Chuyện một ngày lịch sử ở Liên hợp quốc

Phương Hằng
TGVN. “Chúng tôi lặng đi một lúc, nghe tiếng vỗ tay xung quanh mới vỗ tay theo như một phản xạ! Không ai tin vào tai mình với kết quả 192/193 phiếu bầu”, Quyền Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhớ lại... 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chuyen mot ngay lich su o lien hop quoc Việt Nam có vị trí rất đặc biệt trong trái tim cộng đồng quốc tế khi ứng cử HĐBA LHQ
chuyen mot ngay lich su o lien hop quoc Kinh nghiệm để Việt Nam đảm nhiệm thành công vai trò Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ
chuyen mot ngay lich su o lien hop quoc
Toàn cảnh Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.

10 ngày đã trôi qua kể từ buổi sáng ngày 7/6 khi, tại Đại hội đồng LHQ, Việt Nam lần thứ 2 được bầu làm Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an (HĐBA), chúng tôi mới có dịp gặp gỡ ông Đỗ Hùng Việt, nhưng dư âm của phiên bỏ phiếu lịch sử đó vẫn in đậm rõ nét trong câu chuyện với chúng tôi. “Đây là một trong những kỷ niệm đẹp nhất trong cuộc đời ngoại giao của mình” - ông Việt chia sẻ. Con số 192/193 phiếu bầu - gần như tuyệt đối - là vượt mọi mong đợi. Niềm vui của chúng tôi hôm đó thật lớn, nhưng niềm tự hào và hãnh diện về uy tín và vị thế quốc tế của đất nước mới thực sự lớn lao.

Hồi hộp trước mỗi lần bỏ phiếu

Từng gắn bó nhiều năm với ngoại giao đa phương, ông Hùng Việt đã nhiều lần hồi hộp chờ kết quả bỏ phiếu, như khi tham gia đợt vận động Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền (2014-2016), hay Ủy ban luật pháp quốc tế (2017-2021). Có trải qua những lúc ta phải vận động và “nâng niu” từng lá phiếu, mới thấm thía hết giá trị của giây phút Việt Nam được công bố dẫn đầu trong phiên bỏ phiếu vừa qua.

Thực ra, công tác vận động lần này là một quá trình dài hơi, bắt đầu ngay từ khi ta chính thức ứng cử lần thứ hai vào năm 2010. Ông Hùng Việt kể lại, trước thời điểm lên đường sang New York tham dự cuộc bầu cử, số lượng các nước cam kết chắc chắn ủng hộ Việt Nam mới chỉ trên 180 nước, mà thực tế bỏ phiếu tại LHQ thì không thể lường trước được. Đã có nước nhận được thấp hơn tới 10-15% số phiếu dự kiến. Buổi tối trước ngày bầu cử, cả đoàn công tác ngồi lại, đánh giá mức “trần” phiếu ta có thể đạt được. Niềm tin của cả đoàn là rất lớn, song vẫn canh cánh bởi yếu tố khó lường và bất ngờ luôn có thể xảy ra.

Sáng ngày 7/6 tại New York, mọi thành viên đoàn đều cảm thấy bồn chồn và háo hức, hy vọng và lo lắng đan xen. Như đã thành quy ước trước mỗi lần có việc trọng đại, mấy anh em chúng tôi dành ít phút đứng trước tượng Bác Hồ đặt ở Phái đoàn Việt Nam tại LHQ trước khi ra xe đi đến Đại hội đồng. Lúc đó, tôi chợt nhớ chính Bác Hồ, ngay từ ngày đầu lập nước, đã viết thư cho lãnh đạo Liên xô, Mỹ, Anh, Trung Quốc khi đó đề nghị các nước công nhận nền độc lập của Việt Nam và đề nghị để Việt Nam tham gia LHQ. Sau này, lá đơn xin gia nhập LHQ của Việt Nam cũng đã từng hai lần bị phủ quyết. Thế nhưng, câu chuyện của 40 năm về trước nay đã khác: Việt Nam, với thành tựu của đổi mới và hội nhập quốc tế đã được các nước công nhận là bạn, đối tác tin cậy và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, từ đó, đàng hoàng đảm nhận trọng trách mà quốc tế giao phó. Chặng đường dài đó rất đỗi tự hào, bởi đã thực hiện được mong ước của Bác Hồ.

chuyen mot ngay lich su o lien hop quoc
Quyền Vụ trưởng vụ Các tổ chức quốc tế Đỗ Hùng Việt.

