Cục diện Mỹ Latinh mới: Lợi cả đôi đường(Kỳ cuối)

Ở châu Phi, việc Trung Quốc tăng cường đầu tư vào khai khoáng và dầu mỏ khiến một số nước cho rằng Trung Quốc đã trở thành một thế lực mới. Nhưng ở Mỹ Latinh, Trung Quốc chỉ là một trong số nhiều nhà đầu tư nước ngoài...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ảnh: Theo Tân Hoa Xã

Dầu mỏ và nguyên liệu

 

Cho đến nay đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ Latinh chủ yếu tập trung vào khai khoáng và dầu mỏ. Toromocho chỉ là một trong số ba nhà đầu tư lớn trong các dự án khai thác đồng tại Peru. Các công ty Trung Quốc trở thành những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất trong ngành dầu mỏ tại Ecuador. Tuy nhiên, đầu  tư của Trung Quốc vào Venezuela mới gây chú ý nhiều nhất. Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đầu tư 2/3 trong tổng số vốn cổ phần 12 tỷ USD của các dự án đầu tư tại Venezuela, hầu hết là dự án dầu mỏ.

 

Lâu nay, Mỹ vẫn là nhà nhập khẩu dầu mỏ chủ yếu của Venezuela, với khoảng 10% dầu mỏ nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Petroleos de Venezuela (PDVSA), một công ty quốc doanh độc quyền về dầu mỏ của Venezuela, cung cấp dầu mỏ cho nhà phân phối Citgo (Mỹ) nhưng Citgo lại có một số nhà máy lọc dầu được thiết kế chuyên để xử lý dầu thô nặng của Venezuela. Sự phụ thuộc lẫn nhau này khiến Tổng thống Venezuela Hugo Chavez không hài lòng. Ông đã nhiều lần nói rằng ông muốn chuyển sang hợp tác và cung cấp dầu cho Trung Quốc mặc dù chi phí vận chuyển sẽ đắt đỏ hơn nhiều. Xuất khẩu dầu Venezuela vào Trung Quốc đã tăng lên mức 398.000 thùng/ngày. PDVSA tuyên bố muốn tăng con số này lên mức 500.000 thùng/ngày từ nay đến tháng 12 tới. Mục tiêu này chỉ có thể đạt được nếu cắt giảm xuất khẩu dầu sang Mỹ.

 

Ở châu Phi, việc Trung Quốc tăng cường đầu tư vào khai khoáng và dầu mỏ khiến một số nước cho rằng Trung Quốc đã trở thành một thế lực mới. Nhưng ở Mỹ Latinh, Trung Quốc chỉ là một trong số nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Sau sự khởi đầu “sốc nổi”, các công ty dần nhận ra những quan ngại của người bản địa. Tại Peru là một ví dụ. Shougang là công ty Trung Quốc đầu tiên mua mỏ quặng sắt tại đây năm 1992. Công ty này mang theo 350 nhân viên Trung Quốc và điều này đã khiến người Peru phản ứng gay gắt. Ngược lại, Tormocho chỉ có 4 nhà quản lý người Trung Quốc và một giám đốc điều hành người Canada. Peru là nước Mỹ Latinh thứ hai, sau Chile, ký hiệp định tự do thương mại với Trung Quốc, với hy vọng sẽ khuyến khích đầu tư của Trung Quốc vào nước này, đặc biệt là trong các dự án xây dựng hạ tầng giao thông như cảng Callao và các cảng khác.

 

Tuy nhiên, hình thức thương mại và đầu tư của Trung Quốc khiến một số nước Mỹ Latinh lo ngại rằng khu vực này sẽ chuyên môn hóa về sản xuất nguyên liệu cho Trung Quốc và điều này có thể ảnh hưởng xấu tới hệ thống thương mại của họ. Trong khi hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ Latinh đa dạng về chủng loại thì hàng hóa mà họ nhập khẩu lại chủ yếu là nguyên liệu. 2/3 hàng hóa Brazil xuất khẩu vào Trung Quốc là đậu nành và phôi thép, 10% là dầu thô. Bản thân chuyên môn hóa không có “tội tình” gì nhưng khi nhiều công ty Trung Quốc vượt các đối thủ Mỹ Latinh thì các chính phủ Mỹ Latinh bắt đầu chú trọng hơn tới việc nâng cao sức cạnh tranh cho các hãng sản xuất của mình, chủ yếu là thông qua chính sách công nghiệp.

 

Kinh doanh và chính trị

 

Chính phủ Trung Quốc khẳng định rằng Bắc Kinh tăng cường quan hệ với các nước Mỹ Latinh vì họ đồng quan điểm về một thế giới đa cực và có lợi ích kinh tế chung. Đại sứ Trung Quốc tại Brazil, Qiu Xiaoqi, tuyên bố: “Chúng tôi không tìm kiếm ảnh hưởng. Chúng tôi đã nhiều lần khẳng định với Mỹ rằng quan hệ của chúng tôi với các nước Mỹ Latinh không phải là mối đe dọa với bất cứ nước nào”.

