Cạnh tranh Mỹ-Trung: Ai là người chiến thắng trong cuộc đua 'đón khách'?

Mỹ Lệ
Nếu 'ngoại giao lãnh đạo' là một môn thể thao trong Thế vận hội, thì Bắc Kinh có thể đánh bại Washington để giành lấy huy chương vàng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống Joe Biden có thể đảo ngược tình thế trong cuộc đua gay cấn Mỹ-Trung xem 'nhà ai đông khách hơn?' (Nguồn: AFP)
Tổng thống Joe Biden có thể đảo ngược tình thế trong cuộc đua gay cấn Mỹ-Trung xem 'nhà ai đông khách hơn'?

Trong một bài phân tích trên trang Channel News Asia, Neil Thomas, nhà phân tích về Trung Quốc tại công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group, đã so sánh và phân tích ý nghĩa đằng sau số lượng chuyến thăm tới Mỹ và Trung Quốc của các nhà lãnh đạo trên thế giới.

Trong khuôn khổ một môn thi đấu, để phân định thắng thua đều cần có luật chơi, và trong cuộc đua “nhà ai sáng đèn hơn” giữa Mỹ và Trung Quốc, điểm số sẽ được tính dựa trên số “lượt đi-lượt về” của các lãnh đạo trên toàn cầu.

Kể từ năm 1990 đến 2019, đáp án cho những lần gặp gỡ song phương các cấp cùng các chuyến tham dự cuộc họp đa phương tại Mỹ và Trung Quốc đã đặt ra câu hỏi: Vì sao các nhà lãnh đạo trên thế giới lại đến thăm Trung Quốc nhiều hơn?

Không thể phủ nhận cả Mỹ và Trung Quốc đều là điểm đến lý tưởng và những cuộc gặp gỡ đều mang ý nghĩa quan trọng khi thể hiện được ưu tiên ngoại giao của mỗi quốc gia. Đồng thời, đây là cơ hội giúp xây dựng lòng tin và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác với những người đồng cấp giữa các nước.

Do đó, việc các nhà lãnh đạo đến thăm Trung Quốc nhiều hơn đến Mỹ cho thấy Bắc Kinh hiện đang vượt mặt Washington về các biện pháp ảnh hưởng ngoại giao.

Những con số biết nói

Bắc Kinh là "tấm vé nóng" cho các chính trị gia trên thế giới. Năm 2019, một năm trước khi đại dịch Covid-19 làm tạm dừng hầu hết các chuyến thăm gặp trực tiếp, 79 nhà lãnh đạo nước ngoài đã đến thăm Trung Quốc, trong khi chỉ có 27 chuyến thăm tới Mỹ.

Tỷ số chênh lệch này bắt đầu từ năm 2013 và tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ trong tương quan sức ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc kể từ thời kỳ đầu hậu Chiến tranh Lạnh cho đến nay.

Trước đó, số lượng chuyến thăm tới Mỹ nhỉnh hơn Trung Quốc, thậm chí là lớn hơn gấp 3 lần. Bởi khi ấy, nước Mỹ dưới nhiệm kỳ của Tổng thống George Bush vẫn là siêu cường duy nhất trên thế giới.

Washington tiên phong trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu và làm chủ “quỹ đạo” đồng minh còn Bắc Kinh lại đang trong thời điểm chuyển giao quyền lực giữa chính quyền ông Giang Trạch Dân và chính quyền ông Tập Cận Bình.

Tuy nhiên, sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2001, nền kinh tế nước này đã phát triển vượt bậc và bắt đầu thu hút số lượng lớn chuyến thăm của các nhà lãnh đạo.

Cho đến khi ông Tập Cận Bình trở thành Chủ tịch Trung Quốc vào năm 2013, Bắc Kinh tiến hành triển khai chính sách đối ngoại mới nhằm thúc đẩy hoạt động ngoại giao kinh tế thì ​​trung bình mỗi năm đã thu hút gần 87 nhà lãnh đạo đến với đất nước này.

Trong khi đó, nước Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama lại có vẻ kém nhộn nhịp hơn khi số lượng các cuộc gặp gỡ giảm mạnh do cuộc khủng hoảng tài chính, sự sa lầy của Mỹ trong cuộc chiến ở Iraq, Afghanistan và sự chia rẽ nội bộ trong nước.

Khoảng cách đã chính thức bị bỏ xa dưới thời Tổng thống Donald Trump khi ông đề cao triết lý “Nước Mỹ trên hết”, bỏ qua các nguyên tắc ngoại giao và xa lánh các nước đồng minh.

