Câu hỏi còn để ngỏ

Ngày 30/5 vừa qua, quốc hội Philippines chính thức công bố ông Rodrigo Duterte là tân Tổng thống nước này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Ông Rodrigo Duterte là Tổng thống đầu tiên đến từ Mindanao - hòn đảo lớn thứ hai Philippines, nơi “nổi tiếng” với tình trạng nghèo đói và xung đột địa phương. Sau 20 năm làm Thị trưởng Davao với chính sách không khoan nhượng tội phạm, ông đã biến thành phố này, nơi  từng được mệnh danh là "thủ đô của tội phạm" thành một trong những "thành phố bình yên nhất Đông Nam Á".

Trong chiến dịch vận động tranh cử, ông Duterte tập trung vào việc dùng các biện pháp cứng rắn để giải quyết các vấn đề trong nước. Vì vậy, người dân (đặc biệt tầng lớp dân nghèo) kỳ vọng ông sẽ đem lại những thay đổi tích cực cho Philippines. Tuy nhiên, việc ông Duterte gần như không có bất cứ kinh nghiệm nào trong giải quyết các vấn đề đối ngoại phức tạp, đặc biệt là vấn đề Biển Đông, khiến giới quan sát hết sức lo ngại, nhất là khi Tòa Trọng tài thường trực Liên hợp quốc (PCA) sắp ra phán quyết trong vụ kiện Trung Quốc của Philippines và Philippines sẽ đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên của ASEAN vào năm 2017, đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Hiệp hội.

cau hoi con de ngo
Tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. (Nguồn: AP)

Đường lối chưa rõ ràng

Dưới thời Tổng thống tiền nhiệm Benigno Aquino, Philippines kiên định duy trì chính sách cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông và quan hệ gần gũi, sâu sắc về an ninh với Mỹ và Nhật Bản. Philippines cũng là nước lớn tiếng nhất trong khu vực lên án những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông. Từ năm 2012, Trung Quốc chiếm giữ trái phép bãi cạn Scarborough khiến quan hệ hai nước xấu đi đáng kể. Năm 2013, Philippines đệ đơn kiện yêu sách đường 9 đoạn vô lý của Trung Quốc lên PCA. Phán quyết dự kiến được đưa ra trong vài tuần tới và được tiên đoán sẽ không có lợi cho Bắc Kinh.

Trong các lần hùng biện trong quá trình tranh cử, ông Duterte chưa cho thấy đường lối rõ ràng về đối ngoại, cũng như không có các cố vấn về lĩnh vực này. Đặc biệt trong vấn đề Biển Đông, ông Duterte cũng chưa có chiến lược cụ thể khi chưa chỉ ra được Phillipines nên tiếp tục làm gì với vụ kiện PCA. Thậm chí, các tuyên bố về đối ngoại của ông nhiều khi còn gửi đi các tín hiệu mâu thuẫn.

Có lúc ông Duterte tuyên bố sẽ tự cưỡi mô-tô nước tới các đảo nhân tạo đang bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép, và cắm quốc kỳ Phillipines để khẳng định chủ quyền của nước này ở đó. Nhưng cũng không ít lần, ông nói về việc sẽ tiến hành đối thoại với Bắc Kinh.

Hôm 1/5, ông Duterte cho biết sẽ thương thảo song phương với Trung Quốc nếu các cuộc đàm phán đa phương về Biển Đông hiện nay không đem lại kết quả trong 2 năm tới. Thậm chí, ông còn xem xét "gác sang một bên" những tuyên bố chủ quyền của Philippines ở các vùng biển tranh chấp để đổi lấy hợp tác về kinh tế. Tuy nhiên, gần đây, ông lại kêu gọi giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng đàm phán đa phương, trong đó có sự tham gia của các bên yêu sách và Mỹ, Nhật, Australia.

