Chiến dịch truy sát trùm khủng bố Osama bin Laden: Mỹ đã phạm luật?

Trùm khủng bố Osama Bin Laden bị biệt kích Mỹ tiêu diệt rạng sáng ngày 2/5 (giờ Pakistan), chính thức chấm dứt cuộc truy lùng gắt gao kẻ chủ mưu vụ đánh bom vào hai tòa tháp đôi tại New York năm 2001. Gây tội ác phải đền tội, dư luận không thể không đồng tình, nhưng câu hỏi mà người ta đặt ra lại là tính hợp pháp của cái cách mà Mỹ đã tiêu diệt Bin Laden.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ngôi nhà Osama bin Laden ở tại Pakistan trông như một pháo đài với tường bao quanh cao 5,5m.

Việc trùm tổ chức Al-Qaeda phải đền tội cho cái chết của hơn 3.000 thường dân ở New York năm 2001 và rải rác một số vụ sau đó ở Madrid, Afghanistan… đã làm cả nước Mỹ hân hoan. Song chưa kịp "thở phào", dư luận thế giới đã đặt câu hỏi liệu Mỹ có vi phạm luật quốc tế khi vừa làm cảnh sát, vừa làm quan tòa, lại kiêm luôn người thi hành án trong vụ tiêu diệt bin Laden?

Theo... “Luật rừng"

Hàng loạt câu hỏi: Liệu Mỹ có vi phạm luật quốc tế khi Mỹ tiêu diệt bin Laden trên lãnh thổ Pakistan mà không xin phép? Hay tại sao Mỹ không bắt sống mà lại bắn chết bin Laden khi Nhà Trắng cho biết Bin Laden không có vũ khí trong tay, rồi một quan chức tình báo cấp cao Pakistan tiết lộ con gái của Bin Laden đã nói với nhân viên điều tra rằng em đã chứng kiến cảnh cha mình bị biệt kích Mỹ bắt sống, rồi bắn chết… Theo Reuters, các tình tiết như vậy đã làm dấy lên những lo ngại rằng Mỹ có thể đã đi quá xa trong việc đóng vai trò của một cảnh sát, thẩm phán và người hành hình "trùm khủng bố số 1" thế giới. Thậm chí, Giáo sĩ Hồi giáo cao cấp Syed Ahmed Bukhari ở Ấn Độ còn cáo buộc Mỹ đang thực thi "luật rừng" ở khắp nơi, từ Afghanistan, Iraq cho đến Pakistan, Libya. Theo ông, quân đội Mỹ dễ dàng bắt sống bin Laden thay vì phải nã hai phát đạn.

Phản ứng về cách hành xử của Mỹ, cựu Thủ tướng Đức Helmut Schmidt đã phát biểu trên truyền hình: "Đây rõ ràng là sự vi phạm luật pháp quốc tế. Chiến dịch có thể để lại hậu quả khôn lường vào thời điểm bất ổn đang lan rộng khắp thế giới Ảrập". Còn Bộ trưởng Nội vụ Đức Ehrhart Koerting cho biết, "với quan điểm của một luật sư, tôi cho rằng tốt hơn là đưa Osama bin Laden ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC)".

Cựu Thủ tướng Italy Massimo D'Alema cũng có cái nhìn tương tự: "Không nên reo mừng trước cái chết của người khác, dù đó là ai và nếu Bin Laden bị bắt, được đưa ra trước tòa án thì thắng lợi của Mỹ sẽ toàn diện hơn".

Với tư cách là những chuyên gia về luật, Giáo sư Luật quốc tế Gert-Jan Knoops ở Hà Lan cho rằng sẽ tốt hơn nếu bin Laden bị bắt và bị dẫn độ sang Mỹ. Ông cũng viện dẫn trường hợp của cựu Tổng thống Nam Tư Slobodan Milosevic bị Tòa án Quốc tế La Haye kết án về "tội ác chiến tranh" năm 2001. Tiến sĩ Denis Basak, nhà tội phạm học tại ĐH Goethe (Đức) thì nhấn mạnh: "Các điều luật cơ bản phải được tôn trọng ngay cả với kẻ thù". Phản ứng mạnh hơn, Giáo sư luật Nick Grief ở ĐH Kent (Anh) đánh giá vụ tấn công giống "hành vi giết chóc không tuân theo luật pháp". Ông nhấn mạnh ai cũng được luật pháp bảo vệ, kể cả tội phạm Đức quốc xã cũng được xử tại tòa sau Thế chiến II.

