Châu Âu và làn sóng thánh chiến cực đoan

Sự bùng phát của làn sóng thánh chiến bắt đầu từ năm 2012 tại nhiều quốc gia châu Âu được cho là bắt nguồn từ bất ổn tại Syria và Iraq nhưng đỉnh điểm của diễn biến này lại xảy ra giữa lòng Liên minh châu Âu (EU).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chau au va lan song thanh chien cuc doan IS có thể chỉ đạo "sói đơn độc" từ xa
chau au va lan song thanh chien cuc doan Chiến binh đi về đâu nếu IS tan rã?

Kể từ khi al-Qaeda hình thành từ năm 1988 và sau đó là sự bùng phát của chủ nghĩa thánh chiến toàn cầu, chưa từng có làn sóng thánh chiến nào nảy sinh từ các cuộc xung đột như Bosnia, Chechnya, Afghanistan, Iraq trong giai đoạn 2003-2007, hay Somalia, Bắc Mali, lại phát triển tới mức nguy hiểm như tại EU.

Một khởi điểm của chiến binh thánh chiến

Các tín đồ Hồi giáo, kể cả những người cải đạo và những người có gốc gác Hồi giáo, từ các nước EU, chiếm tới 1/5 trong tổng số từ 27.000-31.000 người tới tham gia các tổ chức thánh chiến tại Syria và Iraq trong giai đoạn từ 2012-2015. Những người này không chỉ gia nhập những tổ chức cực đoan như Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, mà còn cả các nhánh của al-Qaeda cùng nhiều nhóm thánh chiến khác.

chau au va lan song thanh chien cuc doan
Hiện trường vụ đâm xe tải tại chợ Giáng sinh Breitscheidplatz (thủ đô Berlin, Đức), ngày19/12/2016, khiến ít nhất 12 người thiệt mạng và 48 người bị thương. (Nguồn: EPA)

Tuy nhiên, không phải quốc gia EU nào cũng bị ảnh hưởng bởi làn sóng thánh chiến. Việc có đông người Hồi giáo sinh sống không đồng nghĩa với việc quốc gia đó trở thành mục tiêu tấn công của Hồi giáo cực đoan. Nếu không tính Cyprus, hòn đảo đang trong tình trạng chia rẽ nghiêm trọng, Bulgaria là quốc gia EU có tỷ lệ người Hồi giáo sinh sống đông nhất. Tuy nhiên, rất ít công dân Bulgaria được ghi nhận là đã tới Syria hay Iraq để tham gia các lực lượng thánh chiến.

Italy và Tây Ban Nha nằm trong số 5 quốc gia EU có đông người Hồi giáo sinh sống nhất, và thực tế là số công dân của hai quốc gia này tham gia các lực lượng thánh chiến nước ngoài lại thuộc vào diện tương đối thấp. Các nước EU bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi làn sóng thánh chiến gồm cả những nước có đông dân cư và đông người Hồi giáo sinh sống như Pháp, Đức, hay Anh, và các quốc gia nhỏ có đông người Hồi giáo như Áo, Bỉ, Đan Mạch, Hà Lan và Thụy Điển.

Sự va chạm về bản sắc và nguồn gốc

Đối lập với cộng đồng người Hồi giáo sinh sống nhiều thế kỷ tại Bulgaria hay thế hệ thứ nhất của những người nhập cư đang sinh sống tại Italy và Tây Ban Nha, điểm chung lớn nhất của 8 quốc gia này là cộng đồng Hồi giáo là cộng đồng đông thứ hai, họ đa phần là con cháu của những người Hồi giáo đã rời bỏ mảnh đất quê hương ở châu Phi, Trung Đông và Nam Á từ nhiều thập kỷ trước.

chau au va lan song thanh chien cuc doan
Người Pháp tưởng nhớ nạn nhân vụ khủng bố ở Nice, ngày 14/7/2016. (Nguồn: AP)