Không ỷ lại vào Mỹ

Khi lên nắm quyền năm 2010, ông Aquino cũng có quan điểm muốn nhấn mạnh hợp tác song phương với Trung Quốc, giống ông Duterte hiện nay. Tuy nhiên, sau khi các tàu Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough vào năm 2012, chính quyền Aquino buộc phải thay đổi chính sách và tìm kiếm sự hỗ trợ quân sự của Mỹ, Nhật Bản và các nước khác.

Về phần mình, ông Duterte có nhiều việc phải làm trên cương vị Tổng thống mới để duy trì tốc độ phát triển kinh tế tương đối cao mà người tiền nhiệm đã làm được, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng trong xã hội, thực hiện cam kết quét sạch tội phạm và tham nhũng. Do vậy, nhiều khả năng chương trình nghị sự của ông Duterte sẽ tập trung vào các vấn đề trong nước.

Về đối ngoại, một mặt, ông Duterte có những dấu hiệu muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc trên cơ sở hợp tác để phát triển. Ông Duterte muốn tranh thủ nguồn đầu tư và tài chính dồi dào của Trung Quốc để phục vụ mục tiêu duy trì tốc độ phát triển kinh tế của Philippines hiện nay. Mặt khác, ông vẫn tiếp tục cần đến Mỹ để đảm bảo an ninh, đặc biệt trong bối cảnh tranh chấp trên Biển Đông giữa hai nước tiếp tục là vấn đề khó khăn. Ông Duterte khẳng định, ông tôn trọng quan hệ đồng minh quốc phòng với Mỹ dù sẽ không ỷ lại vào Mỹ trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.

Ngoài ra, việc tân Tổng thống Philippines chưa có lập trường rõ ràng trong vấn đề Biển Đông có thể dẫn tới sự bất ổn định cũng như làm suy yếu khả năng đoàn kết của ASEAN. Dù vậy, nhiều người vẫn hy vọng việc Philippines đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên của ASEAN vào năm 2017 sẽ là cơ hội để ông Duterte cho khu vực và cộng đồng quốc tế thấy rõ hơn chính sách đối ngoại của Philippines, đặc biệt là đối với việc củng cố, thúc đẩy đoàn kết nội khối, góp phần phát triển Cộng đồng ASEAN, qua đó khẳng định uy tín và vị thế của Philippines trong khu vực và trên trường quốc tế.

Đỗ Mai Lan Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao

Bài viết cùng chủ đề

Châu Á

Xem nhiều

Đọc thêm

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng có ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng có ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình trả lời phỏng vấn trước thềm chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và thăm chính thức Dominica của Thủ tướng Chính ...
Giá vàng hôm nay 15/11/2024: Giá vàng 'mất phanh', thế giới có thể rơi xuống dưới 2.500 USD, nắm cơ hội này để mua vào?

Giá vàng hôm nay 15/11/2024: Giá vàng 'mất phanh', thế giới có thể rơi xuống dưới 2.500 USD, nắm cơ hội này để mua vào?

Giá vàng hôm nay 15/11/2024: Giá vàng 'mất phanh', thế giới có thể rơi xuống dưới 2.500 USD, nắm cơ hội này để mua vào?
Giá tiêu hôm nay 15/11/2024: Nguyên nhân giá trong nước tăng, nhận định nhu cầu từ thị trường Trung Quốc năm 2025

Giá tiêu hôm nay 15/11/2024: Nguyên nhân giá trong nước tăng, nhận định nhu cầu từ thị trường Trung Quốc năm 2025

Giá tiêu hôm nay 15/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.000 đồng/kg.
Tin bão gần Biển Đông: Bão Usagi trên vùng biển phía Bắc đảo Luzon, Philippines; sẽ đi vào phía Đông Bắc Biển Đông

Tin bão gần Biển Đông: Bão Usagi trên vùng biển phía Bắc đảo Luzon, Philippines; sẽ đi vào phía Đông Bắc Biển Đông

Hồi 19h ngày 14/11, vị trí tâm bão Usagi ở vào khoảng 18,5 độ vĩ Bắc; 121,6 độ kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc đảo Luzon (Philippines).
Tin thế giới 14/11:  Malaysia phản đối luật biển mới của Philippines, Quân đội Israel tổn thất lớn ở Lebanon, ông Trump ‘chốt’ vị trí Ngoại trưởng

