ) và tiến sĩ kinh tế tại Đại học Bristol (Anh).

Giới chuyên gia nhận định xuất phát điểm này đã “góp phần củng cố uy tín của ông ấy” trong hành trình thăng tiến nhanh chóng. Sự xuất hiện của nhà lãnh đạo còn trẻ (45 tuổi), với nền tảng giáo dục ở phương Tây sẽ giúp CPP thu hút các cử tri trẻ tuổi hơn và thổi một luồng gió mới cho sự phát triển của Campuchia.

Ngoài ra, sự tươi mới này có khả năng sẽ thể hiện rõ nét hơn cả trong cách tiếp cận ngoại giao của chính trị gia này trong thời gian tới. Là người trẻ nhất trong lãnh đạo các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), với phong thái ngoại giao mới mẻ cùng khả năng giao tiếp tiếng Anh trôi chảy, ông Hun Manet chắc chắn sẽ là gương mặt được chú ý đặc biệt trên các diễn đàn khu vực trong thời gian tới.

Trong bối cảnh hiện nay, thắt chặt hơn nữa quan hệ với ASEAN, tích cực tham gia hội nhập kinh tế khu vực và giao lưu nhân dân trong Đông Nam Á, đặc biệt là với giới trẻ, có thể là ưu tiên của ông Manet khi làm thủ tướng.

Trong chuyện cũ

Tuy nhiên, xét trong bối cảnh hiện nay, không khó để thấy các khía cạnh khác của Campuchia dưới thời ông Hun Manet sẽ chưa chứng kiến thay đổi quá nhiều so với giai đoạn trước, xét trên ba yếu tố sau.

Thứ nhất, đó là tầm ảnh hưởng của ông Hun Sen. Với hơn 38 năm làm Thủ tướng và thành viên cốt cán của CPP, chính trị gia này vẫn là một “tượng đài” chưa thể vượt qua tại đất nước Đông Nam Á.

Đồng thời, ngay cả khi không còn là người đứng đầu Chính phủ, song trên cương vị Chủ tịch CPP, nghị sĩ Quốc hội, Chủ tịch Thượng viện và Chủ tịch Hội đồng cố vấn tối cao Quốc vương Campuchia và cha ruột của nhà lãnh đạo mới, ông Hun Sen đóng vai trò quan trọng trong truyền đạt kinh nghiệm dày dặn, dù là về đối nội hay đối ngoại, cho con trai Hun Manet.

Thứ hai, với những gì ông Hun Sen đã làm được, đặc biệt trong ổn định chính trị và phát triển kinh tế, người kế cận ông nhiều khả năng sẽ duy trì và tiếp tục phát huy các chính sách đối nội đã được triển khai, dù là về chính trị hay kinh tế.

Sau bốn thập kỷ, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Campuchia đã tăng từ 2,82 tỷ USD (1995) lên 30,7 tỷ USD (ước tính 2023), đứng thứ 109 thế giới. Thu nhập bình quân đầu người là 1.900 USD (2023), đứng thứ 151 thế giới. Giai đoạn 2001-2010, với tăng trưởng lên tới 7,7%/năm, kinh tế Campuchia nằm trong nhóm 10 nước tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Đột phá này đến từ sự chuyển đổi sang hệ thống kinh tế định hướng thị trường, cũng như tài “chèo lái” của ông Hun Sen.

Ông Hun Manet chụp ảnh cùng đảng viên và người ủng hộ Đảng Nhân dân Campuchia (CPP)  tại chiến dịch vận động tranh cử vừa qua. (Nguồn: AFP)
Ông Hun Manet chụp ảnh cùng đảng viên và người ủng hộ Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) tại chiến dịch vận động tranh cử vừa qua. (Nguồn: AFP)

Trong bối cảnh đó, ông Hun Manet nhiều khả năng không mạo hiểm đưa ra điều chỉnh lớn về chính sách kinh tế giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, việc chính trị gia này có thể thực hiện là đẩy mạnh nỗ lực hội nhập quốc tế của Campuchia thông qua thu đầu tư nước ngoài, đàm phán hiệp định tự do thương mại, cải cách thể chế và tăng cường sự tham gia của người trẻ vào quá trình phát triển kinh tế.

Về chính trị, dù theo học ở phương Tây, song với thời gian làm thành viên Ủy ban Thường vụ của CPP, ông Hun Manet có thể duy trì lập trường của cha mình. Dưới thời ông, đảng này tiếp tục củng cố vị thế với các cử tri, đồng thời tích cực thu hút, tăng cường sự ủng hộ từ cộng đồng người Campuchia ở nước ngoài.

Thứ ba, trong lĩnh vực đối ngoại, dù có thể mang tới cách tiếp cận mới trong một số vấn đề, song ông Hun Manet nhiều khả năng sẽ bám sát chủ trương, đường lối đối ngoại của CPP. Những chủ trương, đường lối này đã được nêu tương đối cụ thể trong bài báo do lãnh đạo đảng CPP “chắp bút” trên tờ Phnom Penh Post ngày 26/7, gần như cùng lúc với tuyên bố từ chức của ông Hun Sen.

Bài viết khẳng định chính sách đối ngoại giai đoạn 2023-2028 là “sự mở rộng” của phiên bản năm năm trước. Đảng cầm quyền Campuchia cho rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ không ngừng cạnh tranh. Washington muốn duy trì tầm ảnh hưởng toàn cầu mạnh mẽ, còn Bắc Kinh tìm kiếm vai trò nổi bật hơn trong các vấn đề quốc tế. Do đó, theo CPP, quan hệ Mỹ-Trung là trung tâm của quan hệ quốc tế và góp phần định hình châu Á - Thái Bình Dương. Khu vực này chứng kiến các hợp tác chặt chẽ, hay đối đầu mạnh mẽ nhất giữa các cường quốc và lực lượng mới nổi.

