Covid-19: Thế giới thế nào sau dịch bệnh?

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Dịch bệnh covid-19 đặt ra thách thức rất lớn đối với xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Thế giới và quan hệ giữa các quốc gia sẽ thế nào sau đại dịch? Phân tích của báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
covid 19 the gioi the nao sau dich benh Châu Âu với covid-19: Gặp khó ló bất cập
covid 19 the gioi the nao sau dich benh Covid-19: Cuộc chơi với Thuyết âm mưu
covid 19 the gioi the nao sau dich benh
Trên phương diện toàn cầu hoá, dịch bệnh buộc các nước và các đối tác phải hình thành những chốt an toàn mới khi tiếp tục tham gia toàn cầu hoá. Minh hoạ của Dom McKenzie (The Observer).
covid 19 the gioi the nao sau dich benh Châu Âu với covid-19: Mới thấy, chưa thấm

TGVN. Liên minh châu Âu (EU) cuối cùng đã đưa ra được một vài biện pháp mạnh để bảo vệ khối và các nước thành ...

Thế giới hiện tại đã khác biệt rất nhiều trên nhiều phương diện so với thế giới vào thời điểm trước khi dịch bệnh viêm phổi cấp (Covid-19) do virus corona gây ra bùng phát.

Chỉ chậm lại chứ không đảo ngược xu thế

Vẫn thế giới và trái đất ấy thôi nhưng nhịp sống của con người và nhịp hoạt động của quốc gia đã chậm lại rất đáng kể. Ưu tiên chính sách của quốc gia và thói quen sống của con người đều bị buộc phải khác trước. Quốc gia trực diện với thách thức bất ngờ mới và con người phải làm quen với môi trường sống mới. Suy ngẫm của tất cả về hiện tại và tương lai cũng phải bỏ lối mòn mà theo lối mới.

Dịch bệnh thử thách sự đoàn kết và đồng thuận trong nội bộ xã hội, sự tin cậy của người dân vào lãnh đạo đất nước. Dịch bệnh làm bộc lộ rõ nét bản chất của chế độ chính trị. Dịch bệnh làm thay đổi nhận thức và hành động của nhà nước và người dân.

Thế giới bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh đến mức độ như thế nào phụ thuộc vào dịch bệnh này còn lây lan và hoành hành đến tận những nơi đâu nữa và đến bao giờ. Nhưng điều hiện có thể chắc chắn được là các nước và các nơi sau dịch bệnh đều phải định hướng lại, tổ chức lại và chuẩn bị phòng ngừa hiệu quả hơn nữa cho việc đối phó dịch bệnh có thể xảy ra trong tương lai.

Trong tất cả cái giá phải trả cho mọi sai lầm hoặc chậm trễ, chủ quan và thiếu chuẩn bị đối phó dịch bệnh đều có bài học kinh nghiệm quý giá, và cả đau đớn nữa, có thể giúp không còn phải trả giá đắt cho tương lai. Trên các chương trình nghị sự song phương cũng như đa phương, chủ đề nội dung hợp tác nhằm phòng ngừa và ứng phó dịch bệnh trở nên không những không thể thiếu mà còn được coi trọng đúng mức.

Dịch bệnh này không làm đảo ngược được xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế trên thế giới nhưng làm cho chậm lại nhịp độ toàn cầu hoá và làm thay đổi quan hệ quốc tế trước hết trên phương diện cách tiếp cận, ưu tiên định hướng, tổ chức và vận hành các mối quan hệ quốc tế.

Cấu trúc lại toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế

Dịch bệnh sẽ kích hoạt một quá trình có thể gọi chung là cấu trúc lại toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Thế giới sau dịch bệnh này là thế giới mà trong đó nhà nước quốc gia phải xác định lại vị trí của nó trong thế giới được toàn cầu hoá và trong những liên minh, liên kết mà quốc gia ấy tham gia để tự bảo vệ tốt hơn trước tác động tiêu cực từ bên ngoài và để đóng góp thực chất hơn vào việc cả thế giới khắc phục những tác động tiêu cực ấy.

Hơn bao giờ hết, tính bền vững và thực chất tiến triển của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế phải được coi trọng hơn tốc độ và phạm vi diễn tiến của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Nếu tạo dựng được ở đây sự hài hoà và hậu thuẫn lẫn nhau, bổ sung cho nhau thì sẽ có về được hiệu ứng cộng hưởng, thể hiện cụ thể ở sức đề kháng cao hơn trước dịch bệnh mới và khả năng to lớn hơn trong ứng phó hiệu quả với dịch bệnh.

