Chiến lược An ninh quốc gia Đức: Cần nhưng đã đủ?

Phan Quân
Các chuyên gia nhận định việc Đức công bố Chiến lược An ninh quốc gia đầu tiên trong lịch sử nước Cộng hòa Liên bang là cần thiết, dù còn đó những hoài nghi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(06.19) Thủ tướng Olaf Scholz (giữa) cùng các thành viên nội các công bố Chiến lược An ninh Quốc gia đầu tiên của Đức ngày 14/6. (Nguồn: Reuters)
Thủ tướng Đức Olaf Scholz (giữa) cùng thành viên nội các công bố Chiến lược An ninh quốc gia ngày 14/6. (Nguồn: Reuters)

Bối cảnh đặc biệt

Tuần vừa qua, Đức đã lần đầu tiên ban hành Chiến lược An ninh quốc gia đầu tiên trong lịch sử nước Cộng hòa Liên bang.

Theo DW (Đức), dù Berlin đã ban hành nhiều tài liệu chính sách liên quan về an ninh, song nước này lại chưa có Chiến lược An ninh quốc gia. Do đó, cuối năm 2021, chính quyền Thủ tướng Olaf Scholz đã nhất trí soạn thảo một “chiến lược toàn diện hơn” để đối phó với thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống mới nổi toàn cầu. Song do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ yếu tố bên ngoài như tình hình an ninh khu vực, thế giới tới khác biệt nội bộ, việc xây dựng chiến lược nêu trên đã không ít lần bị trì hoãn. Vì thế, văn bản dài 76 trang này chỉ mới chính thức ra mắt vào tuần qua.

Ngoài ra, Chiến lược An ninh quốc gia của Đức xuất hiện trong bối cảnh cuối năm qua và đầu năm nay, các đồng minh như Mỹ (tháng 10/2022), Pháp (tháng 11/2022) hay một số đối tác lớn, cụ thể là Nhật Bản (tháng 4/2023) và Hàn Quốc (tháng 6/2023) cũng vừa công bố tài liệu tương tự của riêng mình.

Đáng chú ý, các văn bản này đều nhận định tình hình khu vực và thế giới đang biến động nhanh, phức tạp, khó lường chưa từng có từ sau Chiến tranh lạnh với xung đột Nga-Ukraine, cạnh tranh nước lớn, kinh tế toàn cầu hồi phục, đứt gãy chuỗi cung ứng và sự nổi lên của hàng loạt điểm nóng, thách thức an ninh phi truyền thống. Chiến lược An ninh quốc gia Đức không phải là ngoại lệ.

Tuy nhiên, khác biệt nằm ở cách tiếp cận của mỗi quốc gia. Với Chiến lược An ninh quốc gia Đức, đó là bảo đảm “an ninh tích hợp” để “thích ứng trước điều chỉnh chiến lược” như ông Scholz nêu trong Tóm tắt tài liệu. Mọi hành động của Berlin đều là để bảo đảm an ninh trên những khía cạnh này và duy trì, phát huy giá trị Đức.

Với Chiến lược An ninh quốc gia Đức, đó là bảo đảm “an ninh tích hợp” để “thích ứng trước điều chỉnh chiến lược” như ông Scholz nêu trong Tóm tắt tài liệu. Mọi hành động của Berlin đều là để bảo đảm an ninh trên những khía cạnh này và duy trì, phát huy giá trị Đức.

Ba nét lớn

Với mục tiêu đó, Chiến lược An ninh quốc gia của Đức có ba nét lớn.

Đầu tiên, không khó để thấy “an ninh tích hợp” là chủ đề xuyên suốt của văn bản này khi được đề cập 35 lần. Khái niệm này cho rằng an ninh không chỉ có ngoại giao và quân sự, mà còn là một cấu phần trong các lĩnh vực khác như kinh tế, năng lượng, công nghệ hay y tế. Ngược lại, sự phát triển của những lĩnh vực này sẽ góp phần cải thiện an ninh chung. Phương châm trên thể hiện rõ qua cách Berlin xây dựng ba trụ cột an ninh theo hướng “chủ động” (Wehrhaft), “chống chịu” và “bền vững” trong Chiến lược An ninh quốc gia.

