Châu Phi có thể đóng vai trò 'cầm trịch' hơn tại Hội đồng Bảo an LHQ? *

TGVN. Xét về mặt số lượng, châu Phi có vai trò quan trọng tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) song nhiều thành viên của tổ chức này vẫn coi các vấn đề của châu Phi mang tính ngoài lề hoặc ít chiến lược hơn so với Syria, Triều Tiên hay tiến trình hòa bình Trung Đông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chau phi co the dong vai tro cam trich hon tai hoi dong bao an lhq Thượng đỉnh Liên minh châu Phi: Lắng tiếng súng, cùng vươn xa
chau phi co the dong vai tro cam trich hon tai hoi dong bao an lhq Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Phi khai mạc ở Ethiopia
chau phi co the dong vai tro cam trich hon tai hoi dong bao an lhq
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp nghe báo cáo về tình hình Nam Sudan và hoạt động của Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại nước này (UNMISS), ngày 4/3. (Nguồn: UN)

Tầm quan trọng và tính chất "ngoài lề"

Tầm vóc và năng lực ngoại giao của nhóm 3 nước châu Phi (nhóm A3) tại HĐBA LHQ đã tăng lên đáng kể, phần lớn nhờ vào việc thiết lập Liên minh châu Phi (AU) năm 2002 và mối quan hệ đối tác ngày càng chặt chẽ giữa AU và LHQ. Mặc dù về mặt truyền thống, các vấn đề châu Phi ít gây tranh cãi trong HĐBA LHQ, nhưng căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa các thành viên trong tổ chức quốc tế gồm 15 thành viên này đang bắt đầu lan rộng, gây bất lợi cho hành động chính trị tập thể. Nếu nhóm A3 muốn đảm bảo sự liên quan và ảnh hưởng trong năm 2020 và thời gian tiếp theo, châu Phi phải đảm bảo rằng các quan điểm chung là ưu tiên hàng đầu.

Xét về mặt số lượng, châu Phi có vai trò quan trọng tại HĐBA LHQ. Năm 2018, hơn 50% các cuộc họp của HĐBA, 60% các tài liệu về kết quả làm việc của HĐBA và 70% các nghị quyết của HĐBA với các nhiệm vụ thuộc Chương VII là về các vấn đề hòa bình và an ninh của châu Phi.

Các quốc gia châu Phi chiếm gần 28% tổng số thành viên LHQ, cung cấp sự hậu thuẫn chính trị quan trọng của châu lục cho nhóm A3. Nigeria, Nam Phi và Tunisia là những thành viên nhóm A3 năm 2020; Djibouti hoặc Kenya sẽ thay thế vị trí của Nam Phi tại HĐBA LHQ từ tháng 1/2021.

Mặc dù HĐBA LHQ đã dành nhiều thời gian cho các vấn đề châu Phi, nhiều thành viên của tổ chức này vẫn coi các vấn đề của châu Phi mang tính ngoài lề hoặc ít chiến lược hơn so với Syria, Triều Tiên hoặc tiến trình hòa bình Trung Đông. Do đó, các hồ sơ châu Phi (bao gồm cả những hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ) thường không gây tranh cãi trong HĐBA LHQ.

Tuy nhiên, các cuộc đàm phán căng thẳng về Libya và Cộng hòa Trung Phi hồi đầu năm 2020 cho thấy các vấn đề xung đột của HĐBA LHQ đang lây sang các vấn đề của châu Phi. Năm thành viên thường trực của HĐBA LHQ (nhóm P5) - gồm Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh và Mỹ - bị sa lầy bởi những bế tắc và xung đột lợi ích chiến lược, ngay cả giữa những nước từng là đồng minh mạnh mẽ. Các cuộc đụng độ ở những nơi khác trên thế giới hiện đang ảnh hưởng đến các cam kết của HĐBA LHQ với châu Phi.

Sự đoàn kết là điều cần thiết

Vai trò của nhóm A3 tại thời điểm này là rất quan trọng để định hình các cuộc tranh luận trong HĐBA LHQ, phá vỡ các bế tắc địa-chính trị và hướng dẫn hành động tập thể của HĐBA. Tuy nhiên, để điều này thành hiện thực, sự đoàn kết của châu Phi là điều cần thiết.

Nhóm A3 có thể thể hiện sự thống nhất thông qua nhiều cách tiếp cận khác nhau, như có thể đưa ra các tuyên bố chung gửi tới HĐBA, xác định các quan điểm đàm phán chung đối với các tài liệu kết quả và triệu tập các cuộc gặp gỡ báo chí chung.

chau phi co the dong vai tro cam trich hon tai hoi dong bao an lhq
Bảng thống kê danh sách các nước A3 trong HĐBA LHQ từ năm 2004 đến 2020.

