Nhỏ Bình thường Lớn

‘Cú đánh’ Covid-19 vào nền kinh tế Trung Quốc nghiêm trọng hơn dự báo

TGVN. Dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 kéo dài đã khiến hoạt động sản xuất của Trung Quốc giảm mạnh trong tháng 2/2020 và chỉ số quản lý thu mua sản xuất (PMI) giảm xuống mức thấp nhất từ trước đến nay.
TIN LIÊN QUAN
cu danh covid 19 vao nen kinh te trung quoc nghiem trong hon du bao Dịch Covid-19 có dẫn đến thảm họa kinh tế toàn cầu?
cu danh covid 19 vao nen kinh te trung quoc nghiem trong hon du bao Trung Quốc khắc phục tình trạng gián đoạn nguồn cung thực phẩm do dịch Covid-19
cu danh covid 19 vao nen kinh te trung quoc nghiem trong hon du bao
Các công nhân mặc đồ bảo hộ, đeo khẩu trang khi làm việc tại một nhà máy của Trung Quốc. (Nguồn: Market Watch)

PMI giảm mạnh

Tờ Liên hợp buổi sáng (Singapore) có chi nhánh ở Hong Kong (Trung Quốc) cho thấy, chỉ số quản lý thu mua sản xuất (PMI) của Trung Quốc trong tháng 2 vừa qua đã giảm mạnh so với tháng trước.

Đây là số liệu chính thức đầu tiên được Trung Quốc công bố, phản ánh tác động của dịch Covid–19 do virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới kể từ sau khi dịch bệnh này bùng phát. Mặc dù chỉ số liên quan xấu đi không có gì bất ngờ nhưng tình hình đã nghiêm trọng hơn dự báo của thị trường.

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc giảm mạnh trong tháng 2 và PMI giảm xuống mức thấp nhất từ trước đến nay, làm gia tăng mối lo ngại về ảnh hưởng của Covid-19 đối với nền kinh tế Trung Quốc.

Chỉ số PMI do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố ngày 29/2 vừa qua cho thấy trong tháng 2 đã giảm mạnh từ 50 (trong tháng 1) xuống còn 35,7. PMI lấy 50 làm đường phân giới, trên 50 thể hiện toàn bộ các ngành nghề đang mở rộng, dưới 50 phản ánh sự co lại về tổng thể.

Trong đó, chỉ số PMI của các ngành sản xuất như sợi hóa học, thiết bị thông dụng, thiết bị chuyên dụng, ô tô… đều giảm xuống dưới 30. Với các ngành chế biến thực phẩm nông-lâm-ngư và gia súc, thức ăn và đồ uống đảm bảo nhu cầu cuộc sống cơ bản, PMI vẫn duy trì ở mức trên 42. Ngành sản xuất dược liệu đảm bảo về sức khỏe y tế và khám chữa bệnh, PMI ở mức 39,7, cao hơn mức chung của ngành sản xuất.

PMI ở các ngành phi sản xuất cũng giảm xuống mức kỷ lục, còn 29,6 trong tháng 2 so với 54,1 trong tháng 1. Điều này cho thấy ảnh hưởng của Covid-19 đối với các ngành nghề liên quan đã trở nên nghiêm trọng hơn. Trong đó, nhu cầu các ngành tiêu dùng mang tính tập trung đông người như giao thông vận tải, khách sạn, ăn uống, du lịch và dịch vụ dân cư, vốn “đứng mũi chịu sào” trong dịch bệnh, đã sụt giảm mạnh, PMI trong các lĩnh vực liên quan giảm xuống dưới 20.

Trong tháng 2 vừa qua, PMI tổng hợp chỉ ở mức 28,9, giảm mạnh 24,1 điểm so với tháng trước, cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Trung Quốc đã chậm lại rõ rệt.

cu danh covid 19 vao nen kinh te trung quoc nghiem trong hon du bao

Kinh tế thế giới bắt đầu cảm nhận "cơn gió lạnh" Vũ Hán

TGVN. Từ thương chiến với Mỹ, kinh tế sụt giảm, rồi lại dịch bệnh do virus corona, Bắc Kinh đang rơi vào thế "họa vô ...

Tác động khó đoán định

Tiến sĩ Trương Vũ Đào, chuyên gia phân tích vĩ mô thuộc Viện Nghiên cứu Ngân hàng Dân sinh (Trung Quốc), chỉ rõ dữ liệu trên “cho thấy dịch bệnh trong ngắn hạn đã gây ra tác động lớn đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp Trung Quốc”.

Tuy nhiên, ông cho rằng, với việc dịch bệnh ngày càng được kiểm soát tích cực, trọng tâm chính sách sẽ chuyển hướng sang phòng ngừa tác động tiêu cực của dịch bệnh, duy trì hoạt động ổn định của nền kinh tế xã hội, nới lỏng các hạn chế về lưu thông đi lại, tỉ lệ phục hồi lao động sản xuất và việc làm tăng lên, tiêu dùng của người dân và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dần khôi phục, PMI trong tháng 3 có triển vọng phục hồi đáng kể.

Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức Trung Quốc giấu tên tại Washington (Mỹ) cho biết, nền kinh tế Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nặng nề trong quý I/2020 do việc đình công trên diện rộng bởi Covid-19 lây lan với tốc độ chóng mặt. Tuy nhiên, quan chức này cho rằng trừ phi tình hình dịch bệnh xấu đi, nền kinh tế Trung Quốc sẽ có thể phục hồi nhanh chóng.

Theo dự báo trước đó của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2020 sẽ chậm lại ở mức 5,4% (so với 6,1% trong năm 2019). Một số chuyên gia lo ngại rằng sau khi dịch bệnh lan ra nhiều quốc gia, nguy cơ bùng phát dịch trên toàn cầu sẽ tăng lên và tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế các nước trong thời gian tới là rất khó đoán định.

Các bộ, ngành của Trung Quốc gần đây đã đưa ra một loạt biện pháp để giải vây cho nền kinh tế trong nước, thúc đẩy việc phục hồi sản xuất của các doanh nghiệp. Tính đến ngày 25/2, kết quả cuộc khảo sát giám đốc kinh doanh của các doanh nghiệp trên toàn quốc cho thấy, tỷ lệ phục hồi hoạt động của các doanh nghiệp lớn và vừa là 78,9%, trong đó, tỷ lệ phục hồi của các doanh nghiệp sản xuất lớn và vừa là 85,6%.

cu danh covid 19 vao nen kinh te trung quoc nghiem trong hon du bao

Dịch Covid-19 'phủ bóng đen' lên thị trường lao động Trung Quốc

TGVN. Thời điểm sau Tết Nguyên đán vốn là thời điểm “vàng” của thị trường lao động Trung Quốc, đặc biệt cao điểm vào tháng ...

cu danh covid 19 vao nen kinh te trung quoc nghiem trong hon du bao

Trung Quốc hắt hơi, cả thế giới bắt đầu cảm lạnh

TGVN. Virus corona chủng mới (COVID-19) mang đến sự run sợ cho con người… nhưng chính nó giúp phơi bày những điểm yếu cần phải ...

cu danh covid 19 vao nen kinh te trung quoc nghiem trong hon du bao

Khi Trung Quốc "lâm bệnh"

TGVN. Theo trang mạng Atimes.com, dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (2019-nCoV) bùng phát ở Trung Quốc đã khiến nhiều ...

Vi Vi (theo Liên hợp buổi sáng)