Tin thế giới 14/11: Malaysia phản đối luật biển mới của Philippines, Quân đội Israel tổn thất lớn ở Lebanon, ông Trump ‘chốt’ vị trí Ngoại trưởng

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Brazil 112 năm trước chính là biểu tượng cho sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc, theo Đại ...
Tin thế giới 14/11:  Malaysia phản đối luật biển mới của Philippines, Quân đội Israel tổn thất lớn ở Lebanon, ông Trump ‘chốt’ vị trí Ngoại trưởng

Tin thế giới 14/11: Malaysia phản đối luật biển mới của Philippines, Quân đội Israel tổn thất lớn ở Lebanon, ông Trump ‘chốt’ vị trí Ngoại trưởng

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Hàn Quốc dọa trả miếng nếu Triều Tiên tiếp tục hợp tác quân sự với Nga, nói đã 'sẵn đòn'

Hàn Quốc dọa trả miếng nếu Triều Tiên tiếp tục hợp tác quân sự với Nga, nói đã 'sẵn đòn'

Hàn Quốc tuyên bố có thể tăng cường hỗ trợ cho Ukraine, tùy thuộc mức độ tham chiến của Triều Tiên trong cuộc xung đột ở quốc gia Đông Âu.
Iran chỉ ra 'chìa khóa' giải quyết vấn đề Trung Đông, tuyên bố tự vệ là quyền hợp pháp

Iran chỉ ra 'chìa khóa' giải quyết vấn đề Trung Đông, tuyên bố tự vệ là quyền hợp pháp

Iran cho rằng, đối thoại giữa các quốc gia Trung Đông là yếu tố then chốt để thúc đẩy hợp tác và giải quyết các thách thức trong khu vực.
Ông Trump 'ập đến' cùng tư tưởng nước Mỹ trước tiên, chính quyền Biden vớt vát những nỗ lực cuối cùng, EU bật báo động

Ông Trump 'ập đến' cùng tư tưởng nước Mỹ trước tiên, chính quyền Biden vớt vát những nỗ lực cuối cùng, EU bật báo động

Việc ông Donald Trump đem theo chính sách nước Mỹ trước tiên tái đắc cử tổng thống nước này khiến EU nhìn nhận lại vai trò quân sự của mình.
Thăm Iran, lãnh đạo IAEA kỳ vọng gì về chương trình hạt nhân của Tehran?

Thăm Iran, lãnh đạo IAEA kỳ vọng gì về chương trình hạt nhân của Tehran?

Ngày 13/11, Tổng giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế đến thủ đô Tehran để hội đàm với các quan chức cấp cao Iran về chương trình hạt nhân.
Dự kiến tổ chức bầu cử đầu năm 2025, chính trường Đức đứng trước thay đổi lớn

Dự kiến tổ chức bầu cử đầu năm 2025, chính trường Đức đứng trước thay đổi lớn

Thủ tướng Đức Olaf Scholz kêu gọi các chính đảng trong cơ quan lập pháp tiếp tục hợp tác thông qua các dự luật quan trọng trước cuộc bầu cử mới.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Chưa đầy một tuần nữa, cả thế giới sẽ chuyển sự chú ý sang Brazil, nơi các nhà lãnh đạo G20 nhóm họp.
Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Trong quá trình tranh cử, ông Donald Trump đã nhiều lần nhắc đến những kế hoạch hành động trong ngày đầu tiên nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường tới Chile và Peru, báo Mexico ngày 9/11 đăng bài viết 'Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ Latinh'.
Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra rất kịp thời, thể hiện lập trường kiên định của ban lãnh đạo mới Việt Nam về phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Nga cho rằng, thế giới đã bước vào giai đoạn dài biến động và thay đổi mà cuối cùng sẽ dẫn đến một trật tự thế giới đa cực.
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Phiên bản di động