Căng thẳng Ấn-Trung và sự im lặng khôn ngoan của các quốc gia Nam Á

Thái Bình
TGVN. Trong bối cảnh căng thẳng Ấn-Trung, các quốc gia ở Nam Á luôn tìm cách cân bằng mối quan hệ với cả hai phía để đảm bảo có được những thỏa thuận tốt nhất về nguồn đầu tư phát triển, cũng như các hợp đồng vũ khí và nhượng bộ ngoại giao.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Căng thẳng Ấn-Trung và sự im lặng khôn ngoan của các quốc gia Nam Á
Các quốc gia khác ở Nam Á đã lặng lẽ quan sát xung đột giữa hai cường quốc Trung Quốc và Ấn Độ. (Nguồn: ABP News)

Lặng lẽ quan sát hay tranh thủ cơ hội?

Trong năm 2020, mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã xấu đi nghiêm trọng. Các cuộc xâm phạm lãnh thổ của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tại biên giới đang tranh chấp đã dẫn đến đụng độ quân sự và những cuộc giao tranh, điều chưa từng xảy ra trong nhiều thập kỷ qua. Mãi tới gần đây, hai nước mới bắt đầu xúc tiến quá trình hòa giải.

Khu vực lân cận của Ấn Độ ngày càng có xu hướng trở thành không gian tranh giành ảnh hưởng của hai cường quốc này.

Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã trở thành một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu sang Nam Á. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã đổ tiền đầu tư nhiều dự án cơ sở hạ tầng như đường sắt, cảng, đường cao tốc và các hành lang kinh tế kéo dài hàng nghìn km khắp khu vực. Ngoài Ấn Độ và Bhutan, tất cả các quốc gia Nam Á đều đã tham gia Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc.

Và các quốc gia Nam Á đã lặng lẽ quan sát xung đột Ấn - Trung tại biên giới Himalaya. Ngay cả Pakistan - đối tác được đánh giá là thân cận nhất của Trung Quốc trên thế giới và là nước nhận có thể được nhiều lợi ích nhất từ việc Ấn Độ bị "phân tâm" ở khu vực phía Đông – cũng không có động thái khác thường nào để thay đổi hiện trạng. Thay vào đó, ngày 25/2/2021, New Delhi và Islamabad bất ngờ tuyên bố ngừng bắn tại vùng biên giới tranh chấp.

Chỉ có Nepal là trường hợp ngoại lệ, khi nước này coi cuộc khủng hoảng như một cơ hội để chính thức công bố và hợp pháp hóa bản đồ mới về 3 vùng lãnh thổ nhỏ có tranh chấp lịch sử với Ấn Độ. New Delhi đã tuyên bố chủ quyền và kiểm soát các vùng lãnh thổ này trong nhiều thập kỷ, mà không vấp phải phản ứng chính thức nào từ phía Nepal.

Do đó, hành động chưa từng có của Kathmandu ngay trong bối cảnh Ấn-Trung nảy sinh tranh chấp được cho là động thái nhằm thẳng vào New Delhi và mặt khác cũng là cách để thừa nhận mối quan hệ đang phát triển với Trung Quốc.

Động thái mới này là bước tiến xa hơn những gì từng diễn ra trong xung đột Doklam vào năm 2017, khi giới lãnh đạo Nepal đổ lỗi cho Ấn Độ về cuộc khủng hoảng, song thừa nhận Kathmandu tốt hơn hết là nên đứng ngoài các mâu thuẫn.

Tìm cách cân bằng với cả hai phía

Các nước láng giềng của Ấn Độ vốn có các khúc mắc cần giải quyết có thể sẽ tìm cách khai thác bất kỳ xung đột Ấn-Trung nào trong tương lai.