Trong đó, nâng cao năng lực phòng thủ chủ động là trọng tâm, với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đóng vai trò then chốt, với từ khóa “NATO” xuất hiện 36 lần xuyên suốt văn bản này. Đặc biệt, bên cạnh cam kết thúc đẩy hợp tác giữa các thành viên, Đức khẳng định kể từ năm 2024, nước này sẽ tăng chi tiêu quốc phòng từ 1,5% lên 2% theo định mức của NATO và tiếp tục triển khai Khái niệm Chiến lược của khối.

Điểm thú vị là mặc dù lãnh đạo Berlin từng nhất trí với đề xuất nâng cao năng lực “tự chủ chiến lược” do Paris khởi xướng, song cụm từ này đã không xuất hiện trong Chiến lược An ninh quốc gia của Đức.

Trong khi đó, tài liệu nhấn mạnh đất nước châu Âu sẽ tăng cường sức “chống chịu” của an ninh quốc gia thông qua “bảo vệ các giá trị”, giảm phụ thuộc kinh tế vào “đối thủ”, ngăn chặn các cuộc tấn công mạng, duy trì an ninh không gian và bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc.

Cuối cùng, trụ cột “tính bền vững” nhấn mạnh cách thức giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, khủng hoảng năng lượng và an ninh lương thực.

(06.19) Thủ tướng Đức Olaf Scholz khảo sát hoạt động diễn tập của xe tăng Leopard 2A6 thuộc biên chế Bundeswehr tại Ostenholz, Đức ngày 17/10/2022. (Nguồn: AP)
Ông Olaf Scholz khảo sát việc diễn tập của xe tăng Leopard 2A6 thuộc biên chế Bundeswehr tại Ostenholz, Đức ngày 17/10/2022. (Nguồn: AP)

Thứ hai, châu Âu vẫn tiếp tục là địa bàn trọng tâm trong chính sách an ninh của Đức. Trong đó, Nga là “thách thức nghiêm trọng nhất tới hòa bình, an ninh”. Theo Berlin, hoạt động quân sự của Moscow tại Ukraine là nguyên nhân then chốt dẫn đến tình trạng mất an ninh quốc phòng, năng lượng hay lương thực tại khu vực.

Mặc dù vậy, Berlin khẳng định không “muốn đối đầu hay đụng độ” với Moscow. Đồng thời, nước này ủng hộ giảm thiểu rủi ro chiến lược, duy trì các kênh liên lạc chính trị, quân sự khẩn cấp giữa Nga và NATO.

Cuối cùng, đó là câu chuyện về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và Trung Quốc. Năm 2020, chính quyền cựu Thủ tướng Angela Merkel đã thông qua Định hướng về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Mới đây, phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ngày 4/6, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius khẳng định sẽ điều tàu chiến tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương năm 2024 để thể hiện cam kết về “trật tự quốc tế dựa trên luật lệ” với khu vực.

Tuy nhiên, trong Chiến lược An ninh quốc gia của Đức, từ “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” chỉ xuất hiện một lần. Cụ thể, tài liệu nhận định khu vực này “vẫn còn tầm quan trọng đặc biệt” với Đức và châu Âu.

Trung Quốc lại là câu chuyện khác. Theo Berlin, trên bình diện quốc tế, Bắc Kinh là đối thủ và thách thức mang tính hệ thống với mong muốn “định hình lại trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”. Song mặt khác, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại quan trọng với Đức và không thể thiếu trong nỗ lực giải quyết các vấn đề toàn cầu, đặc biệt là biến đổi khí hậu, một ưu tiên của chính quyền ông Olaf Scholz.

