Châu Âu cần làm gì để đối phó với khủng bố?

Những vụ khủng bố liên tiếp xảy ra nhắm vào những thành phố lớn của châu Âu bất chấp các biện pháp an ninh phòng vệ mà châu Âu siết chặt bấy lâu...  
Theo dõi Baoquocte.vn trên
ố chau au can lam gi de doi pho voi khung bo

Lực lương cảnh sát Bỉ phong tỏa một số tuyến đường ở thủ đô Brussels sau khi vụ nổ xảy ra. (Nguồn: AP)

Chưa đầy 5 tháng kể từ sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu làm chấn động thủ đô Paris của nước Pháp hồi tháng 11/2015, Brussels - thủ đô của Liên minh châu Âu (EU) - cũng vừa phải hứng chịu các vụ đánh bom liên tiếp gây thương vong lớn vào sáng 22/3 vừa qua, làm ít nhất 34 người thiệt mạng và hơn 170 người khác bị thương.

Ngay lập tức, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tuyên bố chịu trách nhiệm vụ tấn công khủng bố ở Brussels, đồng thời lên tiếng đe dọa những nước đang tham gia liên minh chống IS.

Mất bò mới lo làm chuồng

Đánh giá về chính sách an ninh chung của EU sau những vụ tấn công khủng bố diễn ra tại thủ đô Brussels của Bỉ ngày 22/3 vừa qua, giới chuyên gia nhận định rằng cứ sau mỗi vụ tấn công khủng bố vào một quốc gia thành viên EU, các nhà lãnh đạo đều lên tiếng kêu gọi thiết lập một chính sách an ninh chung để chống chủ nghĩa khủng bố. Thế nhưng trên thực tế, EU vẫn luôn bế tắc trong việc thống nhất để thành lập cơ quan công tố của liên minh chuyên trách vấn đề khủng bố. Châu Âu cũng chưa thể thống nhất về việc xây dựng các biện pháp hữu hiệu nhằm chống lại những kẻ khủng bố đã xâm nhập hoặc sinh ra trên chính lãnh thổ những quốc gia thành viên. Trong bối cảnh hiểm họa khủng bố leo thang ở châu Âu, giới chuyên gia tin rằng sự lan tràn của chủ nghĩa khủng bố tại khu vực từng rất hòa bình này không chỉ bắt nguồn từ môi trường láng giềng bất ổn, mà còn từ những vấn đề xã hội ở ngay trong lòng châu Âu.

Dù thế giới hết sức đau buồn trước sự ra đi của những người vô tội và phẫn nộ trước sự tàn ác của những kẻ khủng bố, song cần phải tỉnh táo để nhận ra rằng đã đến lúc phải có một biện pháp tổng hợp nhằm giải quyết căn nguyên phức tạp của chủ nghĩa khủng bố. Châu Âu cần tìm kiếm giải pháp từ cả trong và ngoài biên giới.

Sau khi xảy ra cuộc tấn công khủng bố ở Brussels, tại một cuộc họp khẩn, Thủ tướng Pháp Manuel Valls nhấn mạnh: “Châu Âu đang trong tình trạng chiến tranh. Mối đe dọa khủng bố đang ở mức cao nhất”. Phát biểu của ông gợi cho người ta nhớ đến những tuyên bố của Tổng thống Pháp Francois Hollande sau loạt tấn công khủng bố ở Paris: “Chúng ta đang trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố thánh chiến đe dọa đến toàn thế giới”.

Cần một cách tiếp cận đa chiều

Mặc dù sau khi xảy ra các cuộc tấn công khủng bố ở Paris, châu Âu đã đẩy mạnh cuộc chiến chống khủng bố, tuy nhiên vụ đánh bom tại Brussels cho thấy chủ nghĩa khủng bố vẫn tồn tại và phát triển ở lục địa già.

Trước đó, Giám đốc Cơ quan cảnh sát của EU Europol Rob Wainwright cũng từng đưa ra cảnh báo rằng có tới 5.000 tên khủng bố thuộc IS đã tiến vào châu Âu sau khi được huấn luyện tại Syria và những chiến trường khác. Không nghi ngờ gì nữa, châu Âu đang đối mặt với hiểm họa khủng bố lớn nhất trong hơn một thập kỷ qua. Giới chuyên gia cho rằng căn nguyên của chủ nghĩa khủng bố tại châu Âu rất phức tạp: Thứ nhất, biến động ở Trung Đông là điều kiện cần để chủ nghĩa khủng bố phát triển. Chẳng hạn, lý do khiến IS lan khắp Syria, Iraq, Libya, Yemen là bởi những xã hội bất ổn này tạo điều kiện cho IS phát triển. Thứ hai, sự gia tăng về lượng của chủ nghĩa khủng bố không đến từ bên ngoài mà là sản phẩm của chính châu Âu. Việc tổ chức và tiến hành các cuộc tấn công ở Paris được thực hiện ngay tại chính châu Âu.

Theo Giáo sư của trường Đại học An ninh Nhân dân của Trung Quốc Wu Shaozhong, để tiêu diệt tận gốc hiểm họa khủng bố sinh ra từ trong lòng châu Âu, cần phải ngăn không cho hệ tư tưởng khủng bố được truyền bá vào châu Âu và làm ảnh hưởng đến giới trẻ ở đây. Đồng quan điểm này, Phó Giáo sư về các vấn đề quốc tế của trường Đại học Quan hệ Quốc tế ở Bắc Kinh Chu Yi, cũng nhận định rằng: “Hiểm họa khủng bố tại châu Âu phần lớn bắt nguồn từ việc IS mang chủ nghĩa khủng bố đến châu lục này thông qua những người châu Âu cực đoan trở về nhà sau khi gia nhập IS ở Trung Đông”.