Bối cảnh khu vực hiện nay đi theo xu hướng Trung Quốc ngày càng mở rộng và làm sâu sắc hơn các mối quan hệ kinh tế cũng như quân sự với nhiều nước nhỏ hơn, trong khi Ấn Độ không ngừng tìm cách đáp trả bằng các nỗ lực ngoại giao và tài chính để giảm bớt các tính toán của Trung Quốc.

Trong khi đó, các nước Nam Á luôn tìm cách cân bằng mối quan hệ với cả hai phía để đảm bảo có được những thỏa thuận tốt nhất về nguồn đầu tư phát triển, cũng như các hợp đồng vũ khí và nhượng bộ ngoại giao.

Cạnh tranh ở quy mô lớn hơn có thể dẫn đến việc Ấn Độ hoặc Trung Quốc bắt đầu đòi hỏi nhiều hơn đối với các quốc gia nhỏ. Bên nào có ảnh hưởng lớn hơn trên những bình diện này sẽ có tác động lớn nhất đến kết quả chung cuộc.

Tin liên quan
Lối thoát nào cho căng thẳng biên giới Ấn Độ-Trung Quốc? Lối thoát nào cho căng thẳng biên giới Ấn Độ-Trung Quốc?

Dù có tiềm lực tài chính và mối quan hệ rộng rãi nhưng Trung Quốc lại không có được vị thế này. Bắc Kinh đã nhận thấy những hạn chế của việc xây dựng một đế chế thương mại ở xa Đại lục. Và khi đó, Ấn Độ thường xuất hiện với những lựa chọn thay thế đáng tin cậy hơn.

Thủ tướng Sri Lanka đương nhiệm Mahinda Rajapaksa đã xây dựng mối quan hệ gần gũi với Trung Quốc vào thời điểm trước năm 2015 khi ông đảm nhiệm cương vị tổng thống, song người kế nhiệm ông là cựu Tổng thống Maithripala Sirisena lại kiên quyết lựa chọn Ấn Độ.

Ngay cả sau khi ông Rajapaksa trở thành thủ tướng vào năm 2019, Colombo đã thận trọng kêu gọi đầu tư cơ sở hạ tầng của Ấn Độ và Nhật Bản và xem đó như một hàng rào địa chính trị chống lại sự hiện diện của Trung Quốc.

Tại Maldives, New Delhi đã tránh được bẫy can thiệp quân sự, nảy sinh từ cuộc khủng hoảng hiến pháp vào năm 2018 khi Tổng thống lúc bấy giờ là Abdulla Yameen liên kết với Trung Quốc. Thay vào đó, Ấn Độ đã gây áp lực ngoại giao và ủng hộ ứng cử viên đối lập, Ibrahim Mohamed Solih, người hứa hẹn một mối quan hệ tốt hơn với Ấn Độ. Ông Solih đã thực hiện lời hứa của mình sau chiến thắng bất ngờ và New Delhi đáp lại bằng khoản đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá 500 triệu USD.

Ở khu vực Nam Á, các nước nhỏ hơn thường lại có ảnh hưởng lớn nhất. Cả hai cường quốc đều muốn vun đắp mối quan hệ bền chặt với các quốc gia này để đảm bảo sự ủng hộ về mặt ngoại giao và ít nhất là để ngăn chặn chủ nghĩa cơ hội.

Ấn Độ có lợi ích trong việc đảm bảo hòa bình ở vùng ngoại vi của mình, trong khi Trung Quốc phải bảo vệ các khoản đầu tư trước những rủi ro chính trị, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 cùng tác động tiêu cực đối với nền kinh tế khiến nhiều quốc gia khó trả các khoản vay của Trung Quốc.

Các quốc gia nhỏ hơn có thể bảo vệ lợi ích của mình dễ dàng hơn so với những thời điểm Ấn Độ được xem là nhân tố then chốt duy nhất tại khu vực. Sự bám rễ càng sâu về kinh tế của Trung Quốc đảm bảo rằng Ấn Độ không thể khai thác lợi thế kinh tế về cấu trúc với tư cách là một trong những thị trường lớn nhất trên thế giới.