 

Mặc dù Trung Quốc và các nước Mỹ Latinh thường xuyên trao đổi các đoàn cấp cao và quan tâm tìm hiểu lẫn nhau nhưng quan hệ hai bên khó có thể gọi là gần gũi. Không có chuyến bay trực tiếp nào giữa Trung Quốc và Mỹ Latinh. Có rất ít người Trung Quốc am tường về khu vực này. Tuy nhiên, không sớm thì muộn, việc tăng cường quan hệ kinh tế của Trung Quốc với Mỹ Latinh cũng sẽ dẫn đến sự phân nhánh về địa chính trị, đặc biệt là trong bối cảnh đang có sự vận động mạnh mẽ trong nội bộ khu vực, điển hình là sự phát triển của các chính phủ bài Mỹ.

 

Venezuela dưới thời Tổng thống Chavez không chỉ tăng cường quan hệ với Trung Quốc mà còn có mối quan hệ gần gũi với Nga và Iran. Trong thời Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã hỗ trợ tài chính cho Cuba, ủng hộ các phong trào và chính phủ cánh tả trong khu vực. Năm ngoái, Dmitri Medvedev trở thành Tổng thống Nga đầu tiên thăm Mỹ Latinh kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Nga cũng cử một hạm đội hải quân tới Caribbe tham dự cuộc diễn tập chung với Venezuela và Cuba. Đây là hành động đáp trả việc Mỹ cử hải quân hỗ trợ cho Gruzia trong cuộc chiến với Nga tháng 8/2008.

 

Lợi ích của Nga tại Mỹ Latinh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực buôn bán vũ khí. Từ 2005 đến 2008, Venezuela đã tiêu tốn 4,4 tỷ USD để mua vũ khí của Nga, trong đó có 24 máy bay chiến đấu Sukhoi. Năm ngoái khi giá dầu thế giới trượt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế dầu mỏ Venezuela, Nga đã đề nghị cho Caracas vay 1 tỷ USD để mua vũ khí. Nhằm đáp trả lại thỏa thuận cho phép Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự tại nước láng giềng Colombia, trong chuyến thăm Nga vừa qua, Tổng thống Chavez đã đề nghị mua của Nga một “tiểu đoàn tăng thiết giáp”. Venezuela còn mua 100.000 súng máy Kalashnikov và dây chuyền sản xuất loại súng này.

 

Tổng thống Chavez cũng nỗ lực để làm hài lòng người đồng nhiệm Iran Mahmoud Ahmadinejad. Trong chuyến thăm Iran năm 2007, hai ông đã tuyên bố xây dựng một “Trục đoàn kết” chống lại Mỹ, đồng thời thảo luận về hợp tác hạt nhân. Venezuela, Cuba và Syri là ba nước duy nhất ủng hộ chương trình hạt nhân của Iran trong lần biểu quyết năm 2006 tại Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). Tổng thống Ahmadinejad tới thăm Mỹ Latinh 2 lần, đồng thời mở đại sứ quán tại Chile, Colombia, Ecuador, Nicaragua và Uruguay. Theo chương trình đầu tư do chính phủ hai nước bảo trợ, các công ty Iran đang sản xuất xe tải và ô tô tại Venezuela và xây dựng nhà ở cho người nghèo.

 

Tháng 8/2009, Iran đề nghị cho Bolivia vay 280 triệu USD, đồng thời đầu tư 200 triệu USD xây dựng hai nhà máy xi măng và 3 nhà máy sữa. Tổng thống Ahmadinejad cũng cam kết viện trợ 1 tỷ USD cho Nicaragua và đầu tư vào ngành dầu mỏ của Ecuador. Tuy nhiên, vốn giải ngân cho các dự án đầu tư của Iran tại Venezuela chưa nhiều.

 

Việc Iran tăng cường quan hệ với các chính phủ cánh tả Mỹ Latinh chủ yếu nhằm tranh thủ các nước này trên các diễn đàn quốc tế và trả đũa chính sách cứng rắn của Mỹ đối với chương trình hạt nhân của Tehran. Một số nhà phân tích lại cho rằng nguyên nhân là do ở Venezuela có nhiều người ủng hộ nhóm vũ trang Hezbollah (Lebanon). Tòa án Argentina đã ra lệnh bắt 7 quan chức Iran và một thành viên nhóm Hezbollah có liên can đến vụ đánh bom Đại sứ quán Israel tại Buenos Aires năm 1992 và vụ đánh bom Trung tâm Sinh hoạt cộng đồng Do Thái năm 1994 khiến 114 người thiệt mạng và hơn 500 người bị thương. Tuy nhiên chưa có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy ở Mỹ Latinh có sự hiện diện của những phần tử khủng bố được Iran ủng hộ.

 

Trung Quốc xem những khó khăn của ông Chavez và đồng minh là vấn đề phức tạp chứ không phải là vấn đề có thể tranh thủ. Ông Pan Wei, nhà chính trị học thuộc trường Đại học Bắc Kinh, cho rằng “Trung Quốc không thực sự quan tâm tới chủ nghĩa cấp tiến. Bắc Kinh không muốn làm phức tạp thêm những rắc rối chính trị tại khu vực và cũng không muốn có sự hiện diện của quân đội Trung Quốc tại đây”.