Do đó, từ năm 2017 đến 2019, số lượng các chuyến thăm gặp ông Trump chỉ bằng 1/3 số chuyến thăm gặp ông Tập và con số 82-272 đã nói lên phần thắng chính thức nghiêng về phía Bắc Kinh.

Từ năm 2013, Trung Quốc tiến hành triển khai chính sách đối ngoại mới nhằm thúc đẩy các hoạt động ngoại giao kinh tế thì trung bình mỗi năm đã thu hút gần 87 nhà lãnh đạo đến với đất nước này. (Nguồn: Reuters)
Từ năm 2013, Trung Quốc tiến hành triển khai chính sách đối ngoại mới nhằm thúc đẩy các hoạt động ngoại giao kinh tế, trung bình mỗi năm đã thu hút gần 87 nhà lãnh đạo đến với đất nước này. (Nguồn: Reuters)

Bùng nổ từ năm 2010

Hơn ba thập niên qua, các chuyến gặp gỡ “xuyên lục địa” đã cho thấy sự thay đổi lớn trong diễn biến quan hệ quốc tế và sự chuyển dịch từ Tây sang Đông trong xu hướng ngoại giao của các quốc gia hiện nay.

Từ năm 2010, Trung Quốc bắt đầu nổi lên là cường quốc khu vực và kéo theo các lãnh đạo quốc gia châu Á vào quỹ đạo kinh tế của mình.

Trong những năm 2010, so với Mỹ, Trung Quốc đã đón nhiều hơn gấp ba lần số chuyến thăm của các nhà lãnh đạo châu Á và châu Đại Dương, nhiều hơn gấp đôi số nhà lãnh đạo châu Phi và gần gấp đôi số nhà lãnh đạo Đông Âu.

Ngay cả các nhà lãnh đạo đến từ Bắc và Nam Mỹ vốn được coi là sân sau ngoại giao của Mỹ cũng dần có xu hướng “làm thân” với Trung Quốc nhiều hơn, ngoại trừ các nhà lãnh đạo Trung Đông và Tây Âu vẫn luôn có xu hướng siết chặt quan hệ với Mỹ hơn cả.

Đáng chú ý, trong 10 năm qua, những người đứng đầu các quốc gia đồng minh và đối tác của Washington thậm chí đã đến thăm Bắc Kinh thường xuyên hơn là đến Mỹ, trong số đó có Hàn Quốc, Đức, Philippines, Thái Lan, Singapore và New Zealand.

Duy chỉ có Pháp vẫn đang giữ ưu tiên ngoại giao với Mỹ-Trung ở mức cân bằng, trong khi Nhật Bản là quốc gia châu Á duy nhất thăm Mỹ nhiều hơn.

Ngoài ra, các nhà lãnh đạo Anh, Italy và Australia cũng ưu tiên các chuyến thăm tới Washington nhưng chủ yếu là nhằm mục tiêu thúc đẩy sản xuất.

Việc các nhà lãnh đạo thế giới tăng cường đến Trung Quốc trong nhiều năm trở lại đây là dấu hiệu cho thấy tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh ngày càng lớn với vai trò quan trọng trong dòng chảy thương mại tại khu vực châu Á.

Do đó, xu hướng hợp tác ngoại giao này được dự báo sẽ còn tiếp diễn mặc dù Trung Quốc vẫn là nền kinh tế lớn thứ 2 sau Mỹ.

Cuộc đua dài hơi và người thắng cuộc vẫn là ẩn số

Bắc Kinh đã sớm nhận ra các chuyến thăm gặp cấp cao đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập, củng cố quan hệ ngoại giao và có xu hướng tạo ra nhiều thỏa thuận hợp tác song phương cũng như tăng cường hoạt động đầu tư và viện trợ.

Mỗi nhà lãnh đạo đều là người có tầm ảnh hưởng lớn nhất tại quốc gia của họ và do đó, mỗi chuyến thăm đều là cơ hội để chính quyền của ông Tập Cận Bình từng bước thúc đẩy thực hiện các mục tiêu chính sách đối ngoại.

Việc Trung Quốc gia tăng ngân sách, mở rộng cơ quan lãnh sự, củng cố sức mạnh chính trị và ngoại giao đã cho thấy chiến lược tập hợp lực lượng ngày càng quyết liệt.

Trong mục tiêu phát triển của mình, Trung Quốc cần sự ủng hộ của các quốc gia trên thế giới về các vấn đề toàn cầu và sự tham gia của các nước đó vào các sáng kiến ​do Bắc Kinh đề xướng.

Các cuộc họp thường kỳ của Diễn đàn Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Triển lãm Nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc hay Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-châu Phi, đã thu hút hàng chục nhà lãnh đạo thế giới tham gia, đặc biệt là các nước đang phát triển muốn học hỏi mô hình tăng trưởng của Trung Quốc.

