Chính sách đối ngoại của Indonesia đã đi đúng hướng?

Chính sách đối ngoại độc lập của Indonesia là nhân tố quan trọng để quốc gia này có thể mối quan hệ "ấm êm" với hầu hết các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chinh sach doi ngoai cua indonesia da di dung huong HLV Kiatisuk cảnh báo học trò trước đối thủ Indonesia
chinh sach doi ngoai cua indonesia da di dung huong Indonesia tổ chức Festival Du lịch Hồi giáo quốc tế đầu tiên

Cục diện khu vực biến động

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhiều khả năng sẽ không được tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump thông qua khi ông chính thức trở thành Tổng thống Mỹ vào tháng 1/2017. Điều đó đặt ra một số thách thức, trở ngại, song cũng mở ra những cơ hội nhất định để Indonesia chủ động trong chính sách đối ngoại của mình. 

chinh sach doi ngoai cua indonesia da di dung huong
Khi TPP bị "khai tử", Trung Quốc sẽ mạnh tay thúc đẩy RCEP. (Nguồn: CNN)

Chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã đưa ra chính sách đối ngoại đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong chiến lược “Xoay trục", trong đó có TPP, việc hợp tác quân sự giữa Mỹ với một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, cũng như triển khai 2.500 binh sĩ của quân đội Mỹ ở Darwin, Australia. 

Tuy nhiên, Tổng thống đắc cử Trump cho rằng TPP sẽ cướp mất công ăn, việc làm của người dân Mỹ và nước Mỹ sẽ xem xét lại hàng loạt hiệp định thương mại đã được ký kết cũng như trong hợp tác với các quốc gia đồng minh.

Một khi TPP không được Mỹ thông qua, Trung Quốc sẽ coi đây là một cơ hội lớn để tiếp quản vai trò của Mỹ ở Thái Bình Dương.

Cụ thể, Trung Quốc đang tích cực thực hiện chiến lược “Con đường tơ lụa trên biển” do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng, thành lập Ngân hàng đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), khởi động và đang tích cực đàm phán Hiệp định Đối tác Toàn diện khu vực (RCEP). Hiệp định này được cho là sẽ thay thế TPP nếu nó không được Mỹ ủng hộ và Trung Quốc hiện đang tích cực lôi kéo các quốc gia trong khu vực tham gia vào hiệp định này.

 Việc Mỹ có xu hướng giảm sự hiện diện của mình ở châu Á, trong đó có Đông Nam Á sẽ làm cho khu vực này trở nên mất cân bằng, Trung Quốc sẽ có cơ hội để tiếp tục gia tăng ảnh hưởng.

Thế cân bằng của Jakarta

Về phần mình, Indonesia với chính sách đối ngoại độc lập, có thể nhận được nhiều lợi ích hơn trong khu vực Đông Nam Á dựa trên chiến lược phát triển đất nước của Tổng thống Jokowi. Hiện nay, Indonesia đang tập trung phát triển kinh tế với hàng loạt các dự án phát triển cơ sở hạ tầng to lớn đang thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Indonesia là quốc gia đồng sáng lập AIIB và hiện đang tích cực đàm phán để cho ra đời RCEP nhằm khẳng định vị thế nước lớn của mình ở khu vực. 

chinh sach doi ngoai cua indonesia da di dung huong
WB ước tính rằng trong vòng 5 năm tới, Indonesia sẽ cần số tiền lên đến 600 tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng. (Nguồn: The Business Times)

Chính sách đối ngoại độc lập của Indonesia là nhân tố quan trọng để quốc gia này có thể mối quan hệ "ấm êm" với tất cả các bên. Với lợi thế địa chính trị của mình, đồng thời với vai trò là nước đi đầu của ASEAN, Indonesia không chỉ có quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc mà còn có quan hệ rộng mở với cả Mỹ, Nhật Bản với mục đích cao nhất là tranh thủ cơ hội, tận dụng nguồn vốn đầu tư từ các quốc gia này. 

Hiện tại, Indonesia đang là điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với các doanh nghiệp của Trung Quốc. Theo thống kê của Ban Điều phối đầu tư nước ngoài của Indonesia, tính đến hết tháng 9/2016, Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tư lớn nhất vào Indonesia. Thương mại hai chiều giữa Mỹ và Indonesia đạt 113 tỷ USD vào năm 2014, hiện tại Mỹ là nhà đầu tư lớn thứ bảy tại Indonesia.  Indonesia và Mỹ có tiềm năng to lớn trong việc thúc đẩy hợp tác giữa hai nước. Khoảng 87% các doanh nghiệp của Mỹ tin rằng Indonesia sẽ ngày càng cải thiện các chính sách của mình để ưu đãi các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Mỹ.   

