Nhỏ Bình thường Lớn

Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya: Dấu ấn mờ nhạt

Hai tháng sau sự trở lại ấn tượng ở thủ đô Libya, Chính phủ đoàn kết của Thủ tướng Fayez al-Sarraj gần như vẫn chưa tạo dựng được nhiều ảnh hưởng tại quốc gia vốn bị chia rẽ này.
TIN LIÊN QUAN
chinh phu doan ket dan toc libya dau an mo nhat Libya: Chính phủ đoàn kết muốn lập lực lượng chống IS
chinh phu doan ket dan toc libya dau an mo nhat Libya: Trì hoãn chuyển giao quyền lực
chinh phu doan ket dan toc libya dau an mo nhat
Thủ tướng Fayez al-Sarraj - người đứng đầu Chính phủ đoàn kết Libya. (Nguồn: AP)

Ngày 30/3, người đứng đầu Chính phủ Đoàn kết Dân tộc (GNA) tới Tripoli bằng đường biển với đoàn hộ tống hải quân bất chấp liên minh lực lượng dân quân kiểm soát thủ đô từ tháng 8/2014, sau khi lực lượng này ngăn chặn ông di chuyển bằng đường hàng không.

Kỳ vọng chưa được đáp ứng

Sự trở về của ông làm dấy lên hy vọng về khả năng thoát khỏi các cuộc khủng hoảng chính trị, an ninh và kinh tế kìm kẹp Libya kể từ sau cuộc cách mạng năm 2011 để lật đổ nhà độc tài lâu năm Muammar Gaddafi. Tuy nhiên, tại căn cứ hải quân nơi đón tiếp ngoại trưởng các nước ghé thăm, GNA được Liên hợp quốc hậu thuẫn vẫn chưa vạch ra lộ trình rõ ràng nào để chấm dứt tình trạng vô chính phủ ở Libya và loại bỏ các phần tử thánh chiến khỏi các thành trì của chúng.

Mục tiêu khôi phục hòa bình và hàn gắn những chia rẽ do cuộc xung đột kéo dài 5 năm qua của GNA đang bị cản trở bởi chính phủ đối lập ở miền Đông vốn phản đối nhượng lại quyền lực cho đến khi cuộc bỏ phiếu tín nhiệm bị trì hoãn nhiều lần trong Quốc hội dân cử Libya được tổ chức, mà ở đó chính phủ đối lập có quyền hợp pháp của riêng họ. Chính phủ đối lập, từng được quốc tế công nhận trước khi ông Sarraj nổi lên, đang kiểm soát miền Đông Libya thông qua lực lượng dân quân và các đơn vị của quân đội quốc gia trung thành với vị tướng gây nhiều tranh cãi Khalifa Haftar - kẻ thù “truyền kiếp” của GNA.

Theo Mattia Toaldo, chuyên gia về Libya tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu, GNA đã đánh mất “hai tháng quý giá” vì đã không tổ chức được cuộc bỏ phiếu tín nhiệm.

“Mặc dù ông ta đã tiếp đón một số đoàn đại biểu các nước và tiến hành các chuyến công du nước ngoài, nhưng ông Sarraj vẫn gần như vô hình ở Libya. Ông Sarraj vẫn chưa tìm ra thời điểm cũng như dũng khí để giải quyết tình hình miền Đông đất nước. Đây không phải câu hỏi về sự thiếu vắng sức mạnh quân sự mà là sự thiếu vắng ý chí chính trị và sáng kiến chính trị”, ông Toaldo nhận định.

Othman Ben Sassi, cựu thành viên của Hội đồng Chuyển tiếp Dân tộc thời cách mạng, nói rằng, “thành tích duy nhất của (GNA) là họ đã giành được sự ủng hộ của quốc tế. Trên thực địa, vẫn như trước đây, chính các lực lượng dân quân mới đang kiểm soát tình hình. Về phần chính phủ đoàn kết dân tộc, họ không kiểm soát gì cả”.

Cần sự kiểm soát thực tế

Theo ông Kader Abderrahim - chuyên gia về Hồi giáo tại Viện các Vấn đề Quốc tế và Chiến lược ở Paris, trách nhiệm của ông Sarraj, 56 tuổi, một người mới bước vào chính trường, đang ở ranh giới “cực kỳ mong manh”.

“Điều cấp bách cần làm hiện nay là tổ chức cuộc bỏ phiếu (tín nhiệm) chính thức để loại bỏ những thách thức về tính hợp pháp của ông. Ông ta phải tập hợp người dân Libya cho một dự án chung, đảm bảo an ninh và thực hiện các cuộc đàm phán với các lực lượng dân quân khác nhau để từ bỏ vũ khí. Tiến trình này có thể kéo dài vài tháng”, ông Abderrahim nhấn mạnh.

Trên mặt trận quân sự, GNA đang kiểm soát một số sân bay và có các lực lượng dân quân và đơn vị quân đội ở khu vực miền Tây Misrata, được trang bị xe tăng và chiến đấu cơ dưới sự kiểm soát của họ. Tuy nhiên, sự chia rẽ Đông – Tây có thể sẽ loại bỏ khả năng có được sự kiểm soát hợp nhất vùng biên giới lỏng lẻo của Libya mà thông qua đó, hàng trăm nghìn người châu Phi cận Sahara đang đổ về đây để tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn ở bên kia biển Địa Trung Hải ở châu Âu.

Về kinh tế, mặc dù Libya đang sở hữu các mỏ dầu lớn nhất châu Phi, nhưng nền kinh tế nước này đang đặt ra thách thức lớn với GNA bởi giá lương thực, vận tải và y tế đang tăng lên chóng mặt từ đầu năm 2016. Theo ông Toaldo, trong bối cảnh tháng ăn chay Ramadan của người Hồi giáo bắt đầu vào tháng 6 tới, sự thiếu hụt lương lực và cắt điện vào thời điểm khi nhiệt độ mùa Hè ngày càng cao sẽ càng củng cố quan điểm của người dân Libya đó là “chính phủ Sarraj đang sụp đổ”.

Trên trường quốc tế, GNA đã nhận được cam kết từ phương Tây tại hội nghị ở Vienna hôm 16/5 để nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí để phục vụ cuộc cách mạng Libya chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Tuy nhiên, theo ông Abderrahim, người dân Libya đã chán nản với sự can thiệp của phương Tây vào công việc nội bộ của họ và thực tế việc phương Tây áp đặt ông Fayez al-Sarraj chỉ gây thiệt hại tới ông ta mà thôi.

chinh phu doan ket dan toc libya dau an mo nhat Anh sẵn sàng điều tàu chiến tới vùng biển Libya

Đây là tuyên bố của Thủ tướng Anh David Cameron tại Hội nghị thượng đỉnh các nước công nghiệp phát triển (G7), ngày 26/5.

chinh phu doan ket dan toc libya dau an mo nhat Libya: Chính phủ đoàn kết không được chào đón ở Tripoli

AFP (Pháp) ngày 30/3 cho biết Thủ tướng Fayez al-Sarraj bị chính phủ hiện đang kiểm soát thành phố Tripoli (Lybia) yêu cầu rời khỏi đây.

chinh phu doan ket dan toc libya dau an mo nhat Đặc phái viên Liên hợp quốc bị ngăn cản tới Tripoli

Ngày 23/3, Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) về vấn đề Libya Martin Kobler thông báo về việc không được phép tới thành phố ...

Duy Phương (theo AP)