Cộng hòa Chad: Bất ổn và bất định

Mai Thùy Trang
Sau cái chết bất ngờ của cố Tổng thống Chad Idriss Déby trên chiến trường, tình hình ở quốc gia châu Phi này đã rơi vào tình trạng bất ổn và dự kiến sẽ tiếp tục kéo dài.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Ngày 21/4, Hội đồng Quân sự Chuyển tiếp CH Chad thông báo, Tướng Mahamat Kaka, tức Mahamat Idriss Déby Itno, con trai của cố Tổng thống Idriss Déby Itno sẽ thay cha lên nắm quyền, sau khi nhà lãnh đạo 30 năm của nước này qua đời.

Đám tang của cố Tổng thống Cộng hòa Chad Idriss Déby Itno diễn ra vào ngày 23/4 tại thủ đô N’Djamena. Quốc tang của nước này cũng sẽ kéo dài 14 ngày. (Nguồn: AP)
Đám tang của cố Tổng thống Cộng hòa Chad Idriss Déby Itno diễn ra vào ngày 23/4 tại thủ đô N’Djamena. Quốc tang của nước này cũng sẽ kéo dài 14 ngày. (Nguồn: AP)

Vị Tổng thống lâu đời

Ông Idriss Déby Itno sinh năm 1952, là con trai của một người chăn gia súc, kiếm sống từ những sa mạc khắc nghiệt ở khu vực phía Bắc Chad. Sau khi nhập ngũ, năm 1970, ông được cử đi đào tạo ở Pháp để trở thành phi công.

Năm 1979, ông Déby trở lại Chad và thấy đất nước bị giằng xé bởi các lãnh chúa đối địch. Ông đã liên minh với một trong những lãnh chúa đó là Hissène Habré. Năm 1982, ông Habré trở thành Tổng thống và bổ nhiệm ông Déby làm Tổng Chỉ huy quân đội của mình.

Tám năm sau, nhận thấy Tổng thống Habré quá lạm quyền, ông Déby đã lật đổ chính quyền và giành quyền lực cho chính mình. Từ đó, Tổng thống Déby đã điều hành đất nước trong gần 30 năm, thậm chí giành chiến thắng ở liên tiếp năm cuộc bầu cử.

Dù vậy, chính quyền của ông tiếp tục phải đối mặt với những cuộc nổi loạn do tranh chấp trong khai thác dầu, hoặc bởi các phe đối địch trong khu vực. Thủ đô N’Djamena từng chìm trong bom đạn khi một cuộc đảo chính bất thành diễn ra vào năm 2006.

Cố Tổng thống Cộng hòa Chad Idriss Déby Itno, ảnh chụp năm 2018. (Nguồn: Reuters)
Cố Tổng thống Cộng hòa Chad Idriss Déby Itno, ảnh chụp năm 2018. (Nguồn: Reuters)

Dưới sự điều hành của Tổng thống Déby, cuộc sống người dân Chad phần nào thay đổi nhờ việc khai thác dầu.

Tuy nhiên, Chad thường xuyên xuất hiện trong danh sách các quốc gia nghèo và tham nhũng nhất trên thế giới. Tỷ lệ người lớn biết chữ là 31,8%, tuổi thọ trung bình là 54. Phe đối lập liên tục cáo buộc ông Déby đã phung phí tiền dầu mỏ để đổ vào phát triển quân đội.

Phương Tây dường như “ngoảnh mặt làm ngơ” với những vấn đề tại quốc gia Trung Phi này. Lâu nay, Chad là một trong những nước nòng cốt đóng góp nhân lực cho Lực lượng G5 Sahel chống khủng bố, hiện có khoảng 1.200 binh sỹ đồn trú tại Niger, gần biên giới với Mali và Burkina Faso, cũng như hàng trăm binh sỹ đồn trú cùng với phái bộ gìn giữ hòa bình của LHQ tại Mali.

Quân đội Chad ngày 20/4 cho biết, Tổng thống Idriss Déby đã tử vong do bị thương nặng trên chiến trường khi đang chỉ huy quân đội chiến đấu với phiến quân ở miền Bắc, hưởng thọ 68 tuổi. Vụ việc xảy ra sau một ngày ông Déby được xác nhận tái đắc cử nhiệm kỳ thứ sáu, với kết quả 79,32%.