Bên cạnh đó, có thể thấy rằng Indonesia có mối quan hệ rất tốt đẹp với các đồng minh của Mỹ ở khu vực, chẳng hạn như Nhật Bản. Trong quý I/2016, đầu tư của Nhật Bản vào Indonesia tăng 32%, khiến Nhật Bản trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai tại đất nước vạn đảo. Indonesia cũng đã mời Nhật Bản tham gia một số dự án xây dựng quan trọng như cảng biển nước sâu Patimban, tuyến đường sắt cao tốc Jakarta-Surabaya và dự án khai thác dầu khí phía Nam đảo Sulawesi. Ngân hàng ADB cũng đã đầu tư lớn vào Indonesia trong nhiều năm qua và là nguồn vốn quan trọng để giúp hiện thực hóa tham vọng phát triển cơ sở hạ tầng của Tổng thống Jokowi. 

Ngân hàng thế giới đã chỉ ra rằng quốc gia nào muốn thành công với các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng của mình cần phải sử dụng ít nhất 10% GDP. Tuy nhiên, hiện nay GDP của Indonesia không thể sử dụng khoản ngân sách đến 10% cho việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Chương trình phát triển cơ sở hạ tầng phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn đến từ Trung Quốc và Nhật Bản.

Nếu một trong các mối quan hệ của Indonesia với các quốc gia này bị ảnh hưởng, nó sẽ làm chậm các dự án cơ sở hạ tầng của Tổng thống Jokowi và ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế của quốc gia này. Do đó, để có thể tranh thủ được các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, Indonesia một mặt phải thể hiện được khả năng độc lập trong quan hệ với các nước, đồng thời thể hiện đúng chức năng, vai trò của mình như một "người anh" trong ASEAN, cần tích cực quan tâm đến các vấn đề chung của khối để tạo được sự đoàn kết, thống nhất giữa các quốc gia thành viên. 

chinh sach doi ngoai cua indonesia da di dung huong Việt Nam - Indonesia: Chú trọng hợp tác an ninh biển

Chiều 18/11 theo giờ địa phương (sáng 19/11 theo giờ Hà Nội), Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có cuộc tiếp Phó Tổng thống ...

chinh sach doi ngoai cua indonesia da di dung huong Indonesia tổ chức Hội thảo về quản lý xung đột tiềm tàng ở khu vực Biển Đông

Từ ngày 15-17/11, tại thành phố Bandung, Indonesia đã diễn ra Hội thảo quản lý xung đột tiềm tàng ở khu vực Biển Đông lần ...

chinh sach doi ngoai cua indonesia da di dung huong Indonesia: Biểu tình biến thành đụng độ gây thương vong

Tối 4/11, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã kêu gọi những người biểu tình ở thủ đô Jakarta trở về nhà và chấm dứt tình ...

Thu Hiền (theo Jakarta Global)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Á

Đọc thêm

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương cho biết đang lấy ý kiến về 2 Dự thảo Nghị định về lĩnh vực điện.
Ngoại trưởng Trung Quốc hội kiến các nhà lãnh đạo Indonesia

Ngoại trưởng Trung Quốc hội kiến các nhà lãnh đạo Indonesia

Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bày tỏ mong muốn hòa bình và ổn định trong khu vực.
Bật mí những bí mật về CEO Apple Tim Cook

Bật mí những bí mật về CEO Apple Tim Cook

Chính sự lèo lái của Tim Cook đã giúp Apple trở thành một đế chế và tập đoàn giá trị nhất thế giới.
Biển Đông: Mỹ-Philippines sắp tập trận chung, Trung Quốc cảnh báo, New Zealand nêu hy vọng

Biển Đông: Mỹ-Philippines sắp tập trận chung, Trung Quốc cảnh báo, New Zealand nêu hy vọng

Các lực lượng của Philippines và Mỹ sẽ tập trận chung từ 22/4, bên ngoài lãnh hải quốc gia Đông Nam Á, trong vùng biển đối diện với Biển Đông.
Biển người 'đội mưa' đổ về đền Hùng, dâng hương giỗ Tổ

Biển người 'đội mưa' đổ về đền Hùng, dâng hương giỗ Tổ

Hàng chục nghìn người từ khắp mọi miền Tổ quốc đổ về đền Hùng, khiến các lối lên đền đều bị ùn tắc trong ngày lễ hội chính thức.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động