Vai trò của Phái đoàn quan sát thường trực của AU tại LHQ là đặc biệt quan trọng. Phái đoàn này có thể hỗ trợ phối hợp các can dự của A3 và AU, tạo điều kiện cho các tương tác thường xuyên với các nhà ngoại giao và quan chức ở Addis Ababa, cũng như lưu trữ các ghi nhớ thể chế giữa AU và LHQ.

Chỉ riêng các thành viên A3 sẽ có ảnh hưởng một cách hạn chế tại HĐBA LHQ. Nhưng quan điểm chung của toàn bộ châu Phi - đặc biệt là khi được hỗ trợ bởi các quyết định của Hội đồng Hòa bình và An ninh AU (PSC) – sẽ cung cấp tính hợp pháp, uy tín và lợi thế trong các cam kết của A3 với các thành viên khác của HĐBA và có thể ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của HĐBA.

Minh chứng cho điều này là trong năm 2019, nhóm A3 đã đưa ra 16 tuyên bố chung tại HĐBA LHQ trong các cuộc tranh luận theo chủ đề và về từng quốc gia cụ thể. Những lợi ích của sự can dự chung của nhóm A3 là rõ ràng, tuy nhiên các bối cảnh chính trị và thể chế đang đe dọa phá vỡ nhóm này. Thỏa thuận thường được kiểm tra bởi các xung đột địa chính trị rộng lớn hơn và lợi ích của các thành viên quyền lực trong HĐBA. Đặc biệt, sự chia rẽ sâu sắc giữa các thành viên nhóm P5 có thể gây khó khăn cho các liên minh của nhóm A3.

Kết quả là, các cuộc đàm phán chỉ về một vấn đề sẽ hiếm khi diễn ra. Thay vào đó, nhóm A3 phải duy trì sự thống nhất trong một loạt cuộc đàm phán lớn hơn (trong cả những vấn đề của châu Phi và không phải của lục địa này) nhằm đạt được kết quả cụ thể.

Cùng thời điểm đó, các thành viên nhóm A3 liên tục xác định và đàm phán lợi ích riêng của quốc gia; các thành viên khác của HĐBA có thể tận dụng lợi thế bằng cách dựa theo các quan điểm khác nhau này hoặc cố gắng chia rẽ nhóm A3.

Các quốc gia nhóm A3, giống như các thành viên HĐBA khác, phải điều chỉnh các lợi ích quốc gia, khu vực, lục địa và toàn cầu mà không phải lúc nào những lợi ích này cũng bổ sung lẫn nhau. Điều này đặc biệt phức tạp khi các chính phủ, các cộng đồng kinh tế khu vực và PSC có các quan điểm khác nhau về một vấn đề cụ thể.

HĐBA LHQ và PSC cũng không phải là các tổ chức giống hệt nhau: Hai thể chế này có cấu trúc, nhiệm vụ và phương thức hoạt động khác nhau, cũng như bị điều chỉnh bởi các lợi ích và mục đích chính trị khác nhau. Để hai thể chế này đồng thuận về cùng một vấn đề là một kỳ vọng rất lớn đối với nhóm A3. Thách thức này càng lớn hơn khi tư cách thành viên HĐBA LHQ mang tính luân phiên, có nghĩa là có những đường cong nhận thức, học hỏi khác nhau đối với mỗi thành viên khi gia nhập HĐBA LHQ cũng như hoạt động trong nhóm A3.

Chìa khóa để phòng ngừa xung đột

Bất chấp những thách thức này, nhóm A3 có thể tạo ảnh hưởng chung đến HĐBA LHQ. Các thành viên của HĐBA, đặc biệt là các thành viên không thường trực, thường tìm kiếm sự tư vấn từ nhóm A3 khi một cuộc khủng hoảng chính trị hoặc an ninh nổ ra tại châu Phi. Khi các thể chế châu Phi đảm nhận những vị trí quyết định, nhóm A3 có thể tự tin sử dụng các thể chế này để điều hành HĐBA LHQ.

