Chiến lược zero Covid-19 của Trung Quốc có nguy cơ phá sản?

Khánh Linh
Trong khi Trung Quốc kiên định với chiến lược ngăn chặn dịch bệnh không khoan nhượng (chiến lược zero Covid-19), việc liên tục xuất hiện các ổ lây nhiễm mới có thể sẽ là một thách thức với mục tiêu của Bắc Kinh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chiến lược zero Covid-19 của Trung Quốc có nguy cơ phá sản?
Nhiều tỉnh và thành phố của Trung Quốc đang dốc toàn lực để giảm thiểu các ca nhiễm Covid-19 và hướng đến mục tiêu không còn ca mắc. (Nguồn: Tân Hoa xã)

Thách thức với mục tiêu của Bắc Kinh

Những cần cẩu, tàu vận chuyển, cầu cảng ở cảng Ninh Ba - Châu San, cảng hàng hoá bận rộn nhất thế giới thuộc tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc đã nằm im lìm bất động vài ngày nay sau khi một ổ lây nhiễm mới được phát hiện và nhanh chóng lây lan trong khu vực.

Việc đóng cửa vô thời hạn khu vực xếp hàng chính của cảng kể từ hôm 11/8 đã khiến lượng xe containter chở hàng xuất đi Mỹ hay châu Âu bị ùn ứ, gây khó khăn cho các công ty vận tải biển và các công ty xuất khẩu.

Là cảng biển có sản lượng hàng hoá thông qua hằng năm lớn nhất thế giới với năng lực xếp dỡ 28,72 triệu TEU, cảng Ninh Ba - Châu San chỉ xếp sau Thượng Hải và Singapore trên toàn cầu. Cảng đã xử lý 1,17 tỷ tấn hàng hóa trong năm 2020, lớn hơn bất kỳ cảng nào khác trên thế giới.

Ca nhiễm tại cảng Ninh Ba - Châu San là trường hợp không có triệu chứng, có thể đã nhiễm Covid-19 do tiếp xúc với các thủy thủ đoàn nước ngoài. Toàn bộ hoạt động của khu vực bến cảng nơi bệnh nhân này làm việc ngay sau đó đã bị tạm dừng hoạt động, các nhân viên cũng được lấy mẫu xét nghiệm và theo dõi những người tiếp xúc gần.

Sự xuất hiện của các ca dương tính mới đã đẩy một trong những cảng biển nhộn nhịp nhất Trung Quốc rơi vào tình trạng đóng băng kéo dài, khiến lượng hàng tồn đọng càng tăng do nhiều cảng biển khác cũng buộc phải đóng cửa.

Người phát ngôn của chính quyền thành phố Ninh Ba nói với Tân Hoa xã hôm 12/8 rằng cuộc xét nghiệm diện rộng với 50.000 công nhân cảng và người nhà đã không thu được nhiều kết quả. Tuy nhiên, thành phố với 10 triệu dân này sẽ sớm có thêm nhiều đợt xét nghiệm bắt buộc mở rộng do công nhân dương tính với Covid-19 được phát hiện nhiễm chủng Delta.

Tin liên quan
Trước biến thể Delta hung dữ, Trung Quốc ‘đau đầu’ - Vaccine Covid-19 có còn là ‘vũ khí chiến lược’? Trước biến thể Delta hung dữ, Trung Quốc ‘đau đầu’ - Vaccine Covid-19 có còn là ‘vũ khí chiến lược’?

Theo truyền thông địa phương, nhiều trung tâm mua sắm, rạp chiếu phim, khu vực nhà hàng gần cảng Ninh Ba - Châu San cũng đã bị đóng cửa để phòng dịch.