Khởi động quá trình chuyển tiếp

Sau cái chết của cố Tổng thống Idriss Déby trên chiến trường, người phát ngôn của quân đội Chad, ông Azem Bermendao Agouna cho biết, con trai nhà lãnh đạo lâu năm này - Mahamat Idriss Déby Itno, đã lập tức được bổ nhiệm làm Tổng thống lâm thời bởi hội đồng chuyển tiếp gồm các sĩ quan quân đội.

Tướng Mahamat Idriss Déby Itno năm nay 37 tuổi, hiện đứng đầu Hội đồng Quân sự Chuyển tiếp gồm chính ông và 14 lãnh đạo quân sự từng là đồng minh, ủng hộ cha ông. Ông được gọi là “người đứng đầu các lực lượng vũ trang tối cao”, sẽ “đảm nhận các chức năng của một Tổng thống nước cộng hòa” và đảm nhiệm vai trò lãnh đạo hội đồng các Bộ trưởng và quốc phòng.

Ngày 20/4, ông Mahamat Idriss Déby Itno đã ký sắc lệnh giao nhiệm vụ cho hội đồng quân sự, hướng quá trình chuyển đổi kéo dài 18 tháng để có thể tổ chức “các cuộc bầu cử tự do và dân chủ”.

Theo đó, chính phủ lâm thời sẽ: tổ chức quốc tang kéo dài 14 ngày, giải tán chính phủ và quốc hội, đóng cửa toàn bộ biên giới trên bộ và trên không, áp dụng lệnh giới nghiêm toàn quốc từ 6 giờ chiều đến 5 giờ sáng ngày hôm sau, ban hành các thể chế mới để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển giao quyền lực và tổ chức các cuộc bầu cử tự do, dân chủ và minh bạch.

“Hội đồng Chuyển tiếp mong người dân hãy an tâm rằng, tất cả các biện pháp đã được thực hiện để đảm bảo hòa bình, an ninh và trật tự của đất nước”, ông Agouna khẳng định.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và nhà lãnh đạo CH Chad Mahamat Idriss Déby Itno tại đám tang của cố Tổng thống Idriss Déby Itno. (Nguồn: AFP)

Đám tang của cố Tổng thống CH Chad Idriss Déby Itno được tổ chức vào ngày 23/4. Nhiều nhà lãnh đạo và quan chức tại châu Phi đã tập trung tại quảng trường chính ở thủ đô N'Djamena để bày tỏ lòng thành kính với cố Tổng thống.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đã tham dự đám tang, đồng thời kêu gọi chính phủ quân sự mới được bổ nhiệm thúc đẩy "sự ổn định, hòa nhập, đối thoại, chuyển đổi dân chủ."

Nghi ngờ đảo chính?

Bất chấp cái chết của cố Tổng thống Déby vẫn chưa rõ ràng, một số ý kiến cho rằng, những gì đang xảy ra là một cuộc đảo chính thay vì một cuộc tấn công của phiến quân nổi loạn. Theo bản Hiến pháp hiện đã bị đình chỉ của Chad, Chủ tịch Quốc hội (hiện đã bị giải tán) sẽ là người đảm nhiệm chức vụ Tổng thống lâm thời và dẫn dắt quá trình chuyển đổi của đất nước.

Ông Nathaniel Powell, nhà nghiên cứu tại Đại học Lancaster (Anh) chuyên về châu Phi cho biết, động thái đình chỉ Hiến pháp, giải tán Chính phủ và Quốc hội của quân đội Chad “không có gì đáng ngạc nhiên”.

“Về lý thuyết, đó là một cuộc đảo chính, nhưng đó cũng là thông điệp gửi tới các công dân của Chad và cộng đồng quốc tế rằng, nước này có một cam kết tuyệt đối về duy trì chế độ”, ông Powell nói với Al Jazeera.

Ông Powell bình luận, quyết định bổ nhiệm ông Mahamat Déby làm Tổng thống lâm thời là phù hợp với những điều được dự kiến trong trường hợp ông Déby bị lật đổ hoặc qua đời.