Tấm bản đồ và những chấm đỏ

Mức độ tin cậy cao đó thể hiện vị thế cao của đất nước ta, chỉ có thể có được qua một quá trình kiên trì triển khai đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, tăng cường quan hệ với tất cả các nước trên thế giới, đẩy mạnh tham gia tại các diễn đàn đa phương, như việc chúng ta tham gia HĐBA lần đầu tiên năm 2008-2009, cử lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ, đóng góp tích cực khi là thành viên Hội đồng Nhân quyền hay Hội đồng Kinh tế Xã hội (ECOSOC). Thành công của các sự kiện đa phương lớn như APEC 2017, WEF-ASEAN 2018 hay gần đây là Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều có ý nghĩa cộng hưởng quan trọng, tạo dựng niềm tin vào vị thế mới của đất nước trong con mắt bạn bè quốc tế.

Mặt khác, tinh thần chủ động, tích cực của ngoại giao Việt Nam thể hiện rõ trong công tác vận động của ta, được triển khai sớm, đồng bộ ở cả trong nước, Phái đoàn thường trực tại LHQ và các cơ quan đại diện ta ở nước ngoài, có sự phối hợp nhịp nhàng với Vụ chính trị khu vực của Bộ Ngoại giao cũng như với nhiều bộ ngành liên quan.

Trực tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh, các đồng chí lãnh đạo Bộ, đã có chỉ đạo sát sao, quyết liệt và bài bản công tác vận động các nước ủng hộ Việt Nam vào HĐBA. Các nội dung vận động đều xuất hiện trong tất cả các cuộc tiếp xúc đối ngoại của lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, tại các đợt tham vấn chính trị, trao đổi đoàn các cấp, các Bộ, ngành khác nhau. Công tác vận động cũng được đẩy mạnh đối với Đại sứ quán các nước tại Hà Nội. Đại sứ, Trưởng Phái đoàn ta tại New York qua các nhiệm kỳ cũng đều coi đây là nhiệm vụ trọng tâm. Giai đoạn nước rút, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Đặng Đình Quý đã có hơn một trăm cuộc tiếp xúc với Đại sứ các nước tại LHQ.

Chúng tôi để ý thấy một tấm bản đồ thế giới với dày đặc những chấm đỏ và mũi tên được đặt tại Vụ các Tổ chức quốc tế. Đây được coi như “bản đồ chiến dịch” Vụ sử dụng trong quá trình vận động. Khu vực Mỹ Latinh, châu Phi và các nhóm đảo nhỏ Nam Thái Bình Dương mặc dù là “kho” phiếu nhưng Việt Nam lại có ít điều kiện tiếp xúc, vận động, quan hệ song phương với các nước này cũng chưa nhiều. Để tìm kiếm điểm đồng và thuyết phục họ ủng hộ Việt Nam, các nhà ngoại giao phải trao đổi với họ tại các diễn đàn đa phương dựa trên những vấn đề cốt lõi họ quan tâm như biến đổi khí hậu, gìn giữ hòa bình, bảo vệ thường dân, trẻ em trong xung đột,…

Chiếc đồng hồ 730 ngày đếm ngược

Ít lâu nữa, chiếc đồng hồ bên ngoài hành lang Vụ các Tổ chức quốc tế sẽ cài đặt chế độ đếm ngược với con số 730 ngày. Với các nhà ngoại giao đã, đang và sẽ làm việc trong 2 năm nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực của Việt Nam tại HĐBA ở cả “đầu cầu” Hà Nội và New York, đó là một hành trình đầy thử thách, nhưng cũng hứa hẹn nhiều trải nghiệm quý giá.

Ông Việt hóm hỉnh nói: tôi mong lại được cảm nhận niềm hạnh phúc như vừa trải qua cách đây 10 ngày khi được nhìn chiếc đồng hồ hiện con số “0”, là lúc ta hoàn thành nhiệm kỳ tại HĐBA.