Biến thể Delta dễ lây lan đang xuất hiện tại nhiều khu vực của Trung Quốc khiến chính quyền các nơi phải áp dụng các biện pháp phong tỏa, tạm dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Nhiều tỉnh và thành phố của Trung Quốc đang dốc toàn lực để giảm thiểu các ca nhiễm bệnh và hướng đến mục tiêu không còn ca nhiễm. Triển vọng có vẻ khả quan hơn khi ngày 12/8, Ủy ban Y tế Quốc gia (NHC) công bố, Trung Quốc chỉ có 47 ca nhiễm trong cộng đồng, giảm đáng kể so với mức trung bình hằng ngày trước đó là 108 ca.

Tuy nhiên, trong khi Trung Quốc kiên định với chiến lược zero Covid-19 thì việc liên tục xuất hiện các ổ lây nhiễm mới và gần nhất là tại ổ dịch ở cảng Ninh Ba - Châu San có thể sẽ là một thách thức với mục tiêu của Bắc Kinh.

Chiến lược zero Covid-19 đồng nghĩa Trung Quốc phải duy trì việc hạn chế đi lại với các nước, đồng thời áp đặt những biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt trong nước.

Có nên "sống chung với Covid-19"?

Đã có những băn khoăn cho rằng, trong khi nhiều nước phương Tây đang dần nới lỏng và mở cửa để “sống chung với Covid-19” thì những biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt của chính quyền Trung Quốc lại có phần lạc lõng.

Bắc Kinh mới đây đã yêu cầu đóng cửa biên giới chặt chẽ hơn như ngừng cấp giấy thông hành cho công dân và hạn chế lượng khách nước ngoài.

Những biện pháp cứng rắn của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang tác động đáng kể đến chuỗi cung ứng toàn cầu và gây khó khăn cho thương mại quốc tế khi “công xưởng của thế giới” gặp khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa ra bên ngoài.

Chiến lược zero Covid-19 của Trung Quốc có nguy cơ phá sản?
Những biện pháp cứng rắn của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang tác động đáng kể đến chuỗi cung ứng toàn cầu và gây khó khăn cho thương mại quốc tế. (Nguồn: Tân Hoa xã)

Tổng xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 7 đã giảm so với mức 32,2% của tháng 6.

Một số nhà dịch tễ và kinh tế học hàng đầu nhận định, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới có thể cần chuẩn bị chuyển sang kịch bản “sống chung với Covid-19” trong bối cảnh hiện nay.

Tiến sĩ Zhang Wenhong, người đứng đầu Trung tâm Y tế các bệnh truyền nhiễm quốc gia ở Thượng Hải và là Chủ tịch hội đồng tư vấn cho chính quyền Thượng Hải về Covid-19 cho rằng, Bắc Kinh cần phải mở cửa biên giới cho nền kinh tế, đồng thời học cách “sống chung với Covid-19” như nhiều quốc gia trên thế giới vì căn bệnh này sẽ trở nên phổ biến hơn theo mùa.

Ông nói: “Nên chuyển trọng tâm sang việc ngăn ngừa và chữa trị các trường hợp nghiêm trọng để đưa tỷ lệ tử vong về không”.

Chuyên gia Huang Yanzhong, một thành viên cấp cao về sức khỏe toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại có trụ sở tại New York (Mỹ) cũng cho rằng, việc huy động toàn lực chống Covid-19 của chính quyền Trung Quốc sẽ tiếp tục cách ly đất nước khi dịch bệnh diễn biến căng thẳng vì biến thể Delta.

Tuy nhiên, điều này có thể khiến Trung Quốc dễ bị tổn thương hơn trước các biến thể mới khi hầu hết người dân đều không tiếp xúc và khi đó Bắc Kinh buộc sẽ phải đóng cửa biên giới lâu hơn và chặt chẽ hơn.

Tin liên quan
Covid-19 quay trở lại Trung Quốc, ngành du lịch rơi vào bế tắc Covid-19 quay trở lại Trung Quốc, ngành du lịch rơi vào bế tắc

Thượng Hải, thành phố lớn nhất và hội nhập sâu rộng nhất Trung Quốc, đang nỗ lực phục hồi kinh tế trong bối cảnh cộng đồng doanh nghiệp và người dân đang cố gắng thích nghi với các quy định hạn chế đi lại.