Khái niệm “an ninh tích hợp” cho rằng an ninh không chỉ là câu chuyện ngoại giao và quân sự, mà còn là một cấu phần trong lĩnh vực khác như kinh tế, năng lượng, công nghệ hay y tế. Ngược lại, sự phát triển của những lĩnh vực này sẽ góp phần cải thiện an ninh chung.

Kỳ vọng và ý chí

The Economist (Anh) cho rằng Chiến lược An ninh quốc gia đã làm rõ quan điểm và mục tiêu an ninh của Đức một cách thẳng thắn và kịp thời, dù là về Nga, Trung Quốc hay châu Âu. Tuy nhiên, văn bản trên đã không đưa ra lộ trình cụ thể về thời gian và cách thức triển khai những mục tiêu đó. Kỳ vọng về một cơ quan đầu não nhằm tổng hợp, triển khai chính sách như Hội đồng An ninh quốc gia của Mỹ, cũng đã không được đề cập.

Trong khi đó, học giả Tim Hildebrandt, Trợ lý Nghiên cứu tại Đại học Khoa học ứng dụng Ruhr West (Đức) cho rằng cách coi Trung Quốc như một “đối tác, đối thủ và thách thức mang tính hệ thống” là cách tiếp cận không còn xa lạ tại tại Đức cũng như châu Âu. Song học giả này nhận định Chiến lược chưa phân tích khía cạnh lợi ích của Bắc Kinh trong quan hệ với Berlin. Đồng thời, văn bản thiếu định hướng cụ thể trong việc xây dựng một mối quan hệ Đức-Trung tích cực hơn trong tương lai.

Còn theo ông Thorsten Benner, Giám đốc Viện Chính sách công toàn cầu tại Berlin (Đức), Chiến lược An ninh quốc gia của Đức và các mục tiêu văn bản này đề ra là “tích cực”, song “chưa đi kèm với cam kết chính trị cần thiết để huy động nguồn lực cho mục tiêu đã nêu”.

Trong phần mở đầu tài liệu, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã viết: “Chiến lược này không phải đích đến, mà mới chỉ là nơi bắt đầu”.

Người ta thường nói, những bước đầu tiên luôn là bước khó khăn nhất. Liệu Đức có thể vượt qua các rào cản ban đầu ấy, “tăng tốc” để đạt được mục tiêu đã đề ra trong bản Chiến lược An ninh quốc gia đầu tiên của mình? Như bà Baerbock nói, câu trả lời sẽ “phụ thuộc vào ý chí của chúng ta”.

Viện trợ dần tới Syria, nhưng liệu đã đủ?

Viện trợ dần tới Syria, nhưng liệu đã đủ?

Các cơ quan viện trợ của Liên hợp quốc cho biết đã có nhiều viện trợ hơn đến với các nạn nhân trận động đất ...

Mỹ công bố chiến lược quốc gia chống chủ nghĩa bài Do Thái

Mỹ công bố chiến lược quốc gia chống chủ nghĩa bài Do Thái

Lần đầu tiên trong lịch sử, Nhà Trắng đã công bố một chiến lược chung để chống chủ nghĩa bài Do Thái tại Mỹ.

Xe tăng Leopard 2 ở Ukraine bị phá hủy; Đức, Mỹ tăng cường gói viện trợ quân sự mới cho Kiev

Xe tăng Leopard 2 ở Ukraine bị phá hủy; Đức, Mỹ tăng cường gói viện trợ quân sự mới cho Kiev

Bộ trưởng Quốc phòng Đức ngày 12/6 tuyên bố tăng cường viện trợ quân sự cho trước thông tin về việc xe tăng Leopard 2 ...

Đức từ chối yêu cầu hỗ trợ 10 tỷ EUR của Intel

Đức từ chối yêu cầu hỗ trợ 10 tỷ EUR của Intel

Theo đó, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner đã từ chối yêu cầu hỗ trợ 10 tỷ EUR cho nhà máy của Intel vì ...