Đó chính là những “lá phiếu” quan trọng tạo nên phần thắng cho Bắc Kinh trong nỗ lực tập hợp đồng minh quốc tế.

Sự gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh đang "làm lung lay" vị thế số 1 của Washington. Do đó, với cam kết “đổi mới vai trò lãnh đạo” cũng như nỗ lực xây dựng các khối kinh tế, chuỗi cung ứng và các nhóm đa phương nhằm đối trọng với Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ cần tăng cường và hồi sinh mạnh mẽ nền ngoại giao Mỹ trong thời gian tới.

Và dường như Mỹ đang lội ngược dòng. Bằng chứng là kể từ trước đại dịch cho đến nay, các nhà lãnh đạo từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Israel, Ukraine, Jordan và Afghanistan đều đã đến thăm Tổng thống Biden, trong khi chưa có ai đến Bắc Kinh.

Phạm vi ảnh hưởng của Mỹ vẫn còn khả năng mở rộng tới nhiều nước châu Phi, châu Á và Nam Mỹ nếu có những lời mời gặp từ Nhà Trắng trong tương lai.

Trong bối cảnh đại dịch đang diễn biến căng thẳng, phức tạp, cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung ngày càng cam go khi cả Washington và Bắc Kinh đều đang toan tính các chiến lược tập hợp đồng minh nhằm đối đầu lẫn nhau trong việc gia tăng sức ảnh hưởng về kinh tế, chính trị tại khu vực.

Đây là cuộc đua dài hơi bởi lẽ kết quả hiện tại vẫn chỉ là tạm thời. Trong tương lai, “nhà ai đông khách hơn” vẫn còn là ẩn số và biến số sẽ còn thay đổi nhiều, ít nhất là trong vài thập niên tới.

Mỹ lập thêm một Bộ tứ 'đưa Trung Quốc vào tầm ngắm'?

Mỹ lập thêm một Bộ tứ 'đưa Trung Quốc vào tầm ngắm'?

Trong bài viết mới đây trên South China Morning Post, tác giả Maria Show* cho rằng, thông tin về khuôn khổ hợp tác 4 bên ...

Chuyên gia: Trừng phạt Trung Quốc, Mỹ cũng sẽ ‘bị thương’

Chuyên gia: Trừng phạt Trung Quốc, Mỹ cũng sẽ ‘bị thương’

Phó Giáo sư Viện khoa học xã hội Quảng Đông (Trung Quốc) Kim Khải cho rằng những xung đột, bất đồng và các vấn đề ...

(theo Channel News Asia)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Hoa hậu Thanh Hằng duyên dáng trong áo dài 4 tà của NTK Tiến Trần

Hoa hậu Thanh Hằng duyên dáng trong áo dài 4 tà của NTK Tiến Trần

Với vẻ đẹp nữ tính, cổ điển, Hoa hậu Thanh Hằng khoe trọn thân hình mềm mại qua bộ áo dài voan 2 lớp, rũ mềm theo vóc dáng.
Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Trong hội họa, bức tranh được coi là hoàn hảo khi có một điểm nhấn thu hút mọi ánh nhìn của người xem. Trong lĩnh vực kiến trúc đô thị ...
Bốn váy cưới giúp Chu Thanh Huyền đẹp trong veo trong ngày nên duyên cùng Quang Hải

Bốn váy cưới giúp Chu Thanh Huyền đẹp trong veo trong ngày nên duyên cùng Quang Hải

Hôm 28/3, Chu Thanh Huyền mặc 4 váy cưới đa phong cách, từ tối giản tới đầm ballgown xòe bồng, đậm chất Hoàng gia.
HLV Mourinho và khả năng dẫn dắt tuyển Hàn Quốc

HLV Mourinho và khả năng dẫn dắt tuyển Hàn Quốc

Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc có ý định tìm HLV ngoại dẫn dắt đội tuyển quốc gia, HLV Mourinho trong danh sách ứng cử viên HLV đội tuyển Hàn ...
Dự báo thời tiết ngày mai (30/3): Đông Bắc Bộ ngày nắng; nhiều khu vực có nơi nắng nóng, Nam Bộ nắng nóng gay gắt; Tây Nguyên tối mưa to cục bộ

Dự báo thời tiết ngày mai (30/3): Đông Bắc Bộ ngày nắng; nhiều khu vực có nơi nắng nóng, Nam Bộ nắng nóng gay gắt; Tây Nguyên tối mưa to cục bộ