“Có lẽ với người cán bộ ngoại giao, việc lựa chọn và được chọn lựa để làm về LHQ, về đối ngoại đa phương sẽ là một thách thức không nhỏ, bởi nó đồng nghĩa với nhiều đêm thiếu ngủ vì văn kiện thương lượng chưa xong, bởi nhiều cuộc họp với tần suất dày đặc, trải rộng trên rất nhiều vấn đề và nhiều khi tưởng sẽ không bao giờ dứt…Thành quả của đối ngoại đa phương không cảm nhận được ngay, mà luôn có độ trễ nhất định. Vì vậy, tôi luôn tự nhủ, đã “dấn thân” vào đa phương, cần tự rèn mình sự kiên nhẫn, trí sáng tạo và nhất là niềm tin vững vàng vào vị thế và uy tín của đất nước. Như vậy, sẽ có ngày bạn lại được sống trong những giây phút tự hào như ngày 7/6 lịch sử vừa qua ở Đại hội đồng Liên hợp quốc” – ông Việt chia sẻ khi chia tay chúng tôi.

chuyen mot ngay lich su o lien hop quoc Thách thức nào đang chờ Việt Nam tại Hội đồng Bảo an?

TGVN. Những thách thức mà Việt Nam phải phối hợp giải quyết trong nhiệm kỳ 2 năm làm Ủy viên không thường trực sắp tới ...

chuyen mot ngay lich su o lien hop quoc Thế giới chúc mừng Việt Nam trúng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an

Ngay sau khi Việt Nam trúng cử với số phiếu cao kỷ lục vào Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đại diện nhiều nước ...

chuyen mot ngay lich su o lien hop quoc Báo chí quốc tế ấn tượng với số phiếu của Việt Nam vào Hội đồng Bảo an

Báo chí quốc tế đã đưa tin đậm nét về việc Việt Nam, quốc gia đại diện duy nhất cho nhóm các nước châu Á-Thái ...

Phương Hằng (ghi)

Bài viết cùng chủ đề

Việt Nam - thành viên Liên hợp quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 24/11/2024: Xử Nữ mắc sai lầm trong sự nghiệp

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 24/11/2024: Xử Nữ mắc sai lầm trong sự nghiệp

Tử vi hôm nay 24/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Dự án Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hoá tài sản số

Dự án Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hoá tài sản số

Dự án Luật Công nghiệp công nghệ số quy định chi tiết loại hình, quản lý tài sản số và các tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản số ...
Bảo vệ người dân trước thiên tai, thảm họa

Bảo vệ người dân trước thiên tai, thảm họa

Công tác bảo đảm quyền của người dân khi thiên tai, thảm họa xảy ra luôn được đặt lên hàng đầu nhằm bảo vệ tốt nhất tính mạng, tài sản ...
Họa sĩ Đặng Dương Bằng: Khoa học làm hội họa thăng hoa

Họa sĩ Đặng Dương Bằng: Khoa học làm hội họa thăng hoa

Với tư duy của người làm khoa học, họa sĩ Đặng Dương Bằng đã sáng tạo nghệ thuật thông qua những thử nghiệm, nghiên cứu và cách đặt vấn đề ...
PetroVietnam bắt tay Petronas mở rộng hợp tác phát triển năng lượng tái tạo

PetroVietnam bắt tay Petronas mở rộng hợp tác phát triển năng lượng tái tạo

PetroVietnam bắt tay đối tác Malysia - Petronas mở rộng hợp tác phát triển năng lượng tái tạo...
Bài tarot hôm nay 24/11: Tuần này của bạn có gì đáng chú ý?

Bài tarot hôm nay 24/11: Tuần này của bạn có gì đáng chú ý?

Thông qua một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá những thông điệp quan trọng trong tuần này dành riêng cho bạn. Hãy rút ngay một lá bài để cùng ...
Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Diễn tập song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc năm 2024 lần thứ 5 đã diễn ra thành công tại bang Haryana, Ấn Độ.
Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt.
Cập nhật kiến thức và nghiệp vụ đối ngoại dành cho công chức, viên chức ngoại vụ địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Cập nhật kiến thức và nghiệp vụ đối ngoại dành cho công chức, viên chức ngoại vụ địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Qua đó, trang bị cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn kiến thức về kỹ năng đối ngoại trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có buổi làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài do Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn Lãnh đạo các sở ngành liên quan của 5 địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động