Đất nước châu Âu này là điểm đến đầu tiên trong chuyến xuất ngoại của Thủ tướng Trung Quốc

Đất nước châu Âu này là điểm đến đầu tiên trong chuyến xuất ngoại của Thủ tướng Trung Quốc

Nhận lời mời của Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường sẽ thăm chính thức Đức và tham dự tham vấn ...

Bài viết cùng chủ đề

Châu Âu

Đọc thêm

XSHCM 4/5, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 4/5/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 4/5, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 4/5/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 4/5 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 4/5/2024. xổ số thành phố. xo so Ho Chi Minh. xổ số Hồ ...
Vietlott 4/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 4/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 4/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 4/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 4/5 - Vietlott Power 4/5. Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay thứ 7 ngày 4/5/2024. xo so Vietlott 655 hôm nay. xs Power hom nay.
XSBP 4/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 4/5/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 4/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 4/5/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 4/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay - XSBP 4/5/2024. Ket qua xo so Binh Phuoc. KQXSBP thứ 7. xổ số Bình Phước ngày ...
XSHG 4/5, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 4/5/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 4/5, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 4/5/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 4/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay - XSHG 4/5/2024. KQXSHG thứ 7. Ket qua xo so Hau Giang. xổ số Hậu Giang ngày ...
XSLA 4/5, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 4/5/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 4/5, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 4/5/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 4/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay - XSLA 4/5/2024. ket qua xo so Long An. KQXSLA thứ 7. SXLA 4/5. xổ số Long ...
Giá vàng hôm nay 4/5/2024: Giá vàng SJC 'vút bay', người dân vẫn 'miệt mài' đổ tiền, thế giới 'đìu hiu'

Giá vàng hôm nay 4/5/2024: Giá vàng SJC 'vút bay', người dân vẫn 'miệt mài' đổ tiền, thế giới 'đìu hiu'

Giá vàng hôm nay 4/5/2024 ghi nhận thị trường trong nước tăng mạnh, sắp chạm đỉnh lịch sử, thế giới đi ngược đường.
Báo Mỹ nói một thứ vũ khí Nga đang 'bào mòn' quân đội Ukraine, Kiev cảnh báo Mocsow sắp 'chơi chiêu'

Báo Mỹ nói một thứ vũ khí Nga đang 'bào mòn' quân đội Ukraine, Kiev cảnh báo Mocsow sắp 'chơi chiêu'

Ukraine cho rằng, tháng 5 sẽ là tháng quan trọng khi Nga thực hiện kế hoạch “3 lớp” nhằm gây bất ổn cho Kiev.
Chính phủ mới của Serbia ra mắt, khẳng định mục tiêu chiến lược gia nhập EU

Chính phủ mới của Serbia ra mắt, khẳng định mục tiêu chiến lược gia nhập EU

Ngày 2/5, Quốc hội Serbia đã phê chuẩn chính phủ liên minh mới của nước này do Thủ tướng đắc cử Milos Vucevic đứng đầu.
Mỹ-Nhật Bản chung sức phát triển tên lửa đánh chặn vũ khí siêu thanh

Mỹ-Nhật Bản chung sức phát triển tên lửa đánh chặn vũ khí siêu thanh

Đây là lần thứ hai Nhật Bản và Mỹ quyết định cùng nhau phát triển tên lửa đánh chặn sau tên lửa SM-3 Block 2A.
Bộ trưởng quốc phòng 4 nước Vành đai Thái Bình Dương nhóm họp, ra cam kết với khu vực

Bộ trưởng quốc phòng 4 nước Vành đai Thái Bình Dương nhóm họp, ra cam kết với khu vực

Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản, Mỹ, Australia và Philippines cam kết duy trì trật tự dựa trên luật lệ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Đức trong tháng 5 này.
Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga cho hay, những cáo buộc của phương Tây chống lại nước này và Triều Tiên trong hợp tác quân sự là vô căn cứ.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Phiên bản di động