Chính quyền của ông Joe Biden đưa Đông Nam Á 'trở lại tầm ngắm'

Huy Sơn
Giáo sư Brad Glosserman, cố vấn cấp cao của Pacific Forum, đã phân tích về quá trình trở lại Đông Nam Á của nước Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cuộc gặp giữa Tổng thống Philippines Rodrigo Dudeter với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin kéo dài 1 giờ 15 phút tối 29/7. (Nguồn: Reuters)
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin hội đàm với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tối 29/7 trong khuôn khổ chuyến công du Đông Nam Á. (Nguồn: Reuters)

Một thời ngờ vực

Về vị trí địa lý, Đông Nam Á đóng vai trò là cầu nối giữa Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và các chính quyền Mỹ đều thể hiện sự quan tâm với khu vực này.

Tuy vậy, dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, Đông Nam Á có ít định lượng hơn trong chính sách đối ngoại Mỹ. Việc chính quyền này không cử đại diện cấp cao tới các cuộc họp và hay bổ nhiệm Đại sứ tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong suốt 4 năm là biểu hiện cho sự thờ ơ đó.

Thêm vào đó, khu vực cũng gặp khó khăn bởi khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump hay nỗ lực cân bằng kim ngạch thương mại có lợi cho Mỹ.

Các quốc gia cũng bị đặt trong thế lưỡng nan trước yêu cầu chọn phe trong cuộc đối đầu Mỹ-Trung. Việc nước Mỹ dưới thời ông Trump không coi trọng các mối quan hệ liên minh và ưu tiên “chủ nghĩa giao dịch” đã cuốn trôi sự tin tưởng của lãnh đạo khu vực vào cam kết của Washington đối với Đông Nam Á.

Gió có đảo chiều?

Trong bối cảnh đó, chiến thắng của ông Joe Biden đã khiến họ thở phào nhẹ nhõm. Khảo sát của Viện ISEAS-Yusok Ishak (Singapore) cho thấy, 68,6% người dân thuộc thành viên ASEAN được hỏi cho rằng, Mỹ sẽ thúc đẩy sự hiện diện tại khu vực dưới thời ông Biden; 55,4% coi Washington là đối tác chiến lược, với cam kết an ninh đáng tin cậy ở khu vực này.

Song 6 tháng đầu nhiệm kỳ của ông Joe Biden dường như chưa đáp ứng được kỳ vọng này. Cuộc họp trực tuyến giữa Ngoại trưởng Antony Blinken với đối tác ASEAN hồi tháng 5 đã bị hủy bỏ vì các vấn đề kỹ thuật. Kế hoạch tham dự Đối thoại Shangri-la của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã bị hoãn vì đại dịch. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden chưa hội đàm với một nguyên thủ quốc gia Đông Nam Á nào và đang tỏ ra chậm trễ trong việc bổ nhiệm đại sứ tại các quốc gia khu vực và ASEAN.

Tuy nhiên, muộn còn hơn không. Trong vài tuần vừa qua, chính quyền của ông Joe Biden đã bắt đầu triển khai một số bước đi ngoại giao với Đông Nam Á.

Bên cạnh việc đẩy nhanh tiến trình bổ nhiệm đại sứ, Mỹ đang thể hiện lại cam kết thông qua hoạt động của một số quan chức cấp cao. Nổi bật trong số đó là chuyến công du của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tới Singapore, Việt Nam và Philippines vào tuần trước.

Ngoại giao Covid-19 cũng trở thành một trụ cột trong chiến lược khu vực của Washington. Mỹ đã gửi 23 triệu liều vaccine Covid-19 đến Đông Nam Á và cam kết cung cấp thêm 1 tỷ liều vaccine Covid-19 khác thông qua Bộ tứ.

Với lãnh đạo Đông Nam Á, chuyến thăm đặc biệt có giá trị khi ông Austin gọi khu vực là “ưu tiên chiến lược hàng đầu”, nhắc lại sự ủng hộ của Washington với vai trò trung tâm của ASEAN và tái khẳng định cam kết quốc phòng của Mỹ.

Hai vấn đề then chốt

Giáo sư Brad Glosserman cũng chỉ ra hai vấn đề then chốt nhằm gia tăng sức ảnh hưởng của Mỹ tại Đông Nam Á.

Thứ nhất, các chính phủ trong khu vực muốn cân bằng hợp tác kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc, tránh phụ thuộc quá nhiều vào phía Bắc Kinh. Tuy nhiên, Trung Quốc có Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường để tiếp tục mở rộng ảnh hưởng kinh tế tại khu vực, song Mỹ thì chưa.

