Cơn ác mộng Abu Sayyaf

Thủ đoạn bắt cóc và hành quyết man rợ của tổ chức khủng bố Hồi giáo này đã gieo rắc nỗi kinh hoàng cho người dân Philippines cũng như các du khách tới thăm đảo quốc này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
con ac mong abu sayyaf Thêm một công dân Việt Nam thiệt mạng tại Philippines
con ac mong abu sayyaf Nhóm phiến quân Abu Sayyaf hành quyết con tin người Philippines

Warren Rodwell vẫn nhớ như in khoảnh khắc ấy, buổi chiều ngày 15/12/2011, bên ngoài ngôi nhà đang xây dở ở miền Nam Philippines, ông bắt gặp hai người đàn ông mặc đồng phục cảnh sát, cầm súng tiến về phía mình.

Không đợi vị khách người Australia phản ứng, hai “cảnh sát” này đã bắn vào tay, còng và kéo lê ông trên mặt đất trong vòng 20 phút tới một chiếc thuyền ở gần đó. Tuy nhiên, ông Rodwell không biết rằng đây mới chỉ là khởi đầu cho chuỗi ngày gian khổ của mình dưới sự kiểm soát của tổ chức Hồi giáo cực đoan Abu Sayyaf tại Philippines.

Thoát khỏi bàn tay của những kẻ bắt cóc sau 472 ngày giam giữ nhưng ông vẫn phải chịu nhiều thương tổn về thể xác và tinh thần. Bàn tay phải của ông giờ đây chỉ còn bốn ngón.

con ac mong abu sayyaf
Các tay súng thuộc tổ chức Abu Sayyaf. (Nguồn: AFP)

Tuy nhiên, ông Rodwell vẫn nằm trong số những người may mắn khi được Abu Sayyaf thả tự do. Ngày 26/2/2017, du khách người Đức Jurgen Kantner đã bị những kẻ khủng bố chặt đầu sau khi khoản tiền chuộc 600.000 USD của chúng không được đáp ứng. Gần đây nhất, đêm 4/7, hai thuyền viên thuộc tàu Royal 16 của Việt Nam cũng bị sát hại theo cách thức tương tự, gây phẫn nộ tại Việt Nam cũng như cộng đồng quốc tế.

Chính những hành vi man rợ đó đã khiến Abu Sayyaf, với quân số chỉ vài trăm chiến binh, trở thành mối đe dọa với người dân và chính quyền Philippines.

Gieo rắc nỗi kinh hoàng

Tách ra từ tổ chức Mặt trận Giải phóng Dân tộc Moro (MNLF) ở miền Nam Philippines năm 1991, Abu Sayyaf mong muốn xây dựng một nhà nước Hồi giáo độc lập bằng những vụ khủng bố. Nhận được 6 triệu USD từ al-Qaeda, dưới sự lãnh đạo của Abdurajak Abubakar Janjalani - người từng được trùm khủng bố Osama bin Laden đào tạo, Abu Sayyaf nhanh chóng gieo rắc nỗi kinh hoàng với những cuộc tấn công liều lĩnh và cách hành xử máu lạnh.

Tổ chức này nhanh chóng “nổi danh” sau khi thực hiện vụ thảm sát kinh hoàng tại thị trấn Ipil thuộc tỉnh Zamboanga Sibugay, Philippines, năm 1995. Hai trăm thành viên của Abu Sayyaf đã giết cảnh sát trưởng, bắt cóc 30 người dân làm con tin, đốt phá và cướp hơn 19 triệu USD từ các ngân hàng. Abu Sayyaf cũng là thủ phạm gây ra vụ đánh chìm phà Superferry 14 năm 2004, khiến 116 người thiệt mạng.

Tuy nhiên, sự tàn bạo của tổ chức này chỉ được cộng đồng quốc tế đặc biệt chú ý sau khi cảnh tượng hành quyết công dân Mỹ Guillermo Sobero đăng tải trên Internet năm 2001. Hình ảnh du khách người Mỹ bị cứa cổ bằng dao rựa, biểu tượng của Abu Sayyaf, dưới sự hò reo của các chiến binh, đã bị cộng đồng quốc tế lên án kịch liệt.

Bất chấp các chiến dịch càn quét của chính quyền Philippines, Abu Sayyaf vẫn đứng vững và tiếp tục những hoạt động của mình, nổi bật là việc tuyên thệ trung thành với Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Trung Đông. Những diễn biến này đã đe dọa tới an ninh của Philippines, cũng như các quốc gia lân cận như Indonesia, đồng thời buộc chính quyền của Tổng thống Rodrigo Duterte vào cuộc nhằm tiêu diệt lực lượng khủng bố khét tiếng này.

Mối nguy “khó nhằn”

Trong hai tháng Năm và Sáu vừa qua, giao tranh giữa Lực lượng vũ trang Philippines (AFP) và tổ chức này đã diễn ra ác liệt. AFP đã đạt được một số bước tiến quan trọng khi đẩy lui Abu Sayyaf khỏi các căn cứ ở khu vực Basilan và giải cứu nhiều con tin. Trước đó, tháng 12/2016, Tổng thống Philippines Duterte và người đồng cấp Indonesia Joko Widodo cũng nhất trí đẩy mạnh hợp tác quân sự nhằm tiêu diệt lực lượng Abu Sayyaf gần biên giới hai nước.