 

Trung Quốc đã có những bước đi táo bạo về ngoại giao nhưng cũng tạo ra xung đột về lợi ích. Một mặt Bắc Kinh muốn phát triển quan hệ chiến lược với Washington nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu và tranh thủ sự đồng thuận của Mỹ trên các diễn đàn quốc tế nhưng mặt khác Trung Quốc cũng không muốn để mất lợi ích dầu mỏ từ Venezuela. Liệu Trung Quốc có đủ khôn khéo để điều hòa được xung đột này hay không?

 

Trọng Phú(Theo Economist)


Cục diện Mỹ Latinh mới Kỳ 1: Khuấy động

Đọc thêm

Toyota Corolla Cross 2024 chính thức có mặt tại đại lý, giá từ 820 triệu đồng

Toyota Corolla Cross 2024 chính thức có mặt tại đại lý, giá từ 820 triệu đồng

Toyota Corolla Cross 2024 chính thức có mặt tại các đại lý để bàn giao đến tay khách hàng Việt. Xe được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan.
Canada đề xuất dự luật chống sự can thiệp của nước ngoài

Canada đề xuất dự luật chống sự can thiệp của nước ngoài

Chính phủ Canada công bố một dự luật được mong đợi từ lâu nhằm hạn chế sự can thiệp của nước ngoài vào đời sống chính trị của quốc gia ...
Cách xem ảnh trên iCloud bằng điện thoại, máy tính đơn giản nhất

Cách xem ảnh trên iCloud bằng điện thoại, máy tính đơn giản nhất

Bạn đang muốn xem ảnh trên iCloud nhưng chưa biết phải làm cách nào. Bài viết này sẽ hướng dẫn chia tiết từng bước cách xem ảnh trên iCloud một ...
Chiến thắng Điện Biên Phủ - 'Thiên sử vàng' trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược

Chiến thắng Điện Biên Phủ - 'Thiên sử vàng' trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là thắng lợi lớn nhất của quân đội và nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Apple sẽ nhanh chóng sửa lỗi báo thức trên iPhone

Apple sẽ nhanh chóng sửa lỗi báo thức trên iPhone

Apple cho biết đã biết về những sự cố mà người dùng iPhone gặp phải với tính năng báo thức và sẽ nhanh chóng khắc phục.
Triệu hồi xe Chery Omoda 5 tại Malaysia sau lỗi gãy trục sau

Triệu hồi xe Chery Omoda 5 tại Malaysia sau lỗi gãy trục sau

Hãng xe Trung Quốc vừa thông báo triệu hồi xe đối với mẫu Chery Omoda 5 tại thị trường Malaysia sau lỗi gãy trục sau khi đang di chuyển.
Canada đề xuất dự luật chống sự can thiệp của nước ngoài

Canada đề xuất dự luật chống sự can thiệp của nước ngoài

Chính phủ Canada công bố một dự luật được mong đợi từ lâu nhằm hạn chế sự can thiệp của nước ngoài vào đời sống chính trị của quốc gia này.
Có gì trong cuộc họp ba bên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch EC Ursula von der Leyen?

Có gì trong cuộc họp ba bên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch EC Ursula von der Leyen?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh, Bắc Kinh luôn tiếp cận mối quan hệ với EU từ góc độ chiến lược và lâu dài.
Argentina khẳng định không tìm kiếm xung đột với Anh, muốn siết tình thân cùng EU-NATO

Argentina khẳng định không tìm kiếm xung đột với Anh, muốn siết tình thân cùng EU-NATO

Argentina không tìm kiếm xung đột với Anh trong tranh chấp lãnh thổ mà sẽ thúc đẩy một tiến trình đàm phán lâu dài trong khuôn khổ hòa bình.
Nga sẽ hành động đáp trả tuyên bố đưa quân tới Ukraine của phương Tây, Mỹ nói gì?

Nga sẽ hành động đáp trả tuyên bố đưa quân tới Ukraine của phương Tây, Mỹ nói gì?

Nga thông báo sẽ tổ chức một cuộc tập trận, trong đó có khoa mục thực hành sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Hamas tuyên bố chấp nhận đề xuất ngừng bắn, Israel vẫn tấn công bằng xe tăng vào Đông Rafah

Hamas tuyên bố chấp nhận đề xuất ngừng bắn, Israel vẫn tấn công bằng xe tăng vào Đông Rafah

Phong trào Hồi giáo Hamas thông báo chấp thuận đề xuất ngừng bắn với Israel ở Dải Gaza sau gần 7 tháng xung đột.
Điểm tin thế giới sáng 7/5: Trung Quốc-Pháp-EU họp ba bên, tập trận trên Biển Đỏ, kết quả sơ bộ bầu cử Tổng thống Panama

Điểm tin thế giới sáng 7/5: Trung Quốc-Pháp-EU họp ba bên, tập trận trên Biển Đỏ, kết quả sơ bộ bầu cử Tổng thống Panama

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 7/5.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Phiên bản di động