Hơn thế nữa, ngoài sự gia tăng chủ nghĩa khủng bố từ bên trong, tình trạng kinh tế xấu đi và tỉ lệ thất nghiệp cao ở các nước châu Âu đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa cực đoan phát triển. Giới chuyên gia cho rằng cần phải có một cách tiếp cận đa chiều để chống lại chủ nghĩa khủng bố ở châu Âu. Các nước châu Âu cần đẩy mạnh việc thu thập thông tin tình báo chống khủng bố, qua đó phá vỡ các âm mưu khủng bố trước khi chúng được thực hiện.

Ngoài ra, hoạt động kiểm soát nhập cảnh cũng phải được siết chặt để ngăn chặn việc những kẻ khủng bố đội lốt dân tị nạn. Đồng thời, phải tăng cường việc kiểm tra an ninh tại các cơ quan công vụ quan trọng như các cơ quan chính phủ, tàu điện ngầm và sân bay... Thêm vào đó, trong bối cảnh khu vực Trung Đông đầy hỗn loạn như hiện nay, châu Âu cần gác lại những tranh chấp của mình ở khu vực này và đẩy mạnh việc phối hợp nỗ lực toàn cầu chống IS. Và quan trọng hơn cả, có lẽ châu Âu cần phải xem xét lại những rắc rối nội tại, ví dụ như nền kinh tế yếu kém và sự bất hòa giữa văn hóa và tôn giáo, đồng thời phá hủy môi trường thuận lợi cho việc truyền bá hệ tư tưởng khủng bố.  

Nhã Anh (theo THX)

Bài viết cùng chủ đề

Chống khủng bố

Đọc thêm

Chuyên gia trang điểm gốc Việt giúp Rosé BlackPink đẹp nhẹ nhàng dự sự kiện

Chuyên gia trang điểm gốc Việt giúp Rosé BlackPink đẹp nhẹ nhàng dự sự kiện

Sang Mỹ dự event đấu giá xe hơi của Pharrell Williams, Rosé được chuyên gia trang điểm Hung Vanngo chăm chút nhan sắc với layout trong trẻo.
Bồi dưỡng nhân tài công nghệ, đưa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu

Bồi dưỡng nhân tài công nghệ, đưa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Công ty Samsung Việt Nam tổ chức Lễ khai giảng Chương trình phát triển nhân tài công nghệ tại NIC.
Giá xăng dầu hôm nay 3/5: Dao động trong biên độ hẹp; trong nước biến động nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 3/5: Dao động trong biên độ hẹp; trong nước biến động nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 3/5, giá dầu dao động trong biên độ hẹp và chịu áp lực từ nhu cầu toàn cầu yếu hơn. Trong nước, giá xăng biến ...
Báo chí Argentina đăng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí Argentina đăng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày thống nhất đất nước, báo Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hoa hậu Jennifer Phạm và con gái xinh đẹp trong trang phục Hanbok du lịch Hàn Quốc

Hoa hậu Jennifer Phạm và con gái xinh đẹp trong trang phục Hanbok du lịch Hàn Quốc

Hoa hậu Jennifer Phạm và ông xã doanh nhân Đức Hải tình tứ trong chuyến du lịch cùng các con ở Hàn Quốc.
Khai trương Không gian Việt Nam tại Hội chợ sách Buenos Aires ở Argentina

Khai trương Không gian Việt Nam tại Hội chợ sách Buenos Aires ở Argentina

Không gian Việt Nam là cơ hội để bạn bè Argentina và khách quốc tế tìm hiểu thêm về đất nước, lịch sử, con người, văn hóa Việt Nam.
Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Đức trong tháng 5 này.
Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga cho hay, những cáo buộc của phương Tây chống lại nước này và Triều Tiên trong hợp tác quân sự là vô căn cứ.
Australia giao đơn hàng sản xuất áo giáp trị giá 20 triệu USD cho công ty nội địa

Australia giao đơn hàng sản xuất áo giáp trị giá 20 triệu USD cho công ty nội địa

Australia đặt đơn hàng trị giá 30 triệu AUD với tập đoàn Craig International Ballistics để sản xuất áo giáp cho Lực lượng phòng vệ Australia (ADF).
Iran trừng phạt trả đũa Mỹ, Anh vì ủng hộ Israel

Iran trừng phạt trả đũa Mỹ, Anh vì ủng hộ Israel

Iran công bố các biện pháp trừng phạt trả đũa đối với 25 cá nhân và thực thể của Mỹ và Anh vì hỗ trợ Israel trong cuộc xung đột ở Dải Gaza.
Ba Lan: Công ty dầu khí Orlen bị nghi ngờ có mối liên hệ với Hezbollah

Ba Lan: Công ty dầu khí Orlen bị nghi ngờ có mối liên hệ với Hezbollah

Các công tố viên Ba Lan đang điều tra xem liệu Orlen có liên kết với lực lượng Hezbollah ở Lebanon thông qua công ty con ở Thụy Sỹ hay không.
Hội nghị hòa bình Ukraine: Thụy Sỹ không mời Nga, Kiev muốn Trung Quốc có mặt

Hội nghị hòa bình Ukraine: Thụy Sỹ không mời Nga, Kiev muốn Trung Quốc có mặt

Thụy Sỹ đã mời hơn 160 đoàn tham dự hội nghị hòa bình Ukraine vào tháng tới, song hiện tại, Nga không có tên trong danh sách.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Phiên bản di động