TIN LIÊN QUAN | |
Dịch Covid-19: Làm thế nào để ngăn đại dịch thông tin? | |
Châu Phi: Chưa phải Covid-19, châu chấu mới là đại dịch nguy hiểm |
Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Thrive Global) |
Theo WHO, kể từ khi bùng phát hồi cuối tháng 12/2019, dịch Covid-19 do chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) đã lây lan nhanh chóng ra hơn 121.000 người trên toàn thế giới.
Bệnh Covid-19 được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào cuối năm 2019. Sau đó, dịch đã lan ra 31 tỉnh, thành của Trung Quốc. Đến nay, 106 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn cầu ghi nhận trường hợp mắc bệnh.
Trước đó, ngày 24/2, phát ngôn viên của WHO Tarik Jasarevic cho biết, do không còn quy trình tuyên bố đại dịch toàn cầu, nên dịch Covid-19 vẫn là tình trạng khẩn khẩn cấp y tế toàn cầu.
Thế nhưng, vào ngày 11/3, WHO đã chính thức tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu.
Đại dịch là gì?
Đại dịch hay Pandemic là một từ có nguồn gốc từ Hy Lạp. Trong đó Pan ("tất cả") và demos ("người"), là thuật ngữ được sử dụng bởi các chuyên gia về bệnh khi dịch bệnh lây lan tới nhiều quốc gia và lục địa cùng một lúc. Bất chấp nỗi sợ hãi toát lên từ tên gọi của nó, "đại dịch" đề cập sự lây lan của một căn bệnh, không phải chỉ bởi mức độ lây lan của nó mà còn là sự nguy hiểm của nó đối với toàn cầu.
Việc WHO tuyên bố Covid-19 là một đại dịch không thay đổi bản chất của nó. Virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh Covid-19 vẫn nguy hiểm như vậy. WHO định nghĩa thuật ngữ này là "sự bùng phát của mầm bệnh mới lây lan dễ dàng truyền từ người này sang người khác trên toàn cầu".
Điều này có nghĩa là dịch bệnh sẽ chỉ được gọi là "đại dịch" khi nó lan rộng, ở một số quốc gia hoặc lục địa và ảnh hưởng đến một số lượng lớn người. Bệnh đó cũng phải là một bệnh có khả năng nhiễm - và khả năng rất lớn ảnh hưởng đến nhiều người trên thế giới. Trong trường hợp không phải là bệnh truyền nhiễm thì đó không phải là một đại dịch.
WHO phân biệt dịch bệnh với đại dịch như nào?
Những ca bệnh liên quan đến việc du khách bị nhiễm bệnh ở nước ngoài sau đó quay về nước, hoặc chính người này lây bệnh cho những người xung quanh (còn được gọi là “ca nhiễm đầu” hay “bệnh nhân số 0”), không được WHO coi là một tác nhân gây ra đại dịch. Cần phải có một đợt lây nhiễm thứ hai từ người sang người trong toàn cộng đồng, ở quy mô địa lý lớn hơn, ảnh hưởng đến rất nhiều người.
Một khi WHO tuyên bố đại dịch, nhiều khả năng sự lây lan trong cộng đồng sẽ xảy ra, khi đó các chính phủ và hệ thống y tế của những nước đó cần đảm bảo rằng họ đã sẵn sàng để chống dịch.
Mặc khác, dịch bệnh là sự gia tăng đột ngột của một căn bệnh, xuất hiện duy nhất ở một quốc gia hoặc một khu vực nhất định.
Khi nào thì tuyên bố có đại dịch?
Chỉ có WHO mới được quyền tuyên bố đại dịch. Tuy nhiên, việc tuyên bố đại dịch không có cấp độ chính thức nhất định nào và WHO cũng không sử dụng hệ thống phân cấp cũ như hồi năm 2009, kể cả khi số lượng người tử vong, nhiễm bệnh và số lượng quốc gia bị ảnh hưởng có nhiều đến mấy.
Ví dụ, dịch SARS năm 2003 không được WHO tuyên bố là đại dịch mặc dù nó gây ảnh hưởng tới 26 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, dịch bệnh này đã được ngăn chặn nhanh chóng và chỉ một số ít nơi bị ảnh hưởng đáng kể, bao gồm Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Singapore và Canada.
Tuy nhiên, việc tuyên bố một đại dịch có thể gây ra hoảng loạn trên mức độ toàn cầu, khiến mục đích nâng cao nhận thức của thế giới bị ảnh hưởng. Năm 2009, khi thế giới còn đang phân vân về việc có nên tuyên bố dịch cúm lợn, hay H1N1, là một đại dịch hay không thì đã gây ra một sự hoảng loạn không cần thiết, khiến hệ thống y tế khẩn cấp bị quá tải, và các chính phủ đã phải chi quá nhiều tiền cho thuốc chống virus.
Quá trình điều trị thực tế cho thấy, đa số các ca nhiễm virus corona chủng mới đều có triệu chứng nhẹ và hầu hết những người nhiễm đều hồi phục trong 6 ngày.
Thế giới sẽ phải đối mặt với đại dịch Covid-19 ra sao?
WHO đã nhấn mạnh, việc sử dụng từ “đại dịch” không khiến những lời khuyên phòng chống dịch của tổ chức này thay đổi. WHO vẫn thúc giục các quốc gia phát hiện, kiểm tra, điều trị, cô lập, truy tìm các ca nhiễm và vận động người dân.
Tiến sĩ Nathalie MacDermott, giảng viên khoa lâm sàng tại King’s College London (Anh) cho biết: “Việc chuyển thuật ngữ không làm thay đổi thực tế rằng, trong nhiều tuần qua, các quốc gia đã được WHO khuyến cáo chuẩn bị cho một đại dịch tiềm tàng và hy vọng rằng họ đã thực hiện nghiêm túc việc này... Tuy nhiên, việc sử dụng thuật ngữ này làm nổi bật việc hợp tác chặt chẽ và cởi mở giữa các quốc gia trên thế giới với nhau để tạo thành một mặt trận thống nhất, cùng nhau kiểm soát tình hình đại dịch trong thời gian ngắn nhất”.
| Tổng thống Trump phát biểu về Covid-19, cấm nhập cảnh Mỹ từ châu Âu TGVN. Trong bài phát biểu được truyền hình trực tiếp ngày 12/3 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo, nước này sẽ ... |
| WHO chính thức tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu TGVN. Ngày 11/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do chủng mới của ... |
| Dịch Covid-19: Nhật Bản ghi nhận 45 ca nhiễm mới, Israel tuyên bố đại dịch tồi tệ nhất trong 100 năm TGVN. Tính đến 10h30 (giờ địa phương) ngày 8/3, số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 tại Nhật Bản đã tăng thêm 45 ... |