Một số sĩ quan quân đội cũng đồng ý với nhận định trên.

Ngày 21/4, Tướng Idriss Abderamane Dicko kêu gọi các binh lính quân đội có cùng chí hướng giải tán Hội đồng Quân sự Chuyển tiếp: “Chúng tôi là một lực lượng đông đảo. Chúng tôi đại diện cho quân đội quốc gia và cộng hòa. Chúng tôi đã quyết định ủng hộ ý chí của người dân và yêu cầu Hội đồng Chuyển tiếp Quân sự lưu ý đến nguyện vọng của họ, đồng thời, đặt lại chủ quyền của quốc gia vào tay dân chúng. Vai trò của quân đội là để hỗ trợ người dân Chad”.

Hậu quả khó lường

Sự ra đi đột ngột của vị Tổng thống lâu đời này có thể châm ngòi cho một cuộc chiến giành quyền lực do quân đội nội bộ lục đục, cũng như sự gia tăng chống đối của phe đối lập trong nước, đồng thời khiến phương Tây gặp không ít khó khăn trong cuộc chiến chống lại những phần tử Hồi giáo cực đoan ở Tây và Trung Phi. Những kịch bản này sẽ khiến đất nước Chad nói riêng và toàn bộ khu vực nói chung rất có thể sẽ rơi vào tình trạng bạo lực hỗn loạn.

Trong bối cảnh này, tổ chức phi chính phủ Human Rights Watch (HRW) nhận định: “Không thể đánh giá thấp những hậu quả có thể xảy ra đối với cả tương lai của Chad lẫn toàn khu vực sau khi Tổng thống Déby thiệt mạng”.

Pháp - quốc gia từng cai trị Chad, cũng đang quan tâm theo dõi tình hình. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, ông Florence Parly phát biểu, “Điều quan trọng đối với chúng tôi bây giờ là Chad thực hiện được quá trình chuyển đổi dân chủ trong khi duy trì ổn định đất nước”.

Ngoài ra, sự bất ổn về khía cạnh kinh tế - xã hội của nước này cũng sẽ là tâm điểm thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Trước đó, Chad đã đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo của phương Tây ở vùng Sahel và được Pháp ca ngợi vì lòng trung thành kiên định trong cuộc chiến chống lại các thế lực khủng bố như Boko Haram, al-Qaida và Nhà nước Hồi giáo ở Sahel.

Mối đe dọa trực tiếp nhất tới sự ổn định của Chad đó là nhóm phiến quân Mặt trận vì sự thay đổi và thỏa hiệp ở Chad (FACT) đã nhận trách nhiệm về những vết thương khiến cố Tổng thống Déby thiệt mạng vào ngày 19/4 vừa qua.

Nhóm này được thành lập bởi các sĩ quan quân đội bất đồng chính kiến vào năm 2016, hiện tuyên bố sẽ hạ bệ người kế nhiệm và kết thúc chính quyền Déby thứ hai. FACT cho rằng: “Chad không phải là quốc gia theo chế độ quân chủ. Không thể có sự phân chia quyền lực theo mô hình triều đại ở đất nước chúng tôi. ”

TIN LIÊN QUAN
CH Chad: AU kêu gọi khôi phục chế độ dân sự, LHQ nỗ lực giảm căng thẳng
Vụ sập mỏ vàng tại Chad: Ít nhất 52 người thiệt mạng, hàng chục người khác bị thương
Chad tiêu diệt 63 phần tử khủng bố Boko Haram
Qatar đóng cửa Đại sứ quán Cộng hòa Chad
Điện mừng Tổng thống nước CH Chad
(tổng hợp)

Đọc thêm

XSMB 6/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 2 ngày 6/5/2024. dự đoán XSMB 6/5/2024

XSMB 6/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 2 ngày 6/5/2024. dự đoán XSMB 6/5/2024

XSMB 6/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 6/5/2024. xổ số hôm nay 6/5. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 2. SXMB 6/5. dự ...
XSMT 6/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Hai ngày 6/5/2024. SXMT 6/5/2024

XSMT 6/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Hai ngày 6/5/2024. SXMT 6/5/2024