Dưới thời của cựu Tổng thống Donald Trump, Washington đã hợp tác với Tokyo và Canberra để khởi động Mạng lưới Chấm xanh (Blue Dot) năm 2019, nhằm thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, cho tới nay, phương hướng triển khai của sáng kiến này vẫn tương đối mơ hồ và khó triển khai vì thiếu vốn, đặc biệt trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Joe Biden được cho là sẽ ưu tiên nguồn lực phục hồi nền kinh tế hậu Covid-19.

Vấn đề thứ hai là dưới thời ông Biden, Mỹ có xu hướng tập trung vào vấn đề dân chủ và các giá trị, sẵn sàng vạch ra ranh giới rõ ràng giữa các chính phủ tự do và phi tự do. Điều này có thể cản trở hợp tác giữa Washington và một số quốc gia trong khu vực.

Giáo sư Brad Glosserman đề xuất, Washington nên hợp tác chặt chẽ hơn với Nhật Bản để thúc đẩy lợi ích ở Đông Nam Á. Tokyo là người chơi quen thuộc tại đây. Do đó, liên kết với Nhật Bản sẽ giúp Mỹ bù đắp cho khởi đầu có phần “chậm chạp” ở khu vực.

ASEAN cam kết duy trì khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân

ASEAN cam kết duy trì khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân

Chiều ngày 2/8, tiếp tục chương trình làm việc trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 54 và các Hội ...

Việt Nam có đủ nguồn lực để giúp phục hồi quần thể hổ ở Đông Nam Á

Việt Nam có đủ nguồn lực để giúp phục hồi quần thể hổ ở Đông Nam Á

Theo Tiến sỹ Benjamin Rawson, Giám đốc Bảo tồn và Phát triển Chương trình, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên toàn cầu ...

(theo The Japan Times)

Xem nhiều

Đọc thêm

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
Con trai nhà Khánh Thi - Phan Hiển lần thứ hai vô địch dance sport thế giới hạng thiếu nhi

Con trai nhà Khánh Thi - Phan Hiển lần thứ hai vô địch dance sport thế giới hạng thiếu nhi

Ngày 23/4, Kubi nhà Khánh Thi - Phan Hiển và bạn nhảy Linh San lần thứ hai vô địch thế giới hạng thiếu nhi 1 tại Syllabus World Championship 2024.
'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

Mỹ và các đối tác châu Âu không có ý định mở rộng sự hiện diện của NATO ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan

Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan

Đội tuyển U23 Việt Nam sớm hoàn thành nhiệm vụ vào tứ kết VCK U23 châu Á 2024 sau hai chiến thắng thuyết phục trước U23 Kuwait và U23 Malaysia.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/4 và sáng 25/4: Lịch thi đấu bán kết Coppa Italy - Atalanta vs Fiorentina; Ngoại hạng Anh - MU vs Sheffield United

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/4 và sáng 25/4: Lịch thi đấu bán kết Coppa Italy - Atalanta vs Fiorentina; Ngoại hạng Anh - MU vs Sheffield United

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/4 và sáng 25/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 29 - Everton vs Liverpool; Ligue 1 vòng 29 - Lorient vs ...
XSMN 23/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 3 ngày 23/4/2024. xổ số hôm nay 23/4/2024. xổ số ngày 23 tháng 4

XSMN 23/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 3 ngày 23/4/2024. xổ số hôm nay 23/4/2024. xổ số ngày 23 tháng 4

XSMN 23/4 - trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 23/4/2024. xổ số hôm nay 23/4. XSMN thứ 3. SXMN 23/4. xổ số miền Nam ngày 23 ...
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

Mỹ và các đối tác châu Âu không có ý định mở rộng sự hiện diện của NATO ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ đã bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút hơn 1.000 nhân viên khỏi quốc gia châu Phi này sau gần một thập kỷ hiện diện.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq, siết chặt quan hệ an ninh, kinh tế và năng lượng

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq, siết chặt quan hệ an ninh, kinh tế và năng lượng

Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq đã ký kết thỏa thuận khung chiến lược nhằm tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực an ninh, năng lượng và kinh tế giữa hai nước.
Đức đi bước 'động chạm' cả Nga lẫn Trung Quốc, Moscow và Bắc Kinh gay gắt phản pháo

Đức đi bước 'động chạm' cả Nga lẫn Trung Quốc, Moscow và Bắc Kinh gay gắt phản pháo

Trong chưa đầy một tuần, Đức đã thông báo tiến hành các cuộc bắt giữ nhiều cá nhân mà Berlin cáo buộc làm gián điệp cho Nga và Trung Quốc.
Nga nói gì về việc rút lực lượng gìn giữ hòa bình khỏi Nagorno-Karabakh?

Nga nói gì về việc rút lực lượng gìn giữ hòa bình khỏi Nagorno-Karabakh?

Việc Nga rút lực lượng gìn giữ hòa bình khỏi Nagorno-Karabakh là phù hợp với thực tế mới đang phát triển trong khu vực.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động