Chẳng hạn, tháng 6/2019, nhóm A3 đã phá vỡ thế bế tắc trong HĐBA LHQ và định hình các tuyên bố báo chí của HĐBA về Sudan sau khi PSC đình chỉ tư cách thành viên của chính phủ Sudan. Trong bối cảnh cả HĐBA LHQ và PSC đều thảo luận về một số vấn đề tương tự, nhóm A3 có thể giúp điều chỉnh các chương trình nghị sự của hai hội đồng này. Các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ có chu kỳ báo cáo định kỳ, do đó, tương đối dễ dàng để xác định thời điểm diễn ra các cuộc thảo luận về một quốc gia cụ thể. Tuy nhiên, chỉ đơn giản là sắp xếp thời gian biểu là chưa đủ nếu các cuộc tranh luận không được xây dựng tiếp nối nhau.

chau phi co the dong vai tro cam trich hon tai hoi dong bao an lhq
Phó Tổng Thư ký LHQ Amina Mohammed cùng với nữ thành viên lực lượng gìn giữ hòa bình của Phái bộ Liên hợp quốc tại Somalia (UNSOM), tháng 10/2019. (Nguồn: UNSOM)

Đặc biệt, Nam Phi có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hợp tác giữa LHQ và AU vì hiện tại quốc gia này đang là thành viên HĐBA LHQ, đồng thời là Chủ tịch AU năm 2020. Với tư cách Chủ tịch AU năm 2020, Nam Phi có sức nặng ngoại giao lớn hơn hơn để ủng hộ các quan điểm của AU tại HĐBA LHQ.

Nam Phi có thể sẽ tập trung vào sáng kiến “Im lặng tiếng súng” của AU, đặc biệt HĐBA LHQ cũng đã thông qua một nghị quyết về vấn đề tương tự vào tháng 2/2019. Tháng 5/2020, Nam Phi sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh bất thường của AU về “Im lặng tiếng súng”, điều này sẽ định hình cho nhóm A3 tham gia vào vấn đề tương tự tại HĐBA LHQ.

Với nhiệm vụ đầy tham vọng và bối cảnh chính trị địa lý đầy thách thức phải được điều hướng, sự chuyển biến của nhóm A3 thành một khối chính trị đoàn kết trong HĐBA LHQ là điều đáng ghi nhận. Đến thời điểm này, các quốc gia châu Phi phải thực hiện bước tiếp theo để củng cố ảnh hưởng của lục địa. Điều đó đòi hỏi các nước châu lục phải thống nhất, đảm bảo nguyên tắc và liên kết chặt chẽ với Addis Ababa.

Với những thời kỳ đầy thách thức phía trước đặt ra đối với HĐBA LHQ, sự lãnh đạo nhóm A3 về các quyết định liên quan đến châu Phi là chìa khóa để phòng ngừa xung đột và quản lý khủng hoảng.

* Bài viết của ông Gustavo de Carvalho, nghiên cứu viên cao cấp của Viện Nghiên cứu An ninh (ISS) và ông Daniel Forti, nhà phân tích chính sách của Viện Hòa bình Quốc tế (IPI).

chau phi co the dong vai tro cam trich hon tai hoi dong bao an lhq

Hội đồng Bảo an quan ngại về nạn khủng bố và bạo lực cực đoan tại châu Phi
chau phi co the dong vai tro cam trich hon tai hoi dong bao an lhq

Châu Phi: Chưa phải Covid-19, châu chấu mới là đại dịch nguy hiểm
chau phi co the dong vai tro cam trich hon tai hoi dong bao an lhq

‘Câu chuyện châu Phi’ của Mỹ: Chậm nhưng có chắc?
Vinh Hà (theo Daily Maverick)

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 11/1/2025: Thị trường mất mốc quan trọng, lượng hàng tồn kho đang gặp áp lực lớn

Giá tiêu hôm nay 11/1/2025: Thị trường mất mốc quan trọng, lượng hàng tồn kho đang gặp áp lực lớn

Giá tiêu hôm nay 11/1/2025 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm mạnh ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 151.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 11/1/2025: Giá vàng thế giới tăng không ngừng; Bitcoin hay vàng giá trị hơn? nhà đầu tư chuyên nghiệp đang tối ưu lợi ích thế nào?

Giá vàng hôm nay 11/1/2025: Giá vàng thế giới tăng không ngừng; Bitcoin hay vàng giá trị hơn? nhà đầu tư chuyên nghiệp đang tối ưu lợi ích thế nào?