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (30/3) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Sejourne nhân dịp Pháp và Trung Quốc kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và đang nỗ lực tăng cường quan hệ.
Việt Nam đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Nhóm châu Á-Thái Bình Dương tại Liên hợp quốc

Việt Nam đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Nhóm châu Á-Thái Bình Dương tại Liên hợp quốc

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với các thành viên và nỗ lực hoàn thành tốt công việc của Chủ tịch Nhóm.
Nỗ lực đưa nhiệt điện than ở Việt Nam về mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Nỗ lực đưa nhiệt điện than ở Việt Nam về mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

UNDP và IOE phối hợp tổ chức cuộc họp thảo luận về quá trình chuyển đổi các nhà máy nhiệt điện than tại Việt Nam.
Bang Rio de Janeiro, Brazil mong muốn đẩy mạnh hợp tác giáo dục, du lịch, văn hoá với Việt Nam

Bang Rio de Janeiro, Brazil mong muốn đẩy mạnh hợp tác giáo dục, du lịch, văn hoá với Việt Nam

Đại sứ Bùi Văn Nghị và đoàn công tác của Đại sứ quán Việt Nam tại Brazil đã có chuyến thăm làm việc tại thành phố Rio de Janeiro, bang Rio de Janeiro.
Đại sứ Bùi Văn Nghị tham dự Lễ hội Đỏ lần thứ 2 tại thành phố Salvador, Brazil

Đại sứ Bùi Văn Nghị tham dự Lễ hội Đỏ lần thứ 2 tại thành phố Salvador, Brazil

Việt Nam là một trong bảy nước được mời phát biểu trong Diễn đàn quốc tế về hoà bình, đoàn kết quốc tế và bảo vệ nhân dân Palestine.
Canada đẩy mạnh hợp tác nông nghiệp với Việt Nam và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Canada đẩy mạnh hợp tác nông nghiệp với Việt Nam và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Bà Deidrah Kelly, Giám đốc điều hành IPAAO và Đại sứ Canada tại Việt Nam Shawn Steil trả lời phỏng vấn về hợp tác với Việt Nam và các nước khu vực.
Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết do Việt Nam đề xuất  về Ngày quốc tế Vui chơi

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết do Việt Nam đề xuất về Ngày quốc tế Vui chơi

Phát biểu giới thiệu Nghị quyết, Đại sứ Đặng Hoàng Giang nêu bật vai trò và ý nghĩa của vui chơi đối với phát triển con người và đời sống xã hội.
Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Tham tán Vũ Sơn Việt cho biết, hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow.
Việt Nam nỗ lực triển khai thủ tục lãnh sự giúp các thuyền viên tàu True Confidence sớm về nước

Việt Nam nỗ lực triển khai thủ tục lãnh sự giúp các thuyền viên tàu True Confidence sớm về nước

Người phát ngôn Phạm Thu Hằng thông tin về việc hỗ trợ đưa thi hài Đại phó Đặng Duy Kiên, thuyền viên tàu True Confidence bị tập kích.
Ba thuyền viên trong vụ tàu True Confidence bị tấn công đã khởi hành từ Djibouti về Việt Nam

Ba thuyền viên trong vụ tàu True Confidence bị tấn công đã khởi hành từ Djibouti về Việt Nam

Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn tất các thủ tục để các thuyền viên được về nước nhanh chóng, an toàn.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc thuyền viên Việt Nam trên tàu True Confidence bị tấn công trên biển

Bộ Ngoại giao thông tin về việc thuyền viên Việt Nam trên tàu True Confidence bị tấn công trên biển

Theo thông tin sơ bộ, trên tàu có 4 thuyền viên Việt Nam, 1 thuyền viên đã tử vong và 3 thuyền viên trong tình trạng sức khỏe bình thường.
Cảnh sát Nhật Bản đã bắt giữ nghi phạm vụ sát hại công dân Việt Nam tại Higashiomo

Cảnh sát Nhật Bản đã bắt giữ nghi phạm vụ sát hại công dân Việt Nam tại Higashiomo

Một công dân Việt Nam được cho là bị sát hại tại Higashiomo, Shiga, Nhật Bản. Cảnh sát Nhật Bản đã bắt giữ 1 nghị phạm và đang tiếp tục điều tra.
Đại sứ quán Việt Nam tại Anh thông tin về 7 người nhập cư được cho là công dân Việt Nam

Đại sứ quán Việt Nam tại Anh thông tin về 7 người nhập cư được cho là công dân Việt Nam

Đại sứ quán Việt Nam tại Anh và Bắc Ireland thông tin về 7 người nhập cư trong xe tải được cho là công dân Việt Nam tại cảng East Sussex, Vương quốc Anh.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động