Một cuộc khủng hoảng về bản sắc và nguồn gốc trong số những thanh thiếu niên là con cháu của người nhập cư Hồi giáo vào các quốc gia giàu có Tây Âu chính là một trong những nguyên nhân làm bùng phát làn sóng thánh chiến chưa từng có tiền lệ này. Họ luôn phải hứng chịu sự bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc, luôn mang trong mình những tư tưởng bất mãn nhất định. Trong khi đó, những kẻ thánh chiến đã lợi dụng điều này để tuyên truyền các tư tưởng của mình, vẽ ra một giải pháp bạo lực và cực đoan, “ve vãn” họ bằng ý tưởng về một nhà nước khác: một nhà nước của người Hồi giáo, tương tự những điều mà IS và al-Qaeda đã khơi dậy.

Điều mà những kẻ thánh chiến cực đoan nhằm vào là quan điểm cho rằng các nước châu Âu nói chung và các chính phủ Tây Âu nói riêng không thể tìm được cách giúp đỡ những cộng đồng người Hồi giáo thế hệ thứ hai trong một xã hội đa nguyên và đa dạng chủng tộc. Các thể chế và thực thể dân sự đang thất bại trong việc thuyết phục những thanh niên thuộc thế hệ Hồi giáo thứ hai - dù thuộc tầng lớp xã hội hay có học thức thế nào - rằng tôn giáo của họ, hoàn toàn đồng nhất với bản sắc của họ và họ đều là công dân của một nền dân chủ tự do. Các cách tiếp cận đa chiều về văn hóa của Anh, hay các chính sách đồng nhất văn hóa tại Đức cũng đều đã thất bại.

Kích động cảm giác bị cô lập

Tuy nhiên, đó không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến điều mà người ta cho là sự thiệt thòi của các thế hệ người Hồi giáo thứ hai ở EU. Trong chính cộng đồng Hồi giáo cũng có những yếu tố khiến họ cảm thấy bị gạt ra ngoài lề xã hội dân chủ và cởi mở ở phương Tây. Những yếu tố kích động sự cô lập này nảy sinh từ các nỗ lực truyền bá và lãnh đạo của giới giáo sỹ dòng Salafi cùng những người sùng đạo. Họ truyền bá các tư tưởng này ở khắp mọi nơi, từ các thánh đường, từ nhà riêng, thậm chí là trong cả các nhà tù, thu hút nhiều thanh niên trẻ tuổi, những người Hồi giáo thế hệ thứ hai, sinh trưởng tại các nước Tây Âu song lại chất chứa nhiều sự bất mãn về nguồn gốc, về bản sắc, và vẫn đang băn khoăn đi tìm lẽ sống cho mình.

chau au va lan song thanh chien cuc doan
Anis Amri (người Tunisia) được cho là thủ phạm vụ đâm xe tải ở Berlin (Đức). (Nguồn: CDN)

Hồi giáo dòng Salafi ngày càng phổ biến và có ảnh hưởng trong cộng đồng Hồi giáo tại EU. Do bất cẩn, nhiều chính trị gia và giới lập pháp EU, khi tìm cách đương đầu với làn sóng thánh chiến, đã bỏ quên mất yếu tố này, bởi Hồi giáo dòng Salafi từ trước tới nay vẫn luôn ẩn giấu dưới một vỏ bọc hòa bình, và họ, vô hình trung, đã trở thành những “đối tác” tốt nhất giúp chủ nghĩa Salafi cực đoan trỗi dậy. Chủ nghĩa Salafi càng lan rộng, càng thu hút những thanh niên thuộc thế hệ Hồi giáo thứ hai, những tổ chức thánh chiến ở nước ngoài càng dễ dàng chiêu mộ các tân binh, sẵn sàng hy sinh vì chủ nghĩa cực đoan thánh chiến.