Tuy nhiên, chiến dịch tiêu diệt những kẻ cầm đầu của Abu Sayyaf, trong đó có Isnilon Hapilon, người được chính quyền Mỹ treo giải tới 5 triệu USD, vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi. Dường như tuyên bố hùng hồn về việc “làm cỏ” lực lượng Abu Sayyaf trong thời gian ngắn của nhà lãnh đạo Philippines sẽ khó trở thành sự thực.

Lý do đầu tiên là sau nhiều năm tồn tại, Abu Sayyaf thông thạo địa hình và cách chiến đấu trong khu vực rừng núi ở miền Nam Philippines. Vì có quy mô nhỏ nên tổ chức này phân tán lực lượng và thực hiện chiến tranh du kích. Trong khi đó, AFP vẫn đang tập trung chấm dứt chiến sự tại Marawi và khó toàn tâm để tiêu diệt một nhóm khủng bố thiện chiến khác.

Quan trọng hơn, Abu Sayyaf cũng nhận được hậu thuẫn về tiền bạc, vũ khí và được đào tạo kỹ năng chiến đấu từ IS. Trong khi đó, IS có thể tận dụng danh tiếng của tổ chức Philippines để chiêu nạp thêm các phần tử Hồi giáo cực đoan, xây dựng bàn đạp ở khu vực Đông Nam Á. Một số thành viên của Abu Sayyaf cũng tham gia vào cuộc chiến tại Marawi. Sự tồn tại của liên minh “ma quỷ” này sẽ khiến những nỗ lực xóa bỏ Abu Sayyaf của chính quyền Manila trở nên khó khăn hơn.

Bởi vậy, việc tiêu diệt một tổ chức khủng bố lâu đời, với kinh nghiệm chiến đấu phong phú và nhận được nhiều hậu thuẫn sẽ là một bài toán không dễ đối với chính phủ của Tổng thống Philippines Duterte.

con ac mong abu sayyaf Hành vi sát hại 2 thuyền viên Việt Nam cần bị trừng trị thích đáng

Trước vụ việc 2 thuyền viên Việt Nam mới đây bị nhóm khủng bố Abu Sayyaf sát hại dã man tại Philippines, Thứ trưởng Ngoại ...

con ac mong abu sayyaf Mỹ hỗ trợ Philippines truy quét phiến quân ở Marawi

Các lực lượng đặc nhiệm Mỹ đang trợ giúp Lực lượng vũ trang Philippines (AFP) đối phó với các phiến quân Hồi giáo vây hãm ...

con ac mong abu sayyaf Philippines: Abu Sayyaf nêu thời hạn mới chuộc con tin

Hôm nay (16/5), nhóm phiến quân Hồi giáo Abu Sayyaf tuyên bố sẽ giết thêm một con tin phương Tây nếu không nhận được khoản ...

Minh Quân

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Cộng đồng người Việt ở Trùng Khánh cần phát huy tốt truyền thống 'tương thân tương ái'

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Cộng đồng người Việt ở Trùng Khánh cần phát huy tốt truyền thống 'tương thân tương ái'

Sáng 8/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ lưu học sinh, sinh viên và cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc.
Dự báo: Bão số 7 có thể rất nguy hiểm với tàu thuyền trên khu vực Bắc và giữa Biển Đông, vùng biển ven bờ Trung-Nam Trung Bộ trong các ngày 8-12/11

Dự báo: Bão số 7 có thể rất nguy hiểm với tàu thuyền trên khu vực Bắc và giữa Biển Đông, vùng biển ven bờ Trung-Nam Trung Bộ trong các ngày 8-12/11

Hồi 10h (ngày 8/11), vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 118,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc ...
Hà Nội: Hành trình mới của những cây xanh gãy đổ sau bão Yagi

Hà Nội: Hành trình mới của những cây xanh gãy đổ sau bão Yagi

Gỗ cây xanh gãy đổ sau bão Yagi không phải là phế liệu. Chúng đã được tái sinh, mang lại giá trị kinh tế bất ngờ.
Mỹ Tâm thực hiện đêm nhạc đặc biệt tri ân khán giả hải ngoại dịp Giáng sinh

Mỹ Tâm thực hiện đêm nhạc đặc biệt tri ân khán giả hải ngoại dịp Giáng sinh

Ca sĩ Mỹ Tâm phấn khích khi toàn bộ vé của liveshow 'My Soul 1981' được bán hết trong vòng một tiếng.
Cuộc đời bà Trần Tố Nga qua lời kể của đạo diễn người Pháp gốc Việt

Cuộc đời bà Trần Tố Nga qua lời kể của đạo diễn người Pháp gốc Việt

Vở kịch dẫn dắt khán giả đắm chìm vào câu chuyện của bà Trần Tố Nga, một người phụ nữ suốt đời dấn thân vào cuộc chiến đòi công lý ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Ford mới nhất tháng 11/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Ford mới nhất tháng 11/2024

Bảng giá xe hãng Ford của các dòng như Everest 2021, EcoSport 2021, Everest 2022, Ranger 2021, Explorer 2022, Territory 2022, Ranger 2022, Ranger Raptor 2023, Everest 2023, Everest 2024, ...
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác?

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác?

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thông điệp chúc mừng tới Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump, khẳng định hai bên nên hợp tác, thay vì đối đầu.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động