Chống biến đổi khí hậu – mặt trận mới của cạnh tranh Mỹ-Trung?

Trở thành quốc gia đi đầu, dẫn dắt các nỗ lực chống biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ là khía cạnh mới trong cuộc cạnh tranh gay gắt Mỹ-Trung.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(4.21) Logo Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu do Mỹ tổ chức ngày 22/4 tới. (Nguồn: Bộ Ngoại giao Mỹ)
Logo Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu do Mỹ tổ chức ngày 22/4. (Nguồn: Bộ Ngoại giao Mỹ)

Sự trở lại của Mỹ

Ngày 22-23/4, Mỹ sẽ chủ trì Thượng đỉnh trực tuyến về biến đổi khí hậu giữa các lãnh đạo nhân Ngày Trái đất và 5 năm ký Hiệp định Paris. Mỹ đã gửi lời mời tham dự tới 40 nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin, hai quốc gia Mỹ coi là “đối thủ”.

Nhiều người kỳ vọng Thượng đỉnh trên sẽ giúp các nước tìm kiếm đồng thuận về thách thức an ninh phi truyền thống toàn cầu này. Tuy nhiên, mong muốn này sẽ phụ thuộc không nhỏ vào vai trò của quốc gia chủ trì là Mỹ.

Washington, dưới thời của ông Joe Biden, đang có bước chuyển mạnh mẽ trong lĩnh vực chống biến đổi khí hậu. Ngay sau khi nhậm thức, Tổng thống Joe Biden đã bổ nhiệm cựu Ngoại trưởng John Kerry làm đặc phái viên về biến đổi khí hậu và đưa Mỹ quay lại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Mới đây, Bộ Tài chính Mỹ đã bổ nhiệm ông John Morton làm Giám đốc trung tâm khí hậu mới nhằm thúc đẩy tài chính “xanh” và sử dụng chính sách thuế để giúp giảm thiểu phát thải CO2.

Đầu tháng 4, ông Kerry đã thăm Ấn Độ và sau đó là Trung Quốc, tiếp xúc với Bộ trưởng Môi trường Trung Quốc Giải Chấn Hoa. Ngay cả khi chuyến thăm Ấn Độ không đạt được kết quả mong muốn, song các nỗ lực này cho thấy cam kết của Washington không chỉ là nói suông.

Tại Thượng đỉnh biến đổi khí hậu sắp tới, Tổng thống Joe Biden được cho là sẽ giới thiệu chính sách khí hậu và mục tiêu khí thải năm 2030 giảm 30% so với năm 2005, kêu gọi thế giới hành động tương tự và đồng thời hỗ trợ nỗ lực chống biến đổi khí hậu của các quốc gia đang phát triển.

Ngay cả khi chuyến thăm Ấn Độ không đạt được kết quả mong muốn, song các nỗ lực này cho thấy cam kết của Washington không chỉ là nói suông.

Đáng chú ý, Washington không che giấu ý định đằng sau nỗ lực trở lại và dẫn dắt tiến trình chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Phát biểu tại một sự kiện ở Annapolis, bang Maryland (Mỹ) ngày 19/4, Ngoại trưởng Antony Blinken thừa nhận Mỹ đang hụt hơi so với Trung Quốc trên cương vị đầu tàu thế giới về chống biến đổi khí hậu và điều này tác động tiêu cực tới ngành công nghiệp năng lượng tái tạo của Mỹ.

Chỗ đứng của xứ cờ hoa tại thị trường này đang bị đe dọa khi Trung Quốc hiện là nhà sản xuất và xuất khẩu lớn nhất, từ pin năng lượng mặt trời, turbine quạt gió tới ô tô điện tử. Trung Quốc cũng đang nắm giữ 1/3 số giấy đăng ký bản quyền về năng lượng tái tạo.

Trong bối cảnh đó, Mỹ cần đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ, đồng thời dẫn dắt quá trình chống biến đổi khí hậu toàn cầu vì lợi ích thế giới nói chung và lợi ích quốc gia của Mỹ nói riêng.

(4.21) Trung Quốc muốn đề cao thảo luận trực tuyến vừa qua giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và lãnh đạo Đức, Pháp ngày 16/4 như một “thượng đỉnh về biến đổi khí hậu” thu nhỏ. (Nguồn: China Daily)
Trung Quốc muốn đề cao thảo luận trực tuyến vừa qua giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và lãnh đạo Đức, Pháp ngày 16/4 như một “thượng đỉnh về biến đổi khí hậu” thu nhỏ. (Nguồn: China Daily)

Vươn lên dẫn đầu

Nhận định của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken về thực trạng trong công cuộc chống biến đổi khí hậu hiện nay là có cơ sở, nếu nhìn vào những gì mà Trung Quốc đang thực hiện, đặc biệt là trong cuộc họp trực tuyến mới đây giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và lãnh đạo Pháp, Đức ngày 16/4.

Tại sự kiện này, trao đổi với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel, ông Tập đã tái khẳng định cam kết “sử dụng thời gian ngắn nhất trong lịch sử thế giới” để đưa Trung Quốc, từ nước phát thải carbon nhiều nhất thành nước trung hòa carbon.

Nhà lãnh đạo này cũng nhấn mạnh Bắc Kinh sẽ chấp thuận thỏa thuận năm 2016 nhằm loại bỏ dần Hydrofluorocarbon, loại chất làm mát hóa học sử dụng trong tủ lạnh và máy điều hòa không khí, đồng thời gây hiệu ứng nhà kính. Tuyên bố này đã được bà Merkel và ông Macron hưởng ứng.