Trong khi đó, mối quan hệ văn hóa và lịch sử sâu sắc của Ấn Độ với khu vực đảm bảo rằng Trung Quốc không thể đòi hỏi quá nhiều về mặt ngoại giao để đổi lại các khoản đầu tư vào đây.

Chiến lược cân bằng này không dễ dàng và dễ làm nảy sinh những tính toán chệch hướng, có nguy cơ lôi kéo hai cường quốc lớn vào cuộc cạnh tranh trực tiếp hơn, tương tự như Nepal từng trải qua vào năm ngoái.

Do đó, bất chấp việc lãnh thổ có thể bị ảnh hưởng trực tiếp từ khả năng xảy ra xung đột Ấn-Trung, các quốc gia về cơ bản vẫn lựa chọn cách giữ im lặng và chờ hai cường quốc này tự hạ nhiệt xung đột. Ngoại trừ trường hợp của Pakistan, đây có lẽ là chiến lược lý tưởng cho các nước Nam Á nhỏ bé hơn, ngay cả trong trường hợp căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ trở nên gay gắt hơn.

TIN LIÊN QUAN
Căng thẳng Ấn Độ-Trung Quốc: Bắc Kinh lần đầu công bố đoạn video về vụ đụng độ ở biên giới
Căng thẳng Ấn Độ-Trung Quốc: Tướng Naravane phân tích bản chất của Bắc Kinh trong khu vực
Căng thẳng vì nông dân biểu tình, Ấn Độ tăng cường an ninh tại thủ đô New Delhi
Giữa căng thẳng với Trung Quốc, Australia tái khẳng định quyết tâm tuần tra trên Biển Đông
Căng thẳng biên giới Ấn-Trung: Ấn Độ tuyên bố cứng rắn, quyết không nhượng bộ dù chỉ 1cm lãnh thổ
(theo East Asia Forum)

Bài viết cùng chủ đề

Ấn Độ-Trung Quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ô nhiễm tiếng ồn không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là người dân sống ở thành thị. Tình trạng này ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe ...
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, quận Hoàn Kiếm kéo dài thời gian hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn quận tới 6 ngày, từ 26/4 đến hết ...
Cặp đôi sinh non cùng ngày trong bệnh viện nên duyên sau gần 30 năm

Cặp đôi sinh non cùng ngày trong bệnh viện nên duyên sau gần 30 năm

Từ hai đứa trẻ sinh non tại cùng một bệnh viện vào năm 1994, giờ đây họ là cặp vợ chồng hạnh phúc, vừa chào đón con đầu lòng.
Tìm thấy hóa thạch rùa khổng lồ cổ đại đã tuyệt chủng 57 triệu năm

Tìm thấy hóa thạch rùa khổng lồ cổ đại đã tuyệt chủng 57 triệu năm

Các nhà cổ sinh vật học vừa phát hiện hóa thạch rùa khổng lồ niên đại 57 triệu năm trước ở Colombia.
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Phiên chợ là sự kết hợp giữa không gian hội chợ, không gian vui chơi gắn với các hoạt động văn hóa đặc trưng của phiên chợ vùng cao ngay ...
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Lực lượng Houthi ở Yemen đã lên tiếng thừa nhận thực hiện 3 vụ tấn công nhằm vào hai tàu của Mỹ ở Vịnh Aden và một tàu Israel ở Ấn Độ Dương.
Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Nhiều khả năng, cuộc bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia có thể phải bước sang vòng 2 giữa hai ứng cử viên dẫn đầu, dự kiến diễn ra vào ngày 8/5.
Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Bản dự thảo nghị quyết về chống chạy đua vũ trang trong không gian giành được 13 phiếu thuận, Nga phủ quyết và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.
Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hành động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận, khả năng quân đội Nga sẽ đạt được những thành công mới vào những tuần tới trong chiến dịch ở Ukraine.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động