Ông Joerg Wuttke, Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu Trung Quốc, đã cảnh báo Thị trưởng Thượng Hải Gong Zheng rằng nhiều doanh nghiệp châu Âu như Volkswagen đã chọn ngừng đầu tư mới cho đến khi du lịch và thương mại quốc tế được khôi phục.

Nhưng quyết định mở cửa biên giới, chuyển từ kiểm soát sang sống chung với dịch bệnh đang vượt thẩm quyền của các quan chức địa phương như ông Gong Zheng khi chính quyền trung ương vẫn coi cuộc chiến chống Covid-19 là mệnh lệnh tối cao.

Trên tờ People’s Daily hôm 11/8, cựu Bộ trưởng Y tế Trung Quốc Gao Qiang, người từng chỉ đạo chiến dịch chống Hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS) năm 2003 của Trung Quốc đã chỉ trích việc nới lỏng và loại bỏ sớm hầu hết các biện pháp và hạn chế cũng như “niềm tin mù quáng” vào vaccine là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng đột biến đáng báo động ở Vương quốc Anh và nhiều nơi khác.

Ông Gao Qiang nói: “Không có khái niệm ‘sống chung với Covid-19’ và Trung Quốc sẽ không rơi vào sai lầm của phương Tây”.

Cựu Bộ trưởng Y tế Trung Quốc cho biết, đã khuyên NHC cập nhật các quy định để tăng tốc hơn nữa xét nghiệm hàng loạt nhằm đối phó tốt hơn với sự lây lan chóng mặt của biến thể Delta.

Giáo sư nghiên cứu xã hội của Đại học Bắc Kinh Zhang Yiwu cho biết, Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng cửa toàn bộ thành phố, cảng và sân bay để ngăn chặn dịch bùng phát.

Ông Zhang Yiwu khẳng định: “Miễn là có thể ngăn chặn từng đợt bùng phát, loại bỏ ca nhiễm mới trong thời gian ngắn để mở cửa trong nước, khôi phục sản xuất và kinh tế, chi phí của chiến lược zero-Covid-19 sẽ có thể kiểm soát được.

Mọi người sẽ cảm thấy an toàn và các doanh nghiệp có thể nhanh chóng lấy lại doanh thu bị mất trong một môi trường ‘không có virus’ đã được phục hồi”.

Covid-19 trở lại Trung Quốc: Đợt dịch nguy hiểm nhất trong nhiều tháng, 18/31 tỉnh thành báo động

Covid-19 trở lại Trung Quốc: Đợt dịch nguy hiểm nhất trong nhiều tháng, 18/31 tỉnh thành báo động

Ít nhất 18 tỉnh thành trên tổng số 31 tỉnh và thành phố cấp tỉnh ở Trung Quốc phát báo động về đại dịch Covid-19 ...

Covid-19 ở Trung Quốc: Xuất hiện đợt lây lan dịch lớn nhất sau Vũ Hán, một thành phố du lịch có nguy cơ thành 'điểm nóng'

Covid-19 ở Trung Quốc: Xuất hiện đợt lây lan dịch lớn nhất sau Vũ Hán, một thành phố du lịch có nguy cơ thành 'điểm nóng'

Theo SCMP, đợt bùng phát Covid-19 mới từ ổ dịch sân bay Nam Kinh, tỉnh Giang Tô đã lan ra 26 thành phố khác ở ...

(theo Asia Times)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Tuyến đường bao biển nối Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đánh giá là một tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam bởi có sự kết hợp ...
Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Sáng 22/11, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định.
Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (23/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành ...
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Hậu Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 23/11/2024.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Rạng sáng ngày 22/11, nhiều tỉnh của Ukraine đã đồng loạt phát báo động phòng không kéo dài nhiều giờ liên quan đến khả năng bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Phó đặc phái viên LHQ Najat Rochdi cho biết 2024 'sẽ là năm đẫm máu nhất' tại Syria trong vòng 4 năm qua.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động