Tuy nhiên, điểm thú vị lại nằm ở việc quan chức và giới truyền thông Trung Quốc mong muốn thúc đẩy cuộc thảo luận ba bên này như một “hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu” dù trong mắt các đối tác châu Âu, đây đơn thuần chỉ là một phần của đối thoại ngoại giao thông thường.

Thêm vào đó, Bắc Kinh dường như không đề cao các nỗ lực mới đây của Mỹ trong vấn đề chống biến đổi khí hậu.

Truyền thông Trung Quốc không tỏ ra quá quan tâm về chuyến thăm của Đặc phái viên Mỹ về biến đổi khí hậu John Kerry ngày 14/4 vừa qua, dù đây là chuyến thăm đầu tiên của một quan chức cấp cao của Mỹ tới Trung Quốc kể từ khi ông Joe Biden lên nắm quyền, trong bối cảnh quan hệ song phương đang đặc biệt căng thẳng sau Đối thoại Alaska hồi tháng 3 vừa qua.

Việc Trung Quốc đề cao cuộc thảo luận về biến đổi khí hậu với lãnh đạo châu Âu là cách nhắn gửi rằng Thượng đỉnh của Mỹ không phải cuộc chơi duy nhất.

Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên lại mô tả Mỹ như “học sinh trốn học trở lại trường”, chứ không phải là “một vị vua trở lại” trong các đàm phán về biến đổi khí hậu, nhất là sau khi cựu Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris.

Theo ông Li Shuo, nhà vận động của Greenpeace khu vực Đông Á có trụ sở ở Bắc Kinh, việc Trung Quốc đề cao cuộc thảo luận về biến đổi khí hậu với lãnh đạo châu Âu là cách nhắn gửi rằng Thượng đỉnh của Mỹ không phải cuộc chơi duy nhất.

Ngay cả khi góp mặt, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ không có đóng góp chính sách nào lớn tại Thượng đỉnh do Mỹ chủ trì.

Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà những tháng gần đây, trước sự trở lại của Mỹ, Trung Quốc đã đóng vai trò tích cực hơn trong thảo luận quốc tế về biến đổi khí hậu.

Dường như với cả Bắc Kinh và Washington, câu chuyện về chống biến đổi khí hậu không chỉ là thách thức an ninh phi truyền thống toàn cầu, mà đang trở thành một vấn đề địa chính trị với cân nhắc nhất định về mặt lợi ích.

TIN LIÊN QUAN
Ngoại giao khí hậu thời Tổng thống Joe Biden
Mỹ và Trung Quốc gấp rút hợp tác ngăn chặn biến đổi khí hậu
Ngoại giao khí hậu - khi Mỹ và Trung Quốc cùng 'so găng'
Ấn Độ, châu Phi và ngoại giao khí hậu
Giải Marathon thường niên: Những bước chân hướng về đại ngàn

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?

Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?

Mỹ và Trung Quốc bước vào vòng đàm phán đầu tiên về trí tuệ nhân tạo (AI) trong vài tuần tới. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh căng ...
Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm châu Âu trong khoảng hai tuần, với các điểm dừng chân ở Pháp, Hungary và Serbia, theo Euronews.
Apple đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro phụ thuộc

Apple đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro phụ thuộc

Đa dạng hóa chuỗi cung ứng là chủ đề nổi bật trong ngành công nghệ và Apple là ví dụ điển hình cho cách thức thực hiện chiến lược này ...
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan năm 2024

Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan năm 2024

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện mừng đến lãnh đạo Hà Lan nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà vua Hà Lan (27/4).
Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Ngày 27/4, Nga tuyên bố sẽ vượt qua trừng phạt của EU về khí đốt tự nhiên hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về quốc hữu hóa doanh nghiệp ...
Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Chính phủ Nhật Bản hôm 26/4 thông báo, Thủ tướng Kishida Fumio sẽ thăm Pháp, Brazil và Paraguay từ ngày 1-6/5.
Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm châu Âu trong khoảng hai tuần, với các điểm dừng chân ở Pháp, Hungary và Serbia, theo Euronews.
Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Ngày 27/4, Nga tuyên bố sẽ vượt qua trừng phạt của EU về khí đốt tự nhiên hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về quốc hữu hóa doanh nghiệp nước ngoài.
Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Chính phủ Nhật Bản hôm 26/4 thông báo, Thủ tướng Kishida Fumio sẽ thăm Pháp, Brazil và Paraguay từ ngày 1-6/5.
MONUSCO hoàn tất sứ mệnh tại CHDC Congo sau 25 năm hoạt động

MONUSCO hoàn tất sứ mệnh tại CHDC Congo sau 25 năm hoạt động

Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc (MONUSCO) chính thức đóng cửa một căn cứ quan trọng tại Bukavu, Cộng hòa Dân chủ Congo (CHDC Congo) vào ngày 25/4.
Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ đã bắt đầu xây dựng một bến tàu hàng hải cho phép viện trợ nhân đạo vào vùng đất Gaza, cảng dự kiến hoạt động vào đầu tháng 5.
Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Ngày 27/4, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho biết nước này sẵn sàng đóng vai trò là quốc gia bảo trợ cho Palestine với sự ủng hộ từ Israel.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động