TIN LIÊN QUAN | |
Triều Tiên công bố hình ảnh tên lửa Hwasong-15 | |
HĐBA LHQ họp khẩn về Triều Tiên |
Theo bà, mối đe dọa từ Triều Tiên đang gia tăng, và không ai hoài nghi việc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang ngày quyết tâm hơn trong tham vọng sở hữu sức mạnh hạt nhân.
Đại sứ Mỹ kêu gọi LHQ tăng cường trừng phạt Triều Tiên thông qua các biện pháp như tước bỏ những quyền và đặc quyền của Triều Tiên tại LHQ, trong đó có quyền bỏ phiếu; hối thúc các quốc gia cắt đứt mọi quan hệ ngoại giao và thương mại với Bình Nhưỡng. Bà Haley cũng kêu gọi Trung Quốc chứng tỏ vai trò lãnh đạo thông qua việc cắt đứt nguồn cung cấp dầu cho Triều Tiên.
Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Nikki Haley. (Nguồn: AP) |
Theo Đại sứ Mỹ, vụ phóng thử tên lửa của Bình Nhưỡng đã đưa cả thế giới đến sát miệng hố chiến tranh và Triều Tiên sẽ bị phá hủy hoàn toàn nếu như chiến tranh xảy ra. Tuy nhiên, bà Haley nhấn mạnh Mỹ không bao giờ muốn chiến tranh với Triều Tiên, song nếu như chiến tranh xảy ra, đó là điều tất yếu do những hành vi của Bình Nhưỡng như thế giới đã chứng kiến vừa qua.
Trước cuộc họp khẩn của HĐBA LHQ, quan chức phụ trách các vấn đề chính trị của LHQ ông Jeffrey Feltman ngày 29/11 đã gặp Đại sứ Triều Tiên Ja Song Nam để truyền tải thông điệp tới ông này rằng Bình Nhưỡng cần phải "chấm dứt việc có thêm bất kỳ động thái nào gây bất ổn định" sau khi nước này phóng thử tên lửa đạn đạo.
Phát biểu tại cuộc họp kín của Hội đồng Bảo an về vụ thử tên lửa đạn đạo tân tiến nhất từ trước đến nay của Triều Tiên, ông Feltman cho biết, trong cuộc gặp, ông đã nhấn mạnh rằng không có gì nguy hiểm cho hòa bình và an ninh trên thế giới như những gì đang diễn ra trên bán đảo Triều Tiên.
Trước đó cùng ngày, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đã lên án vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm xa của Triều Tiên, đồng thời hối thúc Bình Nhưỡng chấm dứt "các hành động gây bất ổn". Trong một tuyên bố đưa ra tại trụ sở của LHQ ở New York, Tổng Thư ký Guterres nhấn mạnh vụ phóng tên lửa của Triều Tiên là hành động rõ ràng cho thấy nước này vi phạm các nghị quyết của HĐBA LHQ, thể hiện thái độ phớt lờ của Bình Nhưỡng đối với quan điểm chung của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, Tổng Thư ký Guterres khẳng định sẵn sàng làm việc với các bên nhằm tìm hướng giải quyết, xoa dịu căng thẳng.
Cũng trong ngày 29/11, sau khi Bình Nhưỡng thử loại tên lửa mới, một quan chức Mỹ giấu tên cho biết quân đội nước này vẫn tự tin rằng ít nhất trong thời điểm này, họ vẫn có thể phòng thủ trước bất kỳ mối đe dọa tên lửa Triều Tiên nào. Quan chức giấu tên này cho biết Mỹ không thay đổi đánh giá rằng một loạt hệ thống phòng thủ tên lửa của nước này có thể ngăn chặn một vụ tấn công tên lửa của Triều Tiên, dù cam đoan này không thể được bảo đảm vô hạn. Quan chức này nhấn mạnh: "Tôi không nghĩ rằng họ có thể tấn công Mỹ bằng vũ khí hạt nhân vào thời điểm này".
Mỹ đã bỏ ra hàng thập kỷ và hàng tỷ USD để phát triển các công nghệ ngăn chặn một tên lửa đạn đạo hướng tới Mỹ, và quốc hội nước này đang chi thêm nhiều tỷ USD cho Lầu Năm Góc để tăng cường các nỗ lực này.
Phóng tên lửa thành công, Triều Tiên tuyên bố trở thành "quốc gia hạt nhân" Ngày 29/11, Triều Tiên tuyên bố đã đạt mục tiêu trở thành một "quốc gia hạt nhân" sau khi thử thành công một tên lửa ... |
NATO và EU quan ngại hành động phóng tên lửa của Triều Tiên Giới chức Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU) đã bày tỏ quan ngại về vụ phóng ... |
Triều Tiên phóng tên lửa: Tổng thống Mỹ và Hàn Quốc điện đàm khẩn Ngày 29/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Hàn Quốc Moon Moon Jae-In đã có cuộc điện đàm về vụ phóng tên ... |