Tương tự, luật sư nhân quyền nổi tiếng Australia Geoffrey Robertson đã nói với đài ABC: "Đây không phải là công lý mà là sự xuyên tạc công lý. Công lý nghĩa là đưa một ai đó ra tòa, phán quyết họ có tội dựa trên bằng chứng và kết án". Theo Robertson, "chiến dịch này là hành vi ám sát, có nguy cơ biến bin Laden thành người tử vì đạo". Chưa kể, đội đặc nhiệm Mỹ đã đi quá giới hạn cho phép khi thi hành nhiệm vụ để bắt giữ kẻ khủng bố và đã "lấn sân" sang công việc của người thi hành án tử hình.

Ngay cả Pakistan dù lên tiếng hoan nghênh cái chết của Bin Laden, nhưng cũng chỉ trích hành động đơn phương trái phép của Mỹ trong việc truy sát trùm khủng bố này. Chính phủ Pakistan đã ra thông cáo: "Đây là hành động đơn phương không theo đúng nguyên tắc", đồng thời cảnh báo nó có thể gây nguy hại đến an ninh và hòa bình thế giới.

Theo Luật chiến tranh

Phản ứng trước những ý kiến trên, Tổng chưởng lý Mỹ Eric Holder đã khẳng định hành động tiêu diệt Bin Laden của họ là "hợp pháp, thích đáng và phù hợp theo mọi nghĩa".

Các chuyên gia pháp lý Mỹ đều lập luận rằng chiến dịch của Mỹ được dựa trên những "cơ sở vững chắc của luật pháp". Theo họ, do bin Laden đang trong cuộc chiến với Mỹ, nên nhân vật này là mục tiêu quân sự hợp pháp, có thể bị bắt hoặc bị giết bất kỳ lúc nào, theo Luật chiến tranh.

Ông Kenneth Anderson, chuyên gia về an ninh và luật quốc gia thuộc Viện Hoover, lập luận rằng việc Mỹ thông báo nước này đang có chiến tranh với Al Qaeda có nghĩa là chiến dịch của họ hoàn toàn hợp pháp theo luật quốc tế. Ông nói thêm: "Việc Mỹ truy đuổi bin Laden là hợp pháp vì tên này đã phát động một cuộc tấn công nhằm vào nước Mỹ".

Theo AP, năm 1996, Bin Laden đã tự tuyên chiến với Mỹ, ra một sắc lệnh tôn giáo cho phép giết hại các công dân Mỹ ở bất kỳ nơi nào. Vì vậy, sau vụ 11/9/2001, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật 107-40 cho phép tổng thống có thể sử dụng mọi biện pháp cần thiết để chống lại các quốc gia, tổ chức, hay cá nhân liên quan đến vụ tấn công 11/9. Có thể hiểu luật này được viết đặc biệt dành cho bin Laden. Thêm vào đó, Tổng thống Bush và Obama còn ký các sắc lệnh bí mật, cho phép Cơ quan tình báo trung ương Mỹ và các lực lượng đặc nhiệm thực hiện các sứ mệnh tiêu diệt hoặc bắt giữ.

Về việc Mỹ đã không bắt sống bin Laden khi ông ta không có vũ khí được Nhà Trắng lý giải do lo ngại bin Laden có thể giấu bom trong người hay cài sẵn trong nhà và ấn nút kích nổ. Còn với việc qua mặt Pakistan, phát ngôn viên Nhà Trắng giải thích họ quan ngại Pakistan sẽ làm lộ thông tin dẫn tới thất bại của chiến dịch này.

Đó là lý lẽ của người Mỹ. Khách quan mà nói, cho dù Tổng thống Mỹ đã ký Đạo luật 107-40, thì việc giết bin Laden chỉ phù hợp với luật pháp Mỹ, trong khi sự kiện này lại diễn ra ở một quốc gia khác (Pakistan) và không có sự cho phép của nước này. Về mặt lý, Pakistan có thể kiện ra LHQ, song ít có khả năng xảy ra vì xét về mặt tình khi mà viện trợ quân sự của Mỹ cho nước này tính riêng năm ngoái đã là 1,3 tỷ USD.

Tóm lại, dù nhiều người thực sự vui mừng và không băn khoăn gì trước việc bin Laden bị giết ra sao, có vũ khí hay không, như cách tờ USA Today bình luận, nhưng những ý kiến trái chiều cho thấy không phải ai cũng bằng lòng với giải thích của Nhà Trắng hay lời lẽ của USA Today. Việc giết bin Laden có hợp pháp hay không, thử chiêm nghiệmlập luận của luật sư Reed Brody ở Tổ chức Giám sát nhân quyền (Mỹ), "Thế giới có trở nên tốt đẹp hơn khi không có Bin Laden? Nhưng điều đó có nghĩa là ta có quyền vi phạm nhân quyền và luật pháp quốc tế hay không? Hoàn toàn không".

