Việt Nam với Liên hợp quốc:

Đại sứ Nguyễn Phương Nga: “Món quà” quý giá tại Liên hợp quốc

Phương Hà
TGVN. Trong những ngày hồi hộp chờ đợi tin vui đến từ cuộc bỏ phiếu ngày 7/6 tại Liên hợp quốc (LHQ), lựa chọn Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (nhiệm kỳ 2020 - 2021), trong đó Việt Nam là ứng cử viên duy nhất của nhóm châu Á - Thái Bình Dương, Báo TG&VN có cuộc trò chuyện với Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ nhiệm kỳ 2014-2018.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
dai su nguyen phuong nga mon qua quy gia tai lien hop quoc Đóng góp của Việt Nam để lại nhiều dấu ấn đậm nét tại Liên hợp quốc
dai su nguyen phuong nga mon qua quy gia tai lien hop quoc Tình hữu nghị đặc biệt và sâu sắc Việt - Nga trong ký ức Đại sứ Nguyễn Phương Nga

Thưa Đại sứ, bà kỳ vọng thế nào về cuộc bỏ phiếu ngày 7/6 sắp tới?

Chúng ta có cơ sở để lạc quan về kết quả tốt. Trước hết, niềm lạc quan đó xuất phát từ vị thế, uy tín ngày càng cao của Việt Nam. Việt Nam là một tấm gương sáng, được bạn bè quốc tế yêu mến, cảm phục, không chỉ bởi cuộc đấu tranh anh dũng giành độc lập dân tộc và những quyền cơ bản của con người, mà còn bởi thành tựu trong công cuộc đổi mới, vượt qua đói nghèo, hàn gắn vết thương chiến tranh, tái thiết đất nước, phát triển năng động, cũng như bởi truyền thống, đạo lý yêu chuộng hòa bình của người dân Việt Nam.

dai su nguyen phuong nga mon qua quy gia tai lien hop quoc
Đại sứ Nguyễn Phương Nga. (Ảnh: Tuấn Anh)

Trong thành tựu chung của đất nước, không thể không nhấn mạnh vai trò và đóng góp quan trọng của chính sách đối ngoại hoà bình, độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế mà Việt Nam kiên trì thực hiện thời gian qua.

Chúng ta đã chủ động hội nhập quốc tế, đóng vai trò tích cực trong ASEAN, APEC, ASEM, LHQ, Phong trào Không Liên kết, Cộng đồng Pháp ngữ và rất nhiều các tổ chức, diễn đàn đa phương khác, được các nước, nhất là các nước lớn, coi trọng và thúc đẩy quan hệ hợp tác. Việt Nam được nhìn nhận rộng rãi là một thành viên tích cực, có trách nhiệm của LHQ, ủng hộ tích cực chủ nghĩa đa phương, tuân thủ rất nghiêm túc Hiến chương LHQ và Luật pháp quốc tế. Việt Nam đã tham gia nhiều cơ quan hoạch định chính sách quan trọng của LHQ như Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế - Xã hội, Hội đồng Nhân quyền với nhiều đóng góp được đánh giá cao.

Việt Nam tích cực đóng góp vào các nỗ lực cấm phổ biến vũ khí hạt nhân và chống khủng bố, đã cử các sỹ quan tham mưu, bệnh viện dã chiến cấp 2 tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ. Kinh nghiệm của Việt Nam có được trong xử lý vấn đề nội khối ASEAN, trong khu vực (như tổ chức Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 tại Hà Nội) đã chứng tỏ Việt Nam có đủ năng lực để đóng vai trò trung gian hòa giải, tìm giải pháp khắc phục bất đồng, xung đột bằng biện pháp hòa bình.

Có thể nói, chúng ta được kỳ vọng đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong các vấn đề an ninh quốc tế. Ngày 25/5/2018, nhóm các nước châu Á - Thái Bình Dương tại LHQ đã nhất trí đề cử Việt Nam vào vị trí Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021. Việc chúng ta không có cạnh tranh là một lợi thế lớn. Tôi rất trông đợi Việt Nam trúng cử với số phiếu cao.

dai su nguyen phuong nga mon qua quy gia tai lien hop quoc
Ngày 17/5/2018, tại Trụ sở Liên hợp quốc, New York, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (giai đoạn 2014-2018) đã nộp lưu chiểu Văn kiện phê chuẩn Hiệp ước Cấm Vũ khí hạt nhân của Việt Nam cho Tổng Thư ký LHQ.

Nếu Việt Nam trúng cử, đây sẽ là vinh dự hết sức lớn của đất nước, song cũng đồng nghĩa với trách nhiệm nặng nề, nghĩa vụ của chúng ta đối với cộng đồng quốc tế, ngõ hầu đáp ứng được niềm trông đợi của các nước đã đặt niềm tin vào lá phiếu bầu chọn Việt Nam.