Trong bối cảnh đó, ASEAN tiếp tục là nền tảng quan trọng để Campuchia thúc đẩy quan hệ với đối tác và các chủ thể thông qua cơ chế hợp tác và tham vấn. Theo CPP, Campuchia tiếp tục theo đuổi một “chính sách đối ngoại độc lập dựa trên luật pháp và tôn trọng các quy tắc, mục đích và nguyên tắc được nêu trong Hiến chương của Liên hợp quốc và ASEAN”.

Trước tác động từ xung đột Nga-Ukraine, tình hình Myanmar, vấn đề Biển Đông, eo biển Đài Loan và bán đảo Triều Tiên, nước này sẽ áp dụng chính sách ngoại giao “nhã nhặn nhưng kiên quyết, linh hoạt và thận trọng” để thích ứng trước diễn biến mới. Ngoài ra, đảng CPP cầm quyền nhấn mạnh Campuchia sẽ tích cực tham gia sáng kiến khu vực và toàn cầu nhằm duy trì và thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Phnom Penh cam kết chống lại các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố và các dịch bệnh truyền nhiễm.

Tuy nhiên, việc triển khai các chủ trương, đường lối này ra sao để đạt kết quả sẽ là nhiệm vụ không đơn giản đối với chính quyền của ông Hun Manet, trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới biến động không ngừng trong những năm qua.

Đáp án chi tiết cho câu hỏi về tương lai Campuchia hậu Thủ tướng Hun Sen, có lẽ vẫn còn bỏ ngỏ. Song, chắc chắn rằng, sau gần bốn thập kỷ cầm quyền, chính trị gia này đã đi vào lịch sử như một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển mạnh mẽ của đất nước Đông Nam Á. Giờ đây, con trai ông, Hun Manet, đang đứng trước cơ hội lớn để tiếp nối di sản ấy và tạo nên dấu ấn của riêng mình.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước chúc mừng lãnh đạo Đảng Nhân dân Campuchia, Chính phủ, Quốc hội Campuchia tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội khóa VII

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước chúc mừng lãnh đạo Đảng Nhân dân Campuchia, Chính phủ, Quốc hội Campuchia tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội khóa VII

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta nhiệt liệt chúc mừng Campuchia tổ chức thành công ...

Bầu cử Campuchia: Đông đảo cử tri tham dự, ứng viên Hun Manet gửi lời cảm ơn

Bầu cử Campuchia: Đông đảo cử tri tham dự, ứng viên Hun Manet gửi lời cảm ơn

Ngày 24/7, ứng cử viên của đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Tiến sĩ Hun Manet đã gửi thông điệp cảm ơn người dân đã nhiệt ...

Thủ tướng Campuchia thông báo từ chức sau gần 4 thập kỷ cầm quyền

Thủ tướng Campuchia thông báo từ chức sau gần 4 thập kỷ cầm quyền

Ngày 26/7, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen - một trong các nhà lãnh đạo có thời gian nắm quyền dài nhất trên thế ...

Du khách Việt Nam, Thái Lan và Campuchia tới Lào sẽ không cần mang theo tiền mặt

Du khách Việt Nam, Thái Lan và Campuchia tới Lào sẽ không cần mang theo tiền mặt

Theo truyền thông Lào, trong quý IV/2023, nước này sẽ thí điểm áp dụng thanh toán bằng mã QR với Việt Nam, Thái Lan và ...

Bảo hộ công dân trong vụ xô xát ở Campuchia

Bảo hộ công dân trong vụ xô xát ở Campuchia

Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia đang thực hiện các biện pháp bảo hộ công dân tử vong do xô xát ở Campuchia.

Xem nhiều

Đọc thêm

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Từ ngày 4-8/11, một đoàn đại biểu từ Estonia sẽ có chuyến thăm Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024 ghi nhận thị trường thế giới duy trì tương đối ổn định khi chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2024.
Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tiêu hôm nay 6/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.
Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Các nhà nghiên cứu Mỹ đang phát triển một loại chip bộ nhớ mới có thể vừa lưu trữ thông tin vừa thực hiện các phép tính với tốc độ ...
Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Đại sứ quán Nhật Bản và UN Women hỗ trợ 7.200 người dân, đặc biệt là phụ nữ tại Cà Mau và Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán ...
Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris bắt đầu

TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris bắt đầu

Báo Thế giới và Việt Nam liên tục cập nhật diễn biến và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 ngày 5/11.
Bầu cử Mỹ 2024: Tuyên bố trước 'giờ G' của một cử tri Mỹ giàu kinh nghiệm

Bầu cử Mỹ 2024: Tuyên bố trước 'giờ G' của một cử tri Mỹ giàu kinh nghiệm

Tôi hỏi là ông sẽ bỏ phiếu cho ai? Kamala Harris, ông trả lời tôi với giọng nhỏ nhẹ nhưng dứt khoát.
'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

Đây là thời điểm tồi tệ nhất có thể dẫn tới chính phủ sụp đổ, xét theo những gì đang xảy ra ở Ukraine và tình hình kinh tế ở Đức.
Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Bộ Ngoại giao Syria kêu gọi Liên hợp quốc (LHQ) hành động khẩn cấp để ngăn chặn các động thái quân sự của Israel nhằm vào dân thường.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Nếu các cuộc thăm dò trước bầu cử tổng thống Mỹ 2024 là chính xác, cuộc đua năm nay cần theo dõi sát 7 tiểu bang chiến địa.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động