XSMT 6/5 - xổ số hôm nay 6/5. trực tiếp xổ số miền Trung 6/5. kết quả xổ số miền Trung hôm nay 6/5/2024. xổ số miền Trung thứ 2. ...
XSMN 6/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Hai 6/5/2024. xổ số hôm nay 6/5

XSMN 6/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Hai 6/5/2024. xổ số hôm nay 6/5

XSMN 6/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 6/5/2024. kết quả xổ số ngày 6 tháng 5. xổ số miền Nam thứ 2. xổ số hôm nay ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển Tây Ninh trở thành địa phương đáng đến và đáng sống

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển Tây Ninh trở thành địa phương đáng đến và đáng sống

Thủ tướng bày tỏ tin tưởng Tây Ninh sớm trở thành địa phương phát triển năng động, văn minh, trở thành địa phương đáng đến và đáng sống.
Mỹ mới rậm rịch rời khỏi Niger, Nga đã vội vã làm một việc

Mỹ mới rậm rịch rời khỏi Niger, Nga đã vội vã làm một việc

Mỹ vừa đồng ý rút khoảng 1.000 binh sĩ khỏi Niger, Nga đã có động thái gửi cố vấn và trang thiết bị quân sự đến nước này.
Khó khăn tứ bề bủa vây, Ukraine vẫn hấp dẫn khó cưỡng đối với doanh nghiệp nước ngoài

Khó khăn tứ bề bủa vây, Ukraine vẫn hấp dẫn khó cưỡng đối với doanh nghiệp nước ngoài

Theo Bộ trưởng Hợp tác và Phát triển Kinh tế Đức, bất chấp tình hình khó khăn hiện nay, Ukraine vẫn là thị trường hấp dẫn đối với nhiều công ...
Mỹ mới rậm rịch rời khỏi Niger, Nga đã vội vã làm một việc

Mỹ mới rậm rịch rời khỏi Niger, Nga đã vội vã làm một việc

Mỹ vừa đồng ý rút khoảng 1.000 binh sĩ khỏi Niger, Nga đã có động thái gửi cố vấn và trang thiết bị quân sự đến nước này.
Ukraine phán đoán năng lực tên lửa của Nga, bắt bài 'mánh khóe' Moscow thường xuyên sử dụng

Ukraine phán đoán năng lực tên lửa của Nga, bắt bài 'mánh khóe' Moscow thường xuyên sử dụng

Ukraine cho rằng Nga có kho dự trữ tên lửa nhất định và sẵn sàng sản xuất thêm. Ngoài ra, nước này hay sử dụng mục tiêu giả để đánh lạc hướng Kiev.
Phần Lan, Estonia cáo buộc Nga gây nhiễu GPS khu vực Baltic, động cơ của Moscow là gì?

Phần Lan, Estonia cáo buộc Nga gây nhiễu GPS khu vực Baltic, động cơ của Moscow là gì?

Nga được cho là đã gây nhiễu hệ thống GPS tại khu vực Baltic nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng trọng yếu trong xung đột với Ukraine.
Hàn Quốc tham gia hình thức tập trận mới với Mỹ

Hàn Quốc tham gia hình thức tập trận mới với Mỹ

Kể từ năm 2022, Hàn Quốc đều đặn tham gia cuộc tập trận phòng thủ không gian mạng quân sự đa quốc gia Cyber Flag của Mỹ.
Mỹ thừa nhận gói viện trợ mới không thể cản đường Nga, ‘bật mí’ một kế hoạch lớn vào năm 2025

Mỹ thừa nhận gói viện trợ mới không thể cản đường Nga, ‘bật mí’ một kế hoạch lớn vào năm 2025

Gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine chỉ là giải pháp ngắn hạn nhưng thể hiện rằng Washington sẽ không từ bỏ việc hỗ trợ Kiev.
Mỹ và Trung Quốc 'đua' về đội tàu hải quân, chất lượng lấn át số lượng

Mỹ và Trung Quốc 'đua' về đội tàu hải quân, chất lượng lấn át số lượng

Hải quân Mỹ hiện là lực lượng lớn thứ hai trên thế giới, sau đối thủ Trung Quốc, tuy vậy vẫn luôn có chất lượng hàng đầu.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Phiên bản di động