Hoàng Minh - Viên Hòa  (Theo NYT, Reuters, Spiegel)

Đọc thêm

Giải UEFA: Truyền thông quốc tế dự đoán kết quả trận Dortmund-PSG

Giải UEFA: Truyền thông quốc tế dự đoán kết quả trận Dortmund-PSG

Trước thềm trận bán kết lượt đi giải UEFA, PSG và Dortmund đều khẳng định sẽ thi đấu với tinh thần cao nhất để giành chiến thắng.
Chùa Địa Tạng Phi Lai: Một góc thanh tịnh, an yên ở Hà Nam

Chùa Địa Tạng Phi Lai: Một góc thanh tịnh, an yên ở Hà Nam

Với cảnh quan tuyệt đẹp nằm cạnh đồi thông thơ mộng cùng không gian thanh tịnh, chùa Địa Tạng Phi Lai ở Hà Nam là điểm đến yêu thích của ...
Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu Nga; mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev?

Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu Nga; mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev?

Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu của Nga. Mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev trong thời gian gần đây là gì?
Tàu SpaceX Dragon hoàn thành nhiệm vụ, trở về Trái Đất với nhiều mẫu vật không gian

Tàu SpaceX Dragon hoàn thành nhiệm vụ, trở về Trái Đất với nhiều mẫu vật không gian

Tàu vũ trụ SpaceX Dragon đã trở về Trái Đất, mang theo hơn 1,85 tấn hàng hóa cùng nhiều thí nghiệm khoa học có giá trị.
Khám phá Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) - điểm đến tận hưởng thiên nhiên

Khám phá Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) - điểm đến tận hưởng thiên nhiên

Khu du lịch Ba Bể là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thiên nhiên và đam mê trải nghiệm không gian văn hóa vùng cao Bắc Kạn.
Một nước Đông Nam Á quyết định dừng một công cụ kích thích kinh tế và tăng lãi suất ngân hàng

Một nước Đông Nam Á quyết định dừng một công cụ kích thích kinh tế và tăng lãi suất ngân hàng

Lào - nền kinh tế Đông Nam Á này đã quyết định khôi phục thuế VAT 10% và điều chỉnh lãi suất ngân hàng...
Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu Nga; mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev?

Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu Nga; mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev?

Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu của Nga. Mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev trong thời gian gần đây là gì?
Australia-Hàn Quốc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, hợp tác chặt chẽ trong bối cảnh chiến lược đang thay đổi

Australia-Hàn Quốc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, hợp tác chặt chẽ trong bối cảnh chiến lược đang thay đổi

Australia và Hàn Quốc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện...
New Zealand chưa quyết định tham gia AUKUS để 'cân nhắc về lợi ích quốc gia'

New Zealand chưa quyết định tham gia AUKUS để 'cân nhắc về lợi ích quốc gia'

New Zealand chưa quyết định tham gia AUKUS bởi những lý do dưới đây...
Bộ trưởng Quốc phòng Nga yêu cầu bơm thêm vũ khí cho chiến dịch quân sự, Phương Tây hứa hẹn với Ukraine điều này

Bộ trưởng Quốc phòng Nga yêu cầu bơm thêm vũ khí cho chiến dịch quân sự, Phương Tây hứa hẹn với Ukraine điều này

Bộ trưởng Quốc phòng Nga yêu cầu bơm thêm vũ khí cho quân đội, Phương Tây hứa hẹn với Ukraine điều này trong bối cảnh viện trợ quân sự chậm trễ...
Lãnh đạo Singapore, Indonesia cùng những người kế nhiệm 'nhìn về quá khứ, hướng tới tương lai' trong quan hệ song phương

Lãnh đạo Singapore, Indonesia cùng những người kế nhiệm 'nhìn về quá khứ, hướng tới tương lai' trong quan hệ song phương

Tổng thống Indonesia và Thủ tướng Singapore đã có cuộc gặp nhằm tổng kết những thành tựu trong quan hệ song phương trong thập niên qua.
Sập cao tốc ở Trung Quốc, hàng chục người nhập viện

Sập cao tốc ở Trung Quốc, hàng chục người nhập viện

Ít nhất 31 người đã được đưa đến bệnh viện sau khi một phần đường cao tốc ở miền Nam Trung Quốc bị sập sáng sớm ngày 1/5.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động