Giá vàng hôm nay 11/1/2025: Giá vàng thế giới tăng không ngừng; Bitcoin hay vàng giá trị hơn? Lý do nhà đầu tư chuyên nghiệp vẫn chọn kim loại quý?
VIMC: Tầm nhìn chiến lược và khát vọng vươn ra biển lớn

VIMC: Tầm nhìn chiến lược và khát vọng vươn ra biển lớn

Trong năm 2025, VIMC sẽ triển khai chiến lược và giải pháp đột phá trong giai đoạn sắp tới để đưa ngành hàng hải Việt Nam ra biển lớn.
Đại nhạc hội ‘LẠC VÀO XỨ SỞ THẦN TIÊN’ của hệ thống giáo dục mầm non Phần Lan: Hành trình kết nối đầy cảm xúc

Đại nhạc hội ‘LẠC VÀO XỨ SỞ THẦN TIÊN’ của hệ thống giáo dục mầm non Phần Lan: Hành trình kết nối đầy cảm xúc

Tối 9/1/2025, tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP. HCM, hệ thống Giáo dục mầm non Phần Lan (FIS - Finland Preschool) đã tổ chức chương trình Đại nhạc hội ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp các nguyên Lãnh đạo cấp cao Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp các nguyên Lãnh đạo cấp cao Lào

Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam luôn trân trọng những đóng góp hết sức quý báu của các đồng chí nguyên Lãnh đạo Lào đối với quan hệ đặc biệt ...
Quảng Trị: Mang Xuân đến bà con nơi biên giới

Quảng Trị: Mang Xuân đến bà con nơi biên giới

Ngày 10/1, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị tổ chức Chương trình Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Tin thế giới 10/1: Seoul kêu gọi tránh đổ máu khi bắt Tổng thống, phương Tây 'bơm' tiếp 2 tỷ USD cho Kiev, Venezuela đóng cửa biên giới với Colombia

Tin thế giới 10/1: Seoul kêu gọi tránh đổ máu khi bắt Tổng thống, phương Tây 'bơm' tiếp 2 tỷ USD cho Kiev, Venezuela đóng cửa biên giới với Colombia

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin thế giới nổi bật trong ngày.
Giám đốc Cơ quan an ninh Tổng thống Hàn Quốc từ chức

Giám đốc Cơ quan an ninh Tổng thống Hàn Quốc từ chức

Giám đốc Cơ quan an ninh Tổng thống Hàn Quốc Park Jong-jun ngày 10/1 đã từ chức với cáo buộc ngăn chặn việc bắt giữ Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol.
Cháy rừng lịch sử ở Mỹ: Sức tàn phá như bom hạt nhân, thiệt hại ước tính gần 150 tỷ USD, hơn 10.000 ngôi nhà 'hóa tro bụi'

Cháy rừng lịch sử ở Mỹ: Sức tàn phá như bom hạt nhân, thiệt hại ước tính gần 150 tỷ USD, hơn 10.000 ngôi nhà 'hóa tro bụi'

Hai đám cháy rừng lớn đe dọa thành phố Los Angeles thuộc bang California của Mỹ từ phía Đông và phía Tây đã khiến ít nhất 7 người thiệt mạng.
Ngoại trưởng Italy: Người dân Syria cần có hy vọng về một tương lai hòa bình, ổn định

Ngoại trưởng Italy: Người dân Syria cần có hy vọng về một tương lai hòa bình, ổn định

Ngoại trưởng Antonio Tajani đã chủ trì một cuộc họp tại Rome với các quan chức Bộ Ngoại giao Anh, Italy, Pháp, Đức và Mỹ trước chuyến công du Damascus.
Đặc phái viên LHQ kêu gọi Houthi trả tự do ngay lập tức cho người bị giam giữ

Đặc phái viên LHQ kêu gọi Houthi trả tự do ngay lập tức cho người bị giam giữ

Ngày 9/1, Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) tại Yemen, ông Hans Grundberg, kết thúc chuyến thăm thủ đô Sanaa của nước này.
Nhật Bản mở rộng trừng phạt liên quan đến vấn đề Ukraine

Nhật Bản mở rộng trừng phạt liên quan đến vấn đề Ukraine

Nhật Bản đã bổ sung 12 cá nhân và 33 tổ chức của Nga, Triều Tiên và Gruzia vào danh sách trừng phạt liên quan chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Từng là một trong những nhà lãnh đạo có tỷ lệ ủng hộ cao nhất lịch sử Canada, Thủ tướng Justin Trudeau đã đánh mất sự tín nhiệm.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Trong thời điểm chính trị nội bộ Hàn Quốc rối ren, chuyến thăm của ông Blinken rất được chính quyền đương nhiệm tại Seoul trông đợi.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Phiên bản di động