Dịch bệnh thử thách sự đoàn kết và đồng thuận trong nội bộ xã hội, sự tin cậy của người dân vào lãnh đạo đất nước. Dịch bệnh làm bộc lộ rõ nét bản chất của chế độ chính trị. Dịch bệnh làm thay đổi nhận thức và hành động của nhà nước và người dân.

Trên phương diện toàn cầu hoá, dịch bệnh này buộc các nước và các đối tác phải hình thành những chốt an toàn mới khi tiếp tục tham gia toàn cầu hoá. Vấn đề đặt ra phải giải quyết là lựa chọn tốc độ và phạm vi, lĩnh vực và lộ trình để ngay từ đầu đã có thể phòng ngừa được tác động, hậu quả và hệ luỵ của những mặt trái của toàn cầu hoá. Vấn đề đặt ra ở đây đối với toàn cầu hoá là thu hẹp sự khác biệt để tạo nên sự đồng nhịp giữa các nước, các đối tác trong sự tham gia vào toàn cầu hoá.

Trên phương diện hợp tác quốc tế, dịch bệnh này cũng làm bộc lộ những mặt trái của hợp tác quốc tế. Hợp tác quốc tế theo cách giáo điều hay coi trọng hình thức không giúp ích gì cho việc đối phó dịch bệnh trong khuôn khổ phạm vi quốc gia cũng như trên phạm vi thế giới. Thảm trạng hiện tại trong EU là bằng chứng thời sự nhất và rõ nét nhất.

Chỉ khi thật sự thực chất và bền vững thì hợp tác quốc tế mới có thể vượt qua được những thử thách hình thành từ những quyết sách tình thế của nhà nước quốc gia để xử lý những tình huống khẩn cấp vì lợi ích chính đáng của quốc gia ấy.

Dịch bệnh lần này làm cho cả thế giới chững lại để đối phó và đẩy lùi dịch bệnh, nhưng đồng thời cũng còn để tỉnh táo và thực tế suy ngẫm về gây dựng tương lai cho thế giới sau đại dịch.

covid 19 the gioi the nao sau dich benh Hai kịch bản Covid-19 tác động đối với nền kinh tế Mỹ

TGVN. Theo CNN, từ khi dịch Covid-19 lây lan, giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ đã rơi tự do. Giá dầu cũng đang ...

covid 19 the gioi the nao sau dich benh WHO tại Việt Nam cảm ơn những người hùng thầm lặng trong cuộc chiến chống Covid-19

TGVN. Trong đoạn clip ngắn, Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam (WHO) gửi lời cảm ơn chân thành đến những người hùng thầm ...

covid 19 the gioi the nao sau dich benh Dịch Covid-19: Truyền thông quốc tế đánh giá cao hiệu quả kiểm soát dịch của Việt Nam

TGVN. Trang scoopwhoop.com của Ấn Độ ngày 17/3 đăng bài bình luận nhận định Việt Nam là một trong những ví dụ thành công nhất ...

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ô nhiễm tiếng ồn không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là người dân sống ở thành thị. Tình trạng này ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe ...
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, quận Hoàn Kiếm kéo dài thời gian hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn quận tới 6 ngày, từ 26/4 đến hết ...
Cặp đôi sinh non cùng ngày trong bệnh viện nên duyên sau gần 30 năm

Cặp đôi sinh non cùng ngày trong bệnh viện nên duyên sau gần 30 năm

Từ hai đứa trẻ sinh non tại cùng một bệnh viện vào năm 1994, giờ đây họ là cặp vợ chồng hạnh phúc, vừa chào đón con đầu lòng.
Tìm thấy hóa thạch rùa khổng lồ cổ đại đã tuyệt chủng 57 triệu năm

Tìm thấy hóa thạch rùa khổng lồ cổ đại đã tuyệt chủng 57 triệu năm

Các nhà cổ sinh vật học vừa phát hiện hóa thạch rùa khổng lồ niên đại 57 triệu năm trước ở Colombia.
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Phiên chợ là sự kết hợp giữa không gian hội chợ, không gian vui chơi gắn với các hoạt động văn hóa đặc trưng của phiên chợ vùng cao ngay ...
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động