Làn sóng thánh chiến cực đoan đã bám rễ tại Tây Âu, và chúng sẽ tiếp tục ăn sâu vào mảnh đất này, tiếp tục trở thành một mối đe dọa với các quốc gia khu vực, chừng nào chính quyền nhận thức được vấn đề và có hướng giải quyết hợp lý. Mối đe dọa này có thể hiện hữu theo nhiều cách, từ những cuộc tấn công theo kiểu “những con sói đơn độc”, hay những vụ khủng bố quy mô và có tổ chức. Chủ nghĩa thánh chiến cực đoan không còn chỉ là một mối đe dọa an ninh quốc gia, mà còn là thách thức của mọi xã hội dân chủ và cởi mở.

chau au va lan song thanh chien cuc doan Cảnh sát Pháp bắt giữ hai thiếu nữ có kế hoạch tấn công khủng bố

Hai thiếu nữ ở thành phố Nice, miền Nam nước Pháp, vừa bị bắt giữ vì tinh nghi chuẩn bị cho một vụ tấn công ...

chau au va lan song thanh chien cuc doan Đằng sau lời thề “trung thành với IS”

Tờ “Le Monde” vừa đăng tải những tình tiết xung quanh cuộc đời của Larossi Abballa, thủ phạm đã sát hại cặp vợ chồng cảnh ...

chau au va lan song thanh chien cuc doan Ca ngợi khủng bố, ngồi tù 5 năm

Ở Anh, một kẻ dùng Twitter cá nhân để ca ngợi các chiến binh khủng bố IS vừa phải nhận án tù 5 năm.

(theo Eurasia Review)

Bài viết cùng chủ đề

Liên minh châu Âu (EU)

Đọc thêm

Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Ngày 23/12, Philippines tuyên bố có kế hoạch mua hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ để bảo vệ lợi ích trên biển của nước này.
Những lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏe

Những lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏe

Bồ kết là loại thảo dược được tin dùng từ xa xưa, giúp tóc chắc khỏe, suôn mượt, giảm gãy rụng trong mùa hanh khô.
Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Nga đang giảm sự hiện diện quân sự ở Syria đồng thời chuyển thiết bị quân sự tới Libya, Mali và Sudan.
Người Việt Nam ở nước ngoài luôn hướng về quê hương với tất cả tâm huyết

Người Việt Nam ở nước ngoài luôn hướng về quê hương với tất cả tâm huyết

Tôi rất vinh dự khi có cơ hội chia sẻ tâm huyết của mình về vai trò và những đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ...
Giải chạy cùng hành động giảm phát thải, hướng đến một thế giới xanh

Giải chạy cùng hành động giảm phát thải, hướng đến một thế giới xanh

Dấu ấn đậm nét của giải chạy là hình ảnh các vận động viên tham gia chạy với cam kết hành động giảm phát thải, hướng tới một thế giới ...
New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand đã bác bỏ đề xuất của Quần đảo Cook về việc cho phép quốc gia này tạo ra hộ chiếu và quyền công dân riêng.
Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Ngày 23/12, Philippines tuyên bố có kế hoạch mua hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ để bảo vệ lợi ích trên biển của nước này.
Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Nga đang giảm sự hiện diện quân sự ở Syria đồng thời chuyển thiết bị quân sự tới Libya, Mali và Sudan.
New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand đã bác bỏ đề xuất của Quần đảo Cook về việc cho phép quốc gia này tạo ra hộ chiếu và quyền công dân riêng.
Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Ngày 22/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu thử nghiệm chiến đấu hệ thống tên lửa Oreshnik mới nhất.
Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22/12 đã tái khẳng định về quyền kiểm soát của Mỹ đối với kênh đào Panama, cáo buộc nơi đây thu phí quá cao.
Tổng thống Putin gọi sự 'khai sinh' một vũ khí Nga là lịch sử, 'siêu thủy quái' sắp sửa sung quân

Tổng thống Putin gọi sự 'khai sinh' một vũ khí Nga là lịch sử, 'siêu thủy quái' sắp sửa sung quân

Nền công nghiệp quốc phòng Nga đang phát triển mạnh mẽ với việc chế tạo ra các loại vũ khí cực kỳ nguy hiểm, như tên lửa đạn đạo hay tàu ngầm.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động