Tôi tin tưởng, khi trúng cử, Việt Nam sẽ đề xuất các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐBA, thúc đẩy đối thoại, góp phần tìm kiếm các giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột, xây dựng, củng cố hòa bình trong thời kỳ hậu xung đột, và thể hiện quan điểm, tiếng nói của các nước nhỏ vào các hoạt động của cơ quan này, làm cho HĐBA LHQ phục vụ tốt hơn, thiết thực và hiệu quả hơn lợi ích của mọi quốc gia, mọi người dân.

Đảm đương vị trí Đại diện thường trực của Việt Nam tại LHQ vào thời điểm ta được đề cử là ứng cử viên duy nhất của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cảm nghĩ của bà như thế nào?

Công cuộc vận động các nước ủng hộ Việt Nam vào vị trí Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ được chúng ta tiến hành rất sớm, ngay từ khi Việt Nam kết thúc nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực HĐBA 2008-2009, ở các cấp, ở cả trong nước và nước ngoài. Cùn với Phái đoàn thường trực của ta taị New York và các đon vị của Bộ Ngoại giao, tôi cũng bắt tay vào xúc tiến công tác vận động từ năm 2015, năm đầu của nhiệm kỳ công tác với mong muốn đạt được sự công nhận của Nhóm các nước châu Á - Thái Bình Dương trước khi mình kết thúc nhiệm kỳ tại New York.

Và tôi thực sự vỡ òa trong hạnh phúc khi tại cuộc họp hàng tháng ngày 25/5/2018, Nhóm các nước châu Á-Thái Bình Dương tại LHQ đã nhất trí đề cử Việt Nam, trước cả thời điểm chúng tôi phấn đấu đạt được là tại cuộc họp tháng 6/2018, trước khi tôi dự định rời New York. Đây là “món quà” hết sức quý giá đối với chúng tôi.

Đó là một trong những ngày đẹp nhất trong nhiệm kỳ công tác của tôi. Tất cả anh chị em đang công tác tại Phái đoàn và trong nước đều rất vui. Việc thông qua đề cử của Nhóm khu vực 13 tháng trước khi diễn ra cuộc bầu cử là chưa từng có tiền lệ. Thông thường, các nhóm khu vực chỉ thông qua các ứng cử viên 6 tháng trước khi bầu cử, hoặc trong một số trường hợp hãn hữu thì trước khoảng 9 tháng, hiếm có trường hợp nào trước một năm.

Việc đề cử này thể hiện sự ủng hộ và tín nhiệm cao của các nước trong khu vực dành cho Việt Nam. Đây là kết quả bước đầu quan trọng, tạo thuận lợi cho Việt Nam trong quá trình vận động các nước thành viên LHQ thuộc các khu vực khác.

Từng làm việc tại tổ chức đa phương lớn nhất thế giới này, với khối lượng công việc bề bộn và phức tạp nhất, bà nghĩ gì về công việc của mình ở đây?

Sống và làm việc tại LHQ bạn sẽ có được những được trải nghiệm thú vị và nhiều kỷ niệm sâu sắc. Bên cạnh những cuộc họp bàn về vấn đề đảm bảo hòa bình, an ninh còn vô vàn hoạt động về phát triển, về quyền con người, với mục tiêu cao cả là làm cho cuộc sống của mỗi người dân ngày một tốt đẹp hơn.

Hầu như tất cả các phái đoàn tại LHQ đều có rất nhiều sáng kiến, tổ chức nhiều sự kiện thể hiện nỗ lực của quốc gia mình nhằm xoá bất bình đẳng, thực hiện ý tưởng chủ đạo của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững là không để ai bị tụt lại phía sau.

Điều này rất phù hợp với Việt Nam, với sứ mệnh chung của những nhà ngoại giao. Phái đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động để bạn bè quốc tế biết đến Việt Nam không chỉ về truyền thống chống giặc ngoại xâm hay thành tựu phát triển kinh tế mà cả truyền thống nhân văn, luôn được biết đến như một giá trị cao đẹp trong xã hội Việt Nam, trong mỗi con người Việt Nam chúng ta.

Với bản thân mình, tôi luôn nghĩ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn để làm tròn sứ mệnh của một nhà ngoại giao. Tôi luôn biết ơn cuộc đời đã cho tôi cơ hội được làm công việc mà mình yêu thích, được sống và làm việc với những con người tuyệt vời. Không chỉ trong những tháng ngày ở LHQ, hay trong suốt sự nghiệp ngoại giao của mình, mà ngay cả lúc này, trên cương vị mới, với nhiệm vụ mới...

dai su nguyen phuong nga mon qua quy gia tai lien hop quoc Tôi tin Việt Nam có thể trúng cử với số phiếu cao vào Hội đồng Bảo an

Trả lời phỏng vấn TG&VN, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh cho rằng Việt Nam có thể trúng cử với số phiếu cao, ...

dai su nguyen phuong nga mon qua quy gia tai lien hop quoc Việt Nam với Liên hợp quốc: Đối tác tin cậy vì một nền hòa bình bền vững

TGVN. Việc Việt Nam ứng cử vào vị trí Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) nhiệm kỳ ...

dai su nguyen phuong nga mon qua quy gia tai lien hop quoc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Bảo an qua đánh giá của chuyên gia

TGVN. Đại sứ, chuyên gia, học giả của nhiều nước đều cho rằng, Việt Nam đang chuẩn bị tốt và ở vị trí thuận lợi ...

Phương Hà (thực hiện)

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 6/1/2025: Tiếp tục tăng, thị trường cạn nguồn cung, việc duy trì và sản xuất hồ tiêu ngày càng bị cạnh tranh

Giá tiêu hôm nay 6/1/2025: Tiếp tục tăng, thị trường cạn nguồn cung, việc duy trì và sản xuất hồ tiêu ngày càng bị cạnh tranh

Giá tiêu hôm nay 6/1/2025 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 148.000 – 150.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 6/1/2025: Giá vàng 'lặng lẽ' khởi động năm mới, 'cơn sóng' Bitcoin sẽ tiếp tục dâng trào vào 2025?

Giá vàng hôm nay 6/1/2025: Giá vàng 'lặng lẽ' khởi động năm mới, 'cơn sóng' Bitcoin sẽ tiếp tục dâng trào vào 2025?

Giá vàng hôm nay 6/1/2025: Giá vàng 'lặng lẽ' khởi động năm mới, ít ồn ào hơn những gì nó đạt được trong năm qua. Thay vào đó, giá Bitcoin ...
Xưởng sản xuất nhỏ nổi tiếng toàn cầu với loại giấy mỏng nhất thế giới

Xưởng sản xuất nhỏ nổi tiếng toàn cầu với loại giấy mỏng nhất thế giới

Công ty Hidakawashi ở Nhật Bản đã tạo ra loại giấy chỉ dày 0,02 mm, trọng lượng 1,6 gam trên một mét vuông, chinh phục cả những khách hàng khó ...
Tôn vinh cây quế - biểu tượng kinh tế, văn hóa của tỉnh Yên Bái

Tôn vinh cây quế - biểu tượng kinh tế, văn hóa của tỉnh Yên Bái

Lễ hội Quế lần thứ V vừa được tổ chức tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, nhằm tiếp tục đẩy mạnh, giới thiệu, quảng bá hình ảnh, sản phẩm ...
Hàng nghìn vận động viên cùng cam kết giảm phát thải carbon và bảo vệ môi trường sống

Hàng nghìn vận động viên cùng cam kết giảm phát thải carbon và bảo vệ môi trường sống

Bên cạnh những tấm huy chương, các vận động viên đều nhận được một cây xanh sau khi ký cam kết giảm phát thải, bảo vệ môi trường.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại Công an tỉnh Bình Phước

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại Công an tỉnh Bình Phước

Tổng Bí thư đề nghị Công an tỉnh Bình Phước phải thể hiện vai trò tiên phong trong rà soát, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong ...
Phát động cuộc thi tìm hiểu và thiết kế logo về quan hệ Việt Nam-Sri Lanka

Phát động cuộc thi tìm hiểu và thiết kế logo về quan hệ Việt Nam-Sri Lanka

Nhân dịp kỷ niệm 55 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Sri Lanka, các cuộc thi tìm hiểu và thiết kế logo về quan hệ song phương đã được phát động.
Điện chia buồn về vụ tấn công bằng xe tải tại Hoa Kỳ

Điện chia buồn về vụ tấn công bằng xe tải tại Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn gửi điện chia buồn đến Ngoại trưởng Hoa Kỳ khi được tin một vụ tấn công bằng xe tải tại thành phố New Orleans...
Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Togo Robert Dussey sắp thăm Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Togo Robert Dussey sắp thăm Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao, Hội nhập khu vực và Kiều dân nước Cộng hòa Togo Robert Dussey sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 7-10/1.
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình viếng và ghi sổ tang tưởng niệm cố Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình viếng và ghi sổ tang tưởng niệm cố Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình đến Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam viếng và ghi sổ tang tưởng niệm cố Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh.
Việt Nam bàn giao chức Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại Cuba cho Campuchia

Việt Nam bàn giao chức Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại Cuba cho Campuchia

Đại sứ quán Việt Nam tại Havana tổ chức Lễ bàn giao chức Chủ tịch Ủy ban ASEAN ở Cuba (ACHC) cho Đại sứ Campuchia.
Thanh niên ngoại giao tiếp tục xung kích, sáng tạo trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Thanh niên ngoại giao tiếp tục xung kích, sáng tạo trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Năm 2024, Đoàn Thanh niên Bộ Ngoại giao đã để lại nhiều dấu ấn trong triển khai các chương trình, hoạt động.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản khẩn trương tìm hiểu tình hình và hỗ trợ 2 công dân Việt Nam bị thương trong vụ nổ nhà máy sơn tại Osaka.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản xuống địa phương hỗ trợ, đồng hành giải quyết vụ việc một công ty Nhật Bản nợ